Em Hãy Giải Thích Câu Thành Ngữ “Bình Cũ Rượu Mới”
Có thể bạn quan tâm
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích câu thành ngữ “Bình cũ rượu mới” dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 7 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 7 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Chứng minh câu tục ngữ “Bình cũ rượu mới”
- 1. Giải thích câu thành ngữ “Bình cũ rượu mới” mẫu 1
- 2. Giải thích câu thành ngữ “Bình cũ rượu mới” mẫu 2
- 3. Giải thích câu thành ngữ “Bình cũ rượu mới” mẫu 3
1. Giải thích câu thành ngữ “Bình cũ rượu mới” mẫu 1
Thành ngữ “Bình cũ rượu mới” được sử dụng trong cuộc sống của chính chúng ta, nhưng dường như nó không được thông dụng trong đời sống nhiều lắm mà nó lại được thể hiện nhiều trong các sáng tác văn chương.
Trong tiếng Việt đa dạng của ta thì có rất nhiều những câu thành ngữ được nói đến như “bình cũ rượu mới chính là câu nói được dùng để nói về các tác phẩm văn nghệ dùng hình thức, thể tài, hay đó có thể chính là những thủ pháp cũ để diễn tả nội dung, đề tài, chủ đề mới hơn. Thành ngữ “Bình cũ rượu mới” là một hình ảnh so sánh rất hay.
Cơ cấu ý nghĩa của thành ngữ ta cần giải thích ở đây là “bình cũ rượu mới” lại như khá đơn giản. Nếu như chúng ta khai thác và lần theo tính biểu trưng của các từ “bình”, “rượu” thì chắc chắn cũng sẽ sáng rõ. Bình được biết đến chính là dụng cụ bằng sành, sứ có bầu chứa lại có miệng nhỏ và tùy theo cỡ cũng như kiểu mà người ta dùng để đựng vôi, đựng rượu hay có thể dùng để cắm hoa. Chính vì thế mà lại có được bình vôi, bình rượu, bình hoa. Ta dường như cũng thấy được bình trong thành ngữ này là bình rượu. Qủa thực đây là câu thành ngữ có giá trị biểu trưng, có giá trị biểu trưng cho "cái chứa đựng".
Còn đối với “rượu” lại như được biết đến chính là "cái được chứa đựng ở chính trong bình. Có lẽ rằng chính "Cái chứa đựng" và "cái được chứa đựng – “Bình” thực chất là cách nói về hình thức và nội dung. Và chính vì thế mà khi nói bình cũ rượu mới thì ai cũng có thể hiểu được là hình thức cũ, nội dung mới. Đặc biệt hơn ta như thấy được chính kiều đáng quan tâm là tại sao có bao nhiêu thứ "chứa đựng" và cả được "chứa đựng" khác nhau. Nhưng người viết chỉ chọn “bình” và “rượu” để có thể làm biểu trưng cho hình thức và nội dung? Lại thêm một khúc mắc nữa, tại sao thành ngữ bình cũ rượu mới lại thường chỉ hình thức nội dung của các tác phẩm văn nghệ mà thôi, chứ hoàn toàn không nhải là của cái gì trong xã hội?
Trước hết, để nói và hiểu được câu này ta như phải nói rằng, việc tìm ra 'một' liên hệ giữa nội dung và hình thức hay nói cách khác đó chính là giữa những "cái chứa đựng" và "cái được chứa dựng' không phải là chuyện dễ, nhất là khi trình độ dân trí chưa cao như những thời kỳ trước đây. Cũng không phải bất kì một ai trong xã hội cũng quan tâm đến điều này. Ta như thấy được dường như đó là công chuyện của tầng lớp thượng lưu, có học vấn trong xã hội.
