Em Hãy Kể Lại Một Lần Em Mắc Lỗi Nói Dối - Bài Viết Số 2 Lớp 6
Có thể bạn quan tâm
Văn mẫu lớp 6: Em hãy kể lại một lần em mắc lỗi - Nói dối bao gồm các bài văn mẫu hay chọn lọc được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng làm bài văn kể chuyện, chuẩn bị cho bài viết trên lớp đạt kết quả cao.
Em hãy kể lại một lần em mắc lỗi
- Dàn ý chung Kể lại một lần em mắc lỗi lớp 6
- Em hãy kể lại một lần em mắc lỗi Nói dối (ngắn gọn)
- Kể lại một lần em mắc lỗi - Nói dối thầy cô, bạn bè
- Kể lại một lần em mắc lỗi - Nói dối mẹ
- Kể lại một lần em mắc lỗi Ngữ văn 6 - Nói dối thầy cô
- Kể lại một lần em mắc lỗi
- Kể lại một lần em mắc lỗi
Dàn ý chung Kể lại một lần em mắc lỗi lớp 6
1. Mở bài:
- Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
- Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
2. Thân bài:
- Diễn biến sự việc.
- Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
- Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?
3. Kết bài: Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Em hãy kể lại một lần em mắc lỗi Nói dối (ngắn gọn)
Chúng ta vốn dĩ chẳng có ai hoàn hảo, ai cũng ít nhất mắc lỗi hoặc sai lầm. Điều quan trọng hơn mắc lỗi đó là biết sửa lỗi. Em cũng từng mắc lỗi nói dối và em đã nhận ra được sự nguy hiểm của lời nói dối.
Lần đó trường em tổ chức buổi lao động vệ sinh công ích, tất cả học sinh các lớp đều phải đi lao động tại một khu vực nhất định đã được phân công công việc. Đáng lẽ ra em sẽ cùng đi lao động với bạn Minh lớp trưởng nhưng vì muốn được ở nhà chơi nên em đã nói dối mình bị ốm.
Buổi đó Minh đến gọi em đi lao động, nhân lúc bố mẹ không có nhà em liền gọi với từ trong nhà ra nói với minh rằng mình bị ốm không đi được và nhờ bạn Minh xin phép cô giáo. Ai ngờ sau khi cô và các bạn lao động xong lại tập trung đến nhà em thăm em bị ốm. Khi cô giáo và các bạn đến em vẫn đang nằm trên ghế xem hoạt hình và cười rất tươi, em rất bất ngờ và ngại ngùng. Nghe các bạn kể, vì em nói dối trốn đi lao động mà Minh phải đi bộ đến trường, mở cửa lớp muộn không lấy được chổi, cuốc đi lao động nên lớp đã bị trừ điểm thi đua. Nghe đến đây em đã rất áy náy và ân hận, em xin lỗi cô giáo và các bạn, vì em mà làm ảnh hưởng đến cả lớp. Cô giáo phạt em đi học sớm 1 tuần mở cửa lớp thay bạn Minh và em đã làm rất tốt.
Từ lần đó trở đi em rất sợ khi nghĩ đến nói dối, em sợ lời nói dối đơn giản lại vô tình khiến cho mọi chuyện tồi tệ và ảnh hưởng đến những người khác.
Kể lại một lần em mắc lỗi - Nói dối thầy cô, bạn bè
Mỗi chúng ta ai sinh ra cũng ít nhất từng mắc lỗi một lần. Đó có thể là những lỗi lầm ngày còn thơ bé, cũng có thể là những lỗi lầm khi chúng ta đã trưởng thành. Nhưng sau cùng, nó vẫn ghi lại trong lòng ta cảm giác nuối tiếc về ân hận. Em đã vì một lời nói dối cô giáo khi còn nhỏ mà ân hận đến tận bây giờ.
