ÉP CỌC BÊ TÔNG LÀ GÌ?

Ưu điểm và nhược điểm của thi công ép cọc
  • Ưu điểm: Không gây tiếng ồn, không gây chấn động mạnh. Dễ kiểm soát chất lượng. Có thể thi công được ở khu vực dân cư. Năng suất tăng, giúp rút ngắn tiến độ. Đây là phương pháp thi công nền móng hiện đại và phổ biến hiện nay.
  • Nhược điểm: Phải có đội ngũ kỹ sư, nhân công chuyên môn để thực hiện.
Giấy kiểm định máy móc: Đơn vị ép cọc phải cung cấp giấy tờ kiểm định liên quan. Bao gồm kiểm định đồng hồ và kiểm định giàn ép thủy lực. Từ hồ sơ này, chúng ta biết được khả năng ép của máy.

Vị trí ép cọc: Phải đúng theo bản vẽ, không được tùy ý chỉnh sửa. Thể hiện đầy đủ sự phân bố các cọc ép và điểm giao nhau. Từ bản vẽ ra thực địa, ta xác định được tim cọc và tâm của móng. Chuẩn bị mặt bằng thi công: Mặt bằng thi công phải bằng phẳng, được bố trí thành các khu vực cụ thể. Trong đó, khu vực tập kết cọc phải nằm bên ngoài khu vực ép cọc. Kiểm tra cọc ép: Kiểm tra chất lượng của tất cả các cọc. Độ vênh cho phép của vành thép là dưới 1%. Bề mặt bê tông đầu cọc, trục của đoạn cọc, các mép vành thép nối... đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Ép cọc bê tông là gì

Máy ép cọc bê tông phải được cấp chứng chỉ, có nguồn gốc rõ ràng. Máy ép cọc bằng kích thủy lực có các đặc tính cơ bản như sau: Lưu lượng bơm dầu của máy; Áp lực bơm lớn nhất; Diện tích đáy pittong; Hành trình của pittong; Đồng hồ đo áp lực; Van chịu áp. Máy ép cọc phải đảm bảo các yêu cầu sau khi đưa vào hoạt động:

  • Lực ép lớn nhất >=1,4 Pep max thiết kế.
  • Lực ép phải dọc trục khi ép và tác động đều.
  • Pittong chuyển động đều.
  • Áp lực lớn nhất không lớn hơn gấp đôi áp lực đo khi ép. Có van giữ áp lực khi tắt máy.
Bên cạnh máy ép cọc, việc lựa chọn cẩu để thi công cũng cần được chú ý. Căn cứ vào trọng lượng cọc ép, đối trọng và độ cao nâng, chúng ta có thể tính toán được cẩu phù hợp. Cần quan tâm các thông số như Sức nâng lớn nhất/nhỏ nhất, Tầm với lớn nhất/nhỏ nhất, Chiều cao nâng lớn nhất/nhỏ nhất, Độ dài cần chính/cần phụ, Thời gian/Vận tốc quay cần.

Phương pháp ép cọc đỉnh

Ép đỉnh là phương pháp sử dụng lực ép từ đỉnh cọc. Máy ép sẽ ấn cọc xuống từ đỉnh. Khi sử dụng phương pháp này, toàn bộ lực ép được truyền trực tiếp lên đầu cọc, giúp cho việc hạ cọc diễn ra dễ dàng, thắng được các lực ma sát. Tuy nhiên, cần có 2 hệ khung để thi công theo phương pháp này. Gồm có hệ khung cố định và hệ khung di động. Chiều cao của hệ khung được thiết kế lớn hơn chiều cao của cọc ép. Tức là, chiều dài cọc ép bị giới hạn bởi hệ khung của máy ép.

Phương pháp ép cọc ôm

Ép ôm là phương pháp sư dụng lực ép từ hai bên hông cọc để ép cọc. Phương pháp này ít được sử dụng, vì lực ép ôm thường không đủ lớn để ép cọc. Điều này gây lãng phí lực và hiệu quả không cao.