Nhất là chính những tầng lớp này trong xã hội phần lớn là thi sĩ, thi sĩ những người am hiểu. Hơn nữa họ lại chính là những người có khả năng sáng tác, thưởng thức văn nghệ và cái thú của những thi nhân xưa là vừa làm thơ hay cả bình thơ. Thú vui của người xưa cũng chính là vừa uống rượu, ngắm trăng, xem hoa, nhàn đàm sự thế. Đối với họ, bình và rượu chính là những hình ảnh những cái thật gần gũi, quen thuộc và cũng đầy thi hứng Bình rượu túi thơ mà lại! Vậy đem ví thơ ca nói riêng, tác phẩm văn nghệ nói chung với bình rượu là hợp lệ nhất.
Người xưa thật tinh tế khi đã lấy bình để ví với hình thức tác phẩm, còn lại lấy rượu ví với nội dung tác phẩm thì chẳng những đúng mà còn nói được cái ý về quan hệ kế thừa giữa cái mới với cái cũ, giữa cái hiện đại với cái truyền thống cả. Thật là ý nghĩa biết bao nhiêu.
2. Giải thích câu thành ngữ “Bình cũ rượu mới” mẫu 2
Trong dân gian thì câu “Bình cũ rượu mới” là câu ít được sử dụng và ít người biết đến. Tuy nhiên nó mang ý nghĩa dùng để nói về những đặc điểm trong văn chương thông qua lối nói ví von, so sánh bằng những hình ảnh quen thuộc trên.
“Bình cũ rượu mới” được dùng để nói về tác tác phẩm văn chương nói riêng và nghệ thuật nói riêng. Trong đó là để biểu hiện về cái hình thức, đề tài, những thủ pháp nghệ thuật. Trong đó có những ý kiến từng dùng câu tục ngữ này để nói về nghệ thuật như: “Chúng ta có thể coi hình thức chuyển những bài hát thành tác phẩm nhạc đàn là một kiểu bình cũ rượu mới" (Văn luôn nghệ thuật, 8-1971).
"Nếu không sử dụng được ngay thì có thể cải tiến về nội dung theo cách bình cũ rượu mới" (văn nghệ, 4-1954). Để hiểu câu nói trên chúng ta cần giải thích nghĩa của các hình ảnh, từ được sử dụng trong câu. Trước hết “bình” là dụng cụ làm bằng sứ, sành, có bầu chứa và miệng nhỏ với nhiều kích cỡ khác nhau. “Bình” dùng để đựng nước, rượu, hay để cắm hoa… Mà “rượu” là một thức đồ uống có nồng độ cồn cao và dễ gây say. Mà bình có nhiều loại nhưng ở đây người ta muốn nói đến là bình rượu, bình để đựng các loại rượu khác nhau. Bình còn biểu trưng cho cái chứa đựng, dùng để chứa các vật khác còn rượu là cái bị chứa đựng. Xét về mặt văn chương nghệ thuật thì “bình” chính là hình ảnh ẩn dụ về hình thức còn rượu là hình ảnh biểu trưng cho nội dung. “Bình cũ rượu mới” ý chỉ rằng hình thức cũ nhưng nội dung mới.
Trong văn chương, nghệ thuật thì hình thức và nội dung là hai thứ không thể thiếu, đi liền với mỗi tác phẩm. Mà để tìm được mối liên hệ giữa nội dung và hình thức, cái vật chứa đựng và cái bị chứa đựng là một điều không dễ dàng gì. Khi ấy người ta phải có một khối lượng tri thức nhất định, có sự tìm tòi, so sánh, liên tưởng các vấn đề với nhau mới có thể đưa ra những nhận xét về mối liên hệ đó. Trong xã hội không phải ai cũng có nhu cầu thấy được mối liên hệ giữa nội dung và hình thức, không phải ai cũng quan tâm và tìm tòi vấn đề này. Đây dường như là mối quan tâm của những tầng lớp thượng lưu, hoặc tri thức trong xã hội.
