Em Bé Bị Sâu Răng Phải Làm Sao? Hình ảnh Và Cách Chữa Sâu Răng ...

Sâu răng là bệnh về răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em. Tình trạng em bé bị sâu răng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Cùng tìm hiểu cụ thể những thông tin cụ thể nhất về tình trạng trên qua bài viết sau đây.

  • 1. Những nguyên nhân nào khiến em bé bị sâu răng
  • 2. Dấu hiệu cho biết trẻ bị sâu răng
  • 3. Hình ảnh em bé bị sâu răng
  • 4. Tác hại của tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ
  • 5. Điều trị tình trạng sâu răng cho trẻ như thế nào
  • 6. Cách chữa sâu răng cho trẻ em đơn giản tại nhà
  • 7. Thuốc trị sâu răng ở trẻ em
  • 8. Cách phòng ngừa bệnh lý sâu răng cho trẻ em
  • 9. Em bé bị sâu răng ăn vào tủy phải làm sao
  • 10. Em bé bị sâu răng có nên hàn hay không
  • 11. Trẻ em bị sâu răng sữa cần làm gì
  • 12. Em bé bị sâu răng hàm
  • 13. Em bé bị sâu răng cấm phải làm sao
  • 14. Trẻ dưới 7 tuổi sâu răng phải làm sao

1. Những nguyên nhân nào khiến em bé bị sâu răng

Các nguyên nhân có thể dẫn đến sâu răng ở trẻ em có thể kể đến như:

– Thói quen ăn đồ ngọt.

– Sau khi ăn, vi khuẩn còn sót lại trên răng, kết dính với nước bọt và tạo thành mảng bám, phủ lên răng. Dần dần các loại vi khuẩn sẽ tiết ra men chuyển hóa thành phần chứa trong thức ăn thành một dạng axit, lâu ngày sẽ dẫn đến phá hủy khoáng, làm mất dần mô cứng và gây ra sâu răng.

– Vệ sinh răng miệng không đảm bảo: Nếu trẻ lười đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách sẽ khiến các mảng bám tích tụ dần trong miệng và gây ra sâu răng.

2. Dấu hiệu cho biết trẻ bị sâu răng

Cha mẹ nên lưu ý một số biểu hiện sâu răng ở trẻ như:

– Nhìn bằng mắt thường có thể thấy trên bề mặt răng có đốm màu trắng đục, nâu vàng hoặc xám.

– Trẻ bị ê buốt, đau nhức răng.

– Hơi thở của trẻ có mùi hôi, dù đã đánh răng cũng không hết.

3. Hình ảnh em bé bị sâu răng

Sâu răng ở trẻ em có thể ở mức độ nhẹ nhưng cũng không ít trường hợp trẻ bị sâu nặng, sâu vào tận tủy răng.

Em bé 3 tuổi bị sâu răng

Em bé 3 tuổi bị sâu răng

Sâu răng hàm ở trẻ em

Sâu răng hàm ở trẻ em

Trẻ bị sâu răng nghiêm trọng

Em bé bị sâu răng nghiêm trọng

Sâu răng gây mất thẩm mỹ

Sâu răng gây mất thẩm mỹ

Sâu răng ảnh hưởng đến chức năng của răng

Bé bị sâu răng toàn hàm

4. Tác hại của tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ

Tình trạng sâu răng ở trẻ nếu không được xử lý sớm sẽ gây ra rất nhiều tác hại như:

– Sâu răng lan vào tủy và dẫn tới viêm tủy.

– Gây tình trạng áp xe răng, hoại tử tủy,…

– Răng vĩnh viễn sau này dễ bị mọc lệch, ảnh hưởng đến cấu trúc hàm.

– Gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm hạch, viêm xoang hàm, viêm mô tế bào,…

– Ảnh hưởng đến chức năng nghiền nát thức ăn.

– Gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa.

– Ảnh hưởng đến phát âm.

5. Điều trị tình trạng sâu răng cho trẻ như thế nào

Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu cho biết, để điều trị tình trạng sâu răng ở trẻ, cha mẹ có thể sử dụng những biện pháp dưới đây:

– Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sâu răng ở trẻ, cha mẹ cần đưa con tới nha khoa thăm khám để tránh hiện tượng tổn thương lây lan sang các răng khác. Việc điều trị càng sớm sẽ giúp bảo tồn răng một cách tốt nhất, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

– Bôi gel flouride để lấp kín lỗ sâu: Với những trẻ bị sâu răng nghiêm trọng và cần nạo ngà răng vụn, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn, khử trùng và trám lỗ sâu.