Lời nói dối của em gắn liền với một câu chuyện buồn ngày em học lớp 4. Khi đó, em được cả lớp bầu làm thủ quỹ, giữ tiền và ghi chép các khoản chi tiêu của lớp. Cô giáo và các bạn luôn tin tưởng tính cẩn thận của em. Vậy mà em đã mắc một sai lầm lớn. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu em kiềm chế được ham muốn của bản thân, lén lấy tiền quỹ lớp đi mua cuốn truyện tranh mới xuất bản. Khi cầm số tiền đó đi, em vẫn tự nhủ mình chỉ mượn tạm thôi, khi có tiền em sẽ lập tức bù lại.
Quyển truyện tranh mới tinh còn thơm mùi giấy khiến lòng em ngập tràn hạnh phúc, sự áy náy vì lấy tiền quỹ lớp cũng bị áp xuống. Em cất quyển truyện thật kỹ, không để cho bất kỳ ai nhìn thấy. Nhưng, ngay sáng hôm sau, bạn lớp trưởng bất ngờ thông báo lấy 500 nghìn tiền quỹ để mua quà thăm cô giáo dạy Toán sinh em bé. Em nghe như sét đánh ngang tai, quỹ lớp chỉ còn 100 nghìn, làm sao em kiếm đủ tiền ngay bây giờ? Em giả vờ bình tĩnh đồng ý mà trong lòng lo lắng bất an, nghĩ cách để giải quyết chuyện này. Cuối cùng, em nghĩ ra một cách...
Ngay sáng hôm sau, em đã tỏ ra hoảng hốt gặp riêng cô giáo chủ nhiệm, mếu máo nói với cô em làm mất tiền quỹ lớp. Ban đầu, cô ngạc nhiên vô cùng nhưng cô nhanh chóng hiểu ra lời em nói, nhẹ nhàng an ủi em:
- Không sao đâu. Em thử tìm kĩ lại xem, có khi chỉ quên ở đâu đó thôi.
Lòng em lo lắng, hoảng sợ, nếu cô không tin thì mọi chuyện sớm muộn cũng bại lộ. Nghĩ vậy, em càng thấy sợ hơn, òa lên khóc nức nở xin cô giúp đỡ, em sợ các bạn trong lớp sẽ không tin và chỉ trích, mỉa mai em. Cô bối rối trấn an em rồi hứa sẽ giúp em giải quyết việc này, bảo em bình tĩnh và quay về học.
Em tạm biệt cô và trở về lớp. Từng bước chân cứ nặng chĩu như đeo chì, lúc ấy em mới ý thức được việc mình làm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Nếu việc này bị phát hiện em làm sao dám đối mặt với cô và các bạn, làm sao đối diện với bố mẹ? Bố mẹ luôn dạy em sống đúng đắn, thật thà, vậy mà em lại làm như thế. Nỗi bất an ấy theo em cả buổi học, mãi tới khi bạn lớp trưởng cầm một phong bì đựng 600 nghìn, bắt đầu bàn kế hoạch mua quà và đi thăm.
Em vừa ngạc nhiên vừa tò mò, phải chăng cô chủ nhiệm đã tự bỏ tiền ra để bù vào số tiền em đã nói dối là bị mất? Nếu thế thì may quá, mọi người sẽ không bap giờ phát hiện ra việc em làm. Em sẽ tranh thủ tiết kiệm tiền và bù lại vào lớp số tiền mình đã lấy. Mọi chuyện dường như đã được giải quyết. Nhưng không, ngay sau đó em đươc nghe kể hoàn cảnh gia đình cô. Cô vốn là người dân tộc Mông, học giỏi nên về quê em dạy học, cuộc sống vốn không dễ dàng gì. Lương của cô đều gửi về cho em gái và bố mẹ trên Mai Châu.
Chỉ vì lời nói dối của em mà cô đã phải bỏ ra gần một nửa tháng lương, nguồn sống của gia đình côể giải quyết rắc rối do sự ích kỉ tham lam nhất thời của em. Em thấy ân hận và xấu hổ vô cùng vì lời nói dối của mình. Sau đó, em đã đập con lợn đất của em và xin cả chị gái để đủ số tiền kia và đem cho cô, ngụy biện mình để quên trong hòm sách cũ. Cô vẫn nhẹ nhàng xoa đầu em nói không sao, dặn em cẩn thận hơn để khỏi lo sợ.