Họ là người luôn muốn tìm hiểu ngọn ngành của mọi thứ, muốn thấy được mối tương quan, ảnh hưởng của nhiều thứ với nhau. Về mối quan hệ giữa hình thức và nội dung trong nghệ thuật mà đặc biệt là văn chương thì được tầng lớp thi sĩ, những người am hiểu văn hóa, nghệ thuật, có khả năng sáng tác đặc biệt lưu tâm. Những người có sở thích sáng tác thì quan tâm đến mối tương quan giữa hình thức và nội dung để sáng tạo ra cái của riêng mình. Ví như khi tìm hiểu về thơ Đường, một vị thi nhân thấy được cái hay, cái đặc sắc về thể thơ, về đặc trưng thi pháp thơ Đường nhưng người đó lại muốn sáng tác một tác phẩm mang đặc trưng của thơ Đường nhưng lại mang phong cách, dấu ấn của riêng mình.
Khi đó “bình cũ” là hình thức đặc trưng thi pháp còn “rượu mới” là nội dung phản ánh của tác phẩm đó. Trong thơ ca thì sự tiếp nối truyền thống, đặc trưng thi pháp của giai đoạn trước là sáng tạo thêm những đặc trưng về phong cách, ngôn ngữ của riêng mình để tạo ra cái riêng mang màu sắc cá nhân và thời đại. Có thể nói người xưa đặc biệt là những thi sĩ thường lấy ngâm thơ, uống rượu, ngắm trăng làm thú vui tao nhã, với họ thì “bình” và “rượu” là những thứ quen thuộc được sử dụng thường ngày. Nên đây cũng là những thứ mà có mặt trong thơ ca thời đó và chúng ta cũng không hề xa lạ khi sử dụng hai hình ảnh này để so sánh với văn chương.
“Bình cũ rượu mới” cho ta thấy cái nhìn sâu sắc về việc tiếp thu và phát triển văn chương trong các thời kỳ. Cái mới ra đời không có nghĩa là tự thân vận động, sản sinh ra cái hoàn toàn khác biệt mà là việc tiếp thu cái cũ và biến đổi dần dần. Đó chính là quan hệ kế thừa và phát triển không chỉ trong nghệ thuật mà còn cả trong xã hội.
3. Giải thích câu thành ngữ “Bình cũ rượu mới” mẫu 3
Kho tàng ca dao, tục ngữ mà cha ông ta để lại cho thế hệ sau của dân tộc là vô cùng bao la, rộng lớn. Không những vậy, ý nghĩa thực tiễn của nó không chỉ phù hợp với lối sống, lối tư duy của thời đại trước mà cho đến tận ngày nay, nó vẫn giữ nguyên được những giá trị cố hữu, như câu tục ngữ “Bình cũ rượu mới” là một ví dụ điển hình.
Ý nghĩa của câu tục ngữ “Bình cũ rượu mới” nhiều khi là cũng khá trừu tượng. Bởi vậy, không phải ai cũng có thể hiểu rõ được ý nghĩa thiết thực nhất mà câu tục ngữ mang lại. Bình đựng rượu ở đây ý chỉ dụng cụ bằng sành sứ, bình trong câu này là bình đựng rượu, biểu thị cho cái đựng rượu, chứa rượu. Rượu được đựng trong bình, được cất giữ trong bình. Bình và rượu, cái chứa đựng và được chứa đựng thực chất là nói đến mối quan hệ giữa bên ngoài và bên trong, giữa nội dung và hình thức. Bình cũ là chiếc bình đựng rượu đã lâu năm, được sử dụng để chưng cất rượu đã rất nhiều lần. Rượu mới là thứ rượu được cất mới nhất, mới được sản xuất. Hàm nghĩa của câu thực chất là muốn nói đến sự thay đổi mới mẻ của bản chất bên ngoài nhưng bản chất bên trong thì vẫn được giữ nguyên. Trong văn chương, câu “Bình cũ rượu mới” được vận dụng sử dụng rất nhiều. Người ta hay dùng để nói đến sự đổi mới trong văn chương, sự cải biên trong văn chương về các tác phẩm dùng hình thức, thi pháp, thể loại cũ nhưng bút pháp nghệ thuật mang đậm nét cá nhân, có chút phá cách với nội dung, đề tài và chủ đề mới mẻ, độc đáo. Đó cũng chính là nói đến sự tiến bộ của văn chương.