– Tái khoáng cho răng bằng cách sử dụng canxi, photpho dạng gel cho vùng răng bị tổn thương.

– Trong trường hợp không thể bảo tồn răng được nữa, bắt buộc trẻ cần được nhổ bỏ răng hoặc thay tủy răng.

Đưa trẻ đến khám bác sĩ để được điều trị dứt điểm

Đưa trẻ đến khám tại nha khoa

6. Cách chữa sâu răng cho trẻ em đơn giản tại nhà

Có rất nhiều cách chữa sâu răng đơn giản mà cha mẹ có thể cho trẻ thực hiện tại nhà:

– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối hàng ngày để làm sạch khoang miệng, hạn chế sâu răng phát triển.

– Trị sâu răng cho trẻ nhỏ bằng tinh dầu đinh hương.

– Chữa bệnh sâu răng cho bé bằng lá hẹ.

– Sử dụng tỏi và húng quế để đẩy lùi cơn đau răng cho trẻ.

– Trị bệnh sâu răng cho trẻ em bằng lá ổi.

– Dùng lá lốt để diệt khuẩn, trị sâu răng.

– Chữa sâu răng cho trẻ bằng chanh tươi.

– Dùng lá trầu không để ngăn ngừa hôi miệng, sâu răng ở trẻ.

– Sử dụng lá bàng non như một phương pháp giúp hạn chế sâu răng hiệu quả.

– Chữa sâu răng cho trẻ bằng húng quế và hạt tiêu.

– Nghệ tươi mang lại công dụng kháng khuẩn, trị sâu răng.

– Trị sâu răng cho trẻ bằng hoa cúc.

– Chữa sâu răng cho trẻ nhỏ bằng vỏ xoài.

– Dùng gừng tươi để diệt khuẩn, giảm đau, giảm hôi miệng.

– Dùng tỏi giã nát đắp lên răng sâu để giảm đau nhức.

– Chườm lạnh để giảm cơn đau răng cho bé.

– Pha loãng dung dịch oxy già 3% cho trẻ súc miệng.

7. Thuốc trị sâu răng ở trẻ em

Những sản phẩm sau đây có tác dụng ngăn ngừa và điều trị sâu răng hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo:

– Thuốc trị sâu răng cho trẻ em Nha Chu Hoàn Vương.

– Chai thuốc nước Nhật Dương.

– Kem bôi trị sâu răng của Mỹ Enamel Pro® Varnish.

– Thuốc Cam Xanh chữa sâu răng.

– Thảo dược đặc trị đau răng, sâu răng của nhà thuốc Nam Hoàng.

– Chai xịt ngừa sâu răng Hamikea của Nhật Bản.

– Thuốc chữa sâu răng Vecni Fluor.

– Thuốc điều trị đau răng, sâu răng Zymafluor 0.25mg.

– Viên ngậm Sanofi Fluoretten.

– Viên ngậm giảm đau, chống sâu răng IgYGate DC-PG.

– Viên ngậm L8020.

– Kẹo ngậm ngăn ngừa bệnh lý sâu răng Pigeon.

– Que chấm trị sâu răng cho bé Enamelast.

– Viên ngậm điều trị sâu răng Sanofi Fluoretten.

– Viên ngậm phòng ngừa bệnh sâu răng cho trẻ Chuchu L8020.

– Thuốc chấm sâu răng cho em bé Bách Thảo Liên.

8. Cách phòng ngừa bệnh lý sâu răng cho trẻ em

Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

– Tạo thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên.

– Giám sát thói quen đánh răng cho đến khi bé khoảng 7 tuổi.

– Lựa chọn bàn chải vừa vặn để trẻ thoải mái chải mọi bề mặt của răng.

– Lựa chọn kem đánh răng có chứa fluoride phù hợp với trẻ nhỏ.

– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở kẽ răng.

– Tập cho bé thói quen uống nước mỗi khi ăn xong.

– Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột,…

– Tăng cường cho bé bổ sung rau củ, trái cây,…

Cách phòng ngừa sâu răng

Cách phòng ngừa sâu răng

9. Em bé bị sâu răng ăn vào tủy phải làm sao

Trẻ bị sâu răng ăn vào tủy là hiện tượng vi khuẩn tấn công và phá hủy lớp men và ngà răng, dẫn tới răng bị ăn mòn và phá hủy toàn bộ cấu trúc răng gây ra viêm tủy xương. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cha mẹ chủ quan, không đưa trẻ đi điều trị sâu răng sớm dẫn đến sâu lan đến tủy.