Nỗi áy náy cứ tăng lên theo từng ngày nhìn thấy cô. Thời gian đó, em đã hèn nhát không dám nhận lỗi của mình nên không nói lời xin lỗi với cô. Bây giờ nghĩ lại em thấy rất ân hận, em luôn tự phê bình bản thân sau lần đó và muốn gửi đến cô giáo của em lời xin lỗi chân thành nhất.
Kể lại một lần em mắc lỗi - Nói dối mẹ
“Không ai trong đời là không có đôi lần mắc lỗi, nhưng điều quan trọng hơn cả là có thể nhìn nhận một cách đúng đắn và khách quan vấn đề của mình. Biết nhận lỗi và biết sửa sai. Đó mới là điều quan trọng nhất”.
Đó chính là những lời khuyên nhủ của mẹ dành cho tôi trong một lần tôi gây ra lỗi lầm với mẹ. Lỗi lầm đó khiến mẹ tôi rất buồn lòng còn tôi thì cảm thấy thất vọng về bản thân mình ghê gớm.
Vào một buổi chiều chủ nhật với tiết trời đẹp dịu dàng và hiền hậu. Chúng tôi, những đứa trẻ tong cùng một khu phố như thường lệ, tập trung trước cửa nhà của tôi để chơi. Vì trước cửa nhà tôi là khoảng sân rất rộng. Chúng tôi đã có khoảng thời gian vui chơi rất vui. Chúng tôi chơi bịt mắt bắt dê, rồi một lúc sau, có vẻ chán nản, các bạn nam và các bạn nữ bắt đầu tách nhau ra, các bạn nữ thì chơi chuyền, rồi chơi dây. Các bạn nam thì chơi bi, chơi gấc. Một lúc lâu sau, mẹ tôi có việc phải đi ra ngoài, mẹ gọi tôi về để coi nhà. Đang chơi vui, điều đó khiến tôi cảm thấy bực dọc, mẹ hiểu ngay tâm tính của tôi. Mẹ nói: “Con có thể mời các bạn lên nhà chơi đồ hàng, chơi búp bê cùng con rồi tiện thể giúp mẹ trông nhà nhé. Nhưng con đừng quên chơi xong phải cất dọn rồi còn phải nhớ cả chuyện giờ giấc làm bài tập nữa nhé”. Vậy là tôi vui vẻ đồng ý ngay. Trong phòng của mình chúng tôi bày biện hết những gì chúng tôi có, nào là chơi cắt may quần áo cho búp bê, chơi trò đóng giả cống chúa, bới tung tủ quần áo để chơi trò người mẫu thời trang. Chúng tôi chơi rất vui và nó khiến tôi không còn để ý gì nữa, kẻ cả chuyện học bài. Nhưng các bạn thì không quên, đến tầm chiều, các bạn đi về hết, còn lại một mình tôi, chán nản nhưng cũng không có hứng học tập. Tôi đi ra ngoài phòng khách và mở ti vi xem các chương trình hài. Cũng buồn cười và vui không kém….Cho đến khi mẹ về.
Vừa vào đến nhà, mẹ đã rất kinh ngạc. Không phải là vì nụ cười chưa tắt trên môi tôi, mà là căn nhà như một bãi chiến trường. Mẹ không nói gì, mẹ vào ngay phòng tôi và mọi chuyện còn kinh khủng hơn, quần áo rồi đồ chơi vất lung tung hết cả. Quần áo cũ mới, mùa đông mùa hè tứ tung cả. Mẹ thực sự nổi giận, mẹ đến hỏi chuyện tôi
- Tại sao lại thế này hả con. Trước khi đi mẹ đã dặn dò con thế nào. Con cũng chưa học bài đúng không?