Câu tục ngữ cũng mang hàm nghĩa sâu rộng với thực tiễn xã hội hơn, đó là cuộc sống xã hội, cuộc đời con người đều luôn có sự biến động. Con người cũng sẽ dễ bị đổi thay theo sự đổi thay của thời cuộc, nhưng con người ta hãy luôn sống trọn vẹn với sự chân thành, dù thời cuộc có thay đổi và khiến con người ta cũng bắt buộc phải đổi thay nhưng hãy có sự đổi thay một cách tích cực. Đổi thay để có thể hòa nhập nhưng không hòa tan mà đánh mất bản thân mình, đừng để bản thân mình bị tha hóa, biến chất. Như một con người có muốn biến hóa vẻ ngoài của bản thân được xinh đẹp bằng cách trưng diện, khoác lên mình những bộ quần áo đắt tiền, sang trọng nhưng điểm mấu chốt nhất của vấn đề là đừng để bản thân mình mất đi sự kiểm soát, dù thế nào cũng đừng để bản thân mình mất đi bản chất.
Cũng giống như sự so sánh chung với sự phát triển của xã hội, đất nước ta ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Sự phát triển ấy là vô cùng thiết thực, vô cùng đúng đắn với tình hình chung của một thế giới hội nhập, giao lưu. Các loại hình văn hóa được du nhập vào nước ta rất nhiều chính vì vậy, cần biết chắt lọc những thứ phù hợp với bản sắc văn hóa. Đó là sự tiến bộ nhưng cũng đừng vì thấy một phần chiều hướng tích cực lại đánh đồng lên tất cả, hòa nhập nhưng đừng hòa tan. Cùng cần song song lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
“Bình cũ, rượu mới” hình thức cũ nhưng nội dung mới mẻ, con người hướng đến cuộc sống mới nhưng không quên tinh thần đạo đức đáng quý vốn có. Kho tàng văn hóa dân gian trong đó có những câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, những bài học quý báu của cha ông ta truyền đời cho con cháu, tất cả đều đáng trân trọng, đáng tiếp thu.
Xã hội ngày càng hiện đại, nếp sống, nếp suy nghĩ của con người cũng ngày càng có sự tiến bộ gần với tư duy chúng của nhân loại nhưng dù thời cuộc có thay đổi đến đâu, và nhu cầu chính đáng của sự thay đổi đó bắt buộc con người ta cũng phải đổi thay thì xin hãy luôn ghi nhớ, đừng bao giờ đánh mất cái gốc rễ, cái bản chất cốt lõi của con người, hãy luôn như “ Bình cũ rượu mới”. Dù có đổi thay đến mức nào nhưng xin hãy giữ nguyên bản chất chân thành và đẹp đẽ vốn có trong mỗi con người.
Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy giải thích câu thành ngữ “Bình cũ rượu mới” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài Tác giả - tác phẩm ngữ văn 7 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Từ khóa » Thơ Bình Cũ Rượu Mới
-
Bình Cũ Rượu Mới | Văn Việt
-
Bình Cũ Rượu Mới - E
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ Bình Cũ Rượu Mới
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ: Bình Cũ Rượu Mới - Sinh Viên Giỏi
-
Giải Thích Câu Thành Ngữ “Bình Cũ Rượu Mới” - Wiki Secret
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ: Bình Cũ Rượu Mới
-
Bình Cũ Rượu Mới Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Giải Thích Câu Tục Ngữ: Bình Cũ Rượu Mới - Lớp Học Giỏi
-
Thơ Vi Thức - Bình Cũ, Rượu Mới. Mời Mọi Người Cùng Thưởng...
-
Bình Cũ Rượu Mới | Tổng Giáo Phận Hà Nội
-
Dụ Ngôn Rượu Mới Bình Cũ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lưu Biệt Khi Xuất Dương (Phan Bội Châu) - Soạn Văn Lớp 11