Để điều trị tình trạng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các nha khoa uy tín để thực hiện chữa tủy. Quy trình điều trị tủy tại nha khoa diễn ra như sau:

– Thăm khám và chụp X-quang: Công đoạn này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

– Sửa soạn ống tủy: Bác sĩ sử dụng một mũi khoan đặc biệt để tạo một lỗ nhỏ dẫn đến buồng tủy, tiến hành lấy tủy răng sau đó bơm rửa sạch sẽ buồng tủy và ống tủy.

– Trám ống tủy: Ống tủy sau khi làm sạch sẽ được trám bít cẩn thận.

10. Em bé bị sâu răng có nên hàn hay không

Hàn răng là một trong những biện pháp điều trị sâu răng hiệu quả và nên sử dụng cho trẻ bởi:

– Bảo toàn răng tối đa cho trẻ.

– Sau khi hàn, trám, răng sẽ trở lại hình dạng ban đầu và không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

– Đảm bảo thẩm mỹ.

– Tiết kiệm chi phí.

– Thời gian điều trị ngắn.

Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào trẻ cũng có thể thực hiện hàn răng. Nếu răng bị sâu quá nặng, sâu viêm vào tủy, mất, vỡ hoàn toàn thân răng,… thì việc nhổ bỏ răng sâu là việc không thể tránh khỏi.

Trẻ bị sâu có nên hàn răng

Trẻ bị sâu có nên hàn răng

11. Trẻ em bị sâu răng sữa cần làm gì

Sâu răng sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ em, để điều trị tình trạng này, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

– Trẻ bị sâu răng sữa mới chớm: Cha mẹ có thể sử dụng thuốc trị sâu răng để chấm vào chỗ bị sâu nhằm sát khuẩn, giảm đau cho trẻ. Sau đó đưa trẻ đến nha khoa thăm khám để tái khoáng hoặc nạo bỏ vết sâu răng.

– Trẻ bị sâu răng sữa nặng: Lúc này trẻ cần được loại bỏ phần sâu răng, sau đó hàn trám lỗ sâu để khôi phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ cho răng.

– Răng sữa bị sâu nghiêm trọng, không thể phục hình được nữa: Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu trong trường hợp này.

12. Em bé bị sâu răng hàm

Trẻ bị sâu răng hàm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh:

– Răng hàm mới chớm sâu: Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp hàn, trám răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

– Răng hàm bị tàn phá nặng nề: Cha mẹ cần cần nhắc đến việc nhổ bỏ răng sâu. Việc nhổ bỏ răng hàm bị sâu có thể chấm dứt cơn đau cho trẻ nhưng có thể ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Răng hàm bị nhổ sớm có thể khiến răng hàm vĩnh viễn mọc chèn vào vị trí của các răng khác, gây ảnh hưởng đến chức năng của răng cũng như vấn đề thẩm mỹ.

Trẻ em bị sâu răng hàm

Trẻ em bị sâu răng hàm

13. Em bé bị sâu răng cấm phải làm sao

Tùy vào mức độ sâu răng cấm nặng hay nhẹ của răng sâu mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị thích hợp.

– Nếu răng cấm của trẻ mới bị sâu, bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng men răng để răng của trẻ chắc khỏe hơn trước.

– Trường hợp răng cấm của trẻ đã bị sâu ở mức độ nặng và cấu trúc răng đã bị mẻ thì bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám răng sâu cho bé.

– Trong trường hợp răng cấm của trẻ đã bị sâu vào đến tủy răng gây viêm tủy, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy triệt để trước rồi mới tiến hành trám răng sâu, tái tạo hình thể của răng.

14. Trẻ dưới 7 tuổi sâu răng phải làm sao

Trẻ dưới 7 tuổi mắc sâu răng có thể được điều trị bằng các phương pháp như tái khoáng, hàn trám răng, thậm chí là nhổ bỏ răng. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sâu răng đầu tiên để kịp thời điều trị và khắc phục nhanh chóng. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp dựa vào tình trạng sâu răng cụ thể của trẻ.

Em bé bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng sau này. Điều quan trọng nhất trong phòng ngừa và điều trị sâu răng ở trẻ em là việc hình thành và duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên cho trẻ. Trong suốt quá trình này, cha mẹ nên theo dõi sát sao và lưu ý đến tình trạng của trẻ để kịp thời phát hiện những vấn đề về răng miệng.

Từ khóa » Hinh ảnh Răng Sâu