Đoán ngay sự tức giận của mẹ, nhưng lo lắng sự trách phạt của mẹ hơn. Tôi đã biện hộ cho bản thân mình:
- Là các bạn bày biện chứ không phải con, các bạn vừa mới về nên con chưa kịp dọn dẹp. Các bạn cũng không chịu về sớm nên con không thể tập trung làm bài.
- Không con đang nói dối mẹ. Điều mẹ cần ở con bây giờ không phải những lời dối trá ấy, con làm mẹ quá thất vọng. Giọng mẹ nghiêm túc.
- Tôi cảm thấy hơi sợ. nhưng cũng hiểu tính mẹ. tôi biết tôi đã rất sai lầm. Tôi vội vàng đến gần mẹ, Nói lời xin lỗi mẹ, thành thực kể lại đầu đuôi câu chuyện. Mẹ rất hài lòng, mẹ xoa đầu tôi và bảo:
- Điều mẹ cần là như vậy con ạ, Nói dối không giải quyết được việc gì ngoài khiến cho con người ta trở nên xấu tính đi con ạ. Sự ích kỉ cũng bắt đầu từ đây. Nó cũng khiến con trong mắt người khác không có sự đánh giá cao con ạ. Con đã có một quyết định đúng đắn khi nói ra những lời thành thực. Ai cũng không thể tránh được chuyện mắc sai lầm, nhưng biết nhận lỗi vfa biết sửa sai, đó mới là điều quan trọng nhất.
Tôi cảm thấy khá hơn, hứa với mẹ sẽ không bao giờ tái phạm, tôi xung phong cố gắng dọn dẹp trong thời gian nhanh nhất và thu xếp học bài. Mẹ đã rất vui,: “Con của mẹ, mẹ tin là con có thể làm được, con yêu mẹ vẫn rất tự hào về con” .
Từ chuyện đó trở đi, tôi đã rất thấm thía bài học về sự dối trá và chân thành, tôi không bao giờ dám tái phạm nữa. Tôi cũng cảm ơn mẹ rất nhiều vì đã giúp tôi ngộ nhận ra được sai lầm của mình.
Kể lại một lần em mắc lỗi Ngữ văn 6 - Nói dối thầy cô
Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:
Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.
Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!
Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…
Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!
Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy, em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.
Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.
Kể lại một lần em mắc lỗi
Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bỗng nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đúng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
Kể lại một lần em mắc lỗi
Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỉ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 5 ngốc nghếch, dại dột.
Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.
- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.
– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỉ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:
- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!
Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran
- Đây là em Phương Thu, lớp 5 của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.
– Tôi bảo lãnh cho em ấy.
Rồi cô bảo tôi:
- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:
- Vâng ạ.
Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.
Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm. Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỉ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỉ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:
- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.
Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỉ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học án kỉ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Ngữ văn 6 - Cánh diều, Văn mẫu lớp 6 được cập nhật trên VnDoc để học tốt Văn 6 hơn.
Từ khóa » Kể Về 1 Lần Em Mắc Lỗi Nói Dối
-
Em Hãy Kể Lại Một Lần Em Mắc Lỗi Nói Dối - Thủ Thuật
-
Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi (21 Mẫu) - Văn 6
-
Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi Nói Dối ❤️️15 Bài Văn Ngắn Hay
-
Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi (bỏ Học, Nói Dối, Không Làm Bài,…)
-
Em Hãy Kể Lại Một Lần Em Mắc Lỗi Nói Dối - Bài Viết Số 2 Lớp 6
-
Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi Nói Dối - Tài Liệu Text - 123doc
-
Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi (bỏ Học, Nói Dối, Không Làm Bài…)
-
Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi Nói Dối
-
Bài Văn Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi? - Tạo Website
-
Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi (bỏ Học, Nói Dối, Không Làm Bài…)
-
Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi (bỏ Học, Nói Dối, Không Học Bài…)
-
[Sách Giải] Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi (Bài 2)
-
Bài Văn Mẫu Lớp 6: Kể Về Một Lần Em Mắc Lỗi ( Nói Dối Thầy Cô )