2. Quá trình ép cọc bê tông

2.1. Công tác chuẩn bị ép cọc

Sau khi tiến hành khảo sát địa chất, lên phương án thiết kế, sẽ là quá trình chuẩn bị thi công. Chủ đầu tư làm việc với đơn vị ép cọc để chuẩn bị đúc cọc. Số lượng, hình dạng, kích thước, tiêu chuẩn đều được ghi rõ trong hợp đồng. Cọc ép được đúc sẵn và di chuyển tập kết đến khu vực thi công. Các phương tiện máy móc cũng được chuẩn bị sẵn sàng cho việc ép cọc. Trước khi thi công ép cọc, đơn vị ép cọc cần thực hiện chuẩn bị các công việc sau:
  • Lắp ráp thiết bị vào vị trí ép
  • Kiểm tra máy ép đặt đúng kỹ thuật, ngay ngắn
  • Kiểm tra cẩu và đối trọng đặt đúng kỹ thuật, ngay ngắn
  • Kiểm tra nối cọc và máy hàn
  • Chạy thử máy ép

2.2. Tiến hành ép cọc

Khi đáy kích tiếp xúc đỉnh cọc thì tăng dần áp lực. Trong quá trình ép, kiểm tra độ thẳng đứng của cọc. Nếu nghiêng phải điều chỉnh kịp thời. Khi đầu cọc C1 cách mặt đất khoảng 50cm thì lắp tiếp đoạn cọc C2. Tiến hành kiểm tra chi tiết nối. Thực hiện căn chỉnh cọc C2 và tiến hành ép. Trong quá trình thi công, nếu lực ép tăng đột ngột là do đã gặp lớp đất đá cứng. Cần kịp thời giảm tốc độ nén và kiểm tra lực ép không vượt mức cho phép. Khi ép đến giai đoạn cuối, phải có cách đưa đầu cọc xuống cốt âm. Lúc này có thể dùng cọc phụ hoặc phương pháp ép âm.

Phương pháp dùng cọc phụ

  • Là phương pháp dùng 1 cọc bê tông cốt thép phụ dài hơn chiều cao đỉnh cọ đến mặt đất, để ép hạ đầu cọc cuối cùng.
  • Hiệu quả kinh tế không cao. Vì thi công xong là sẽ đập bỏ cọc phụ.

Phương pháp ép âm

  • Dùng một đoạn cọc dẫn thép để ép cọc xuống, sau đó rút cọc lên và ép tiếp cho cọc khác.
  • Có thể sử dụng nhiều lần nên mang lại hiệu quả kinh tế. Cần thận trọng trong quá trình thi công.

2.3. Kết thúc ép cọc

Để xác định được đoạn cọc nào được ép xuống đạt chuẩn, ta dựa vào 2 yếu tố:
  • Chiều dài của cọc Lc được ép xuống đất phải nằm trong khoảng chiều dài thiết kế của cọc (Lmin ≤ L ≤ Lmax)
  • Lực ép trước khi dừng ép nằm trong khoảng lực ép thiết kế (Pep min ≤ Pep ≤ Pep max)
Khi không thỏa mãn 2 yêu cầu trên, đơn vị ép cọc phải báo cáo chủ đầu tư kịp thời. Từ đó, đề xuất phương án khảo sát, kiểm tra xử lý sự cố.

Các tình huống cọc nghiêng quá 1%, cọc đang ép bị gãy... đều phải nhổ lên, ép cọc mới bổ sung.

2.4. Nhật ký ép cọc

Đơn vị cung cấp dịch vụ ép cọc bê tông có trách nhiệm ghi nhật ký ép cọc. Đây là cơ sở theo dõi nhật trình của quá trình thi công. Toàn bộ thông tin về cọc ép, trang thiết bị, tiến độ thi công, sự cố... đều phải ghi lại đầy đủ. Ép cọc bê tông là gì - Ép cọc Minh Trí

3. Ép cọc bê tông Minh Trí - Liên hệ ngay với chúng tôi

Ép cọc bê tông Minh Trí là đơn vị chuyên đúc cọc, ép cọc bê tông nhiều năm kinh nghiệm tại Đồng Nai và các tỉnh, thành miền Nam. Chúng tôi rất mong nhận được liên lạc của quý khách hàng có nhu cầu về thi công nền móng, ép cọc bê tông.

ÉP CỌC BÊ TÔNG MINH TRÍ

Đ/c: Tổ 11, Ấp Tân Can, Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai

Tel: 0988691500 - 0983502582

Email: epcocbetongminhtri@gmail.com

Website: www.epcocbetongminhtri.com

Từ khóa » ép Tỉnh