Ép Cọc Neo Bê Tông Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Khi ép Cọc Neo?

Tại các công trình có diện tích nhỏ hẹp. Đặc biệt ở các khu hẻm thành phố. Nhà thầu thường sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp ép neo cọc bê tông cho công trình. Phương pháp này phù hợp với diện tích và cũng mang lại những lợi ích nhất định trong quá trình thi công của chủ thầu. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn phương pháp này trong bài viết sau đây nhé!

Ép neo cọc bê tông là gì?

Ép cọc neo là một trong những phương pháp thi công ép cọc phổ biến trong các công trình xây dựng, tuy nhiên được ứng dụng nhiều nhất tại các công trình nhà ở dân dụng và ít được sử dụng trong các dự án công trình lớn.

Cụ thể, phương pháp ép cọc neo sẽ sử dụng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng đến các cục tải để ép cọc xuống phía dưới đất thi công như một số phương pháp khác.

Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?

Việc này cũng đồng nghĩa với việc mũi neo ép sẽ được khoan sâu vào lòng đất, tại vị trí thi công đã được đánh dấu để làm đối trọng thay vì việc sử dụng tải sắt hoặc tải bê tông.

Tuy nhiên, điều này còn phải tùy vào địa chất công trình khu vực thần kinh, mà có thể khoan nông hay sâu xuống đất để đạt tải trọng thi công. Xét về hình thức, phương pháp thi công ép cọc neo tương tự với phương pháp ép cọc tải sắt.

Ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện ép neo cọc

Ưu điểm của phương pháp ép cọc neo

  • Thời gian sử dụng phương pháp ép cọc neo thi công nhanh chóng, đơn giản (thường chỉ mất từ 1-3 ngày)
  • Phương pháp ép cọc neo trong xây dựng an toàn và hầu hết không làm ảnh hưởng đến những công trình xây dựng xung quanh.
  • Ép cọc neo thi công sẽ phù hợp với những khu vực thi công có địa hình chật hẹp, trong thành phố hay trong hẻm nhỏ cũng đươc thực hiện khá phổ biến bởi diện tích đất thành phố khá hạn hẹp và phương pháp này là cần thiết.
  • Phương pháp ép cọc neo cũng khá êm ái, không gây tiếng ồn trong khi thi công, điều này là ưu điểm khi thi công ở những khu đất hẹp có nhà được xây dựng san sát nhau.
  • Chi phí thi công ép cọc neo thấp hơn so với ép cọc tải sắt thông dụng. Chủ đầu tư, chủ thầu hoặc nhân viên thi công cũng có thể dễ dàng kiểm tra và đánh giá chất lượng cọc ép, từ đó đánh giá công trình.
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?

Nhược điểm của phương pháp ép cọc neo

  • Nếu so sánh với sức chịu lực của ép cọc tải sắt thì sức chịu lực của ép cọc neo không bằng được, đây là điểm hạn chế mà khá nhiều nhà thầu lựa chọn ép cọc tải sắt. Với tải trọng ép thấp, vì thế mà phương pháp này chỉ áp dụng với những công trình có quy mô vừa và nhỏ như nhà dân.
  • Phương pháp éo cọc neo này khi thực hiện cũng cần phải có hồ sơ khảo sát địa chất kỹ càng, không được chủ quan. Ép cọc neo không thích hợp dành cho những công trình thi công nhà cao tầng có tải trọng lớn, chỉ nên sử dụng những công trình có tải trọng nhỏ.

Độ sâu của ép cọc neo

Để xác định được độ sâu của phương pháp ép cọc neo còn phải phụ thuộc vào tải trọng và diện tích đất của công trình xây dựng.

Thông thường ở nhiều công trình xây dựng đối với nền đất liền thổ khi sử dụng máy neo ép thì cọc neo bê tông sẽ đạt độ sâu từ 10-15m và trường hợp cọc đạt độ sâu 10 – 20m khi sử dụng máy tải để ép.

Trước khi tiến hành ép cọc người ta sẽ thực hiện công việc khảo sát các tầng địa chất để xem xét mức độ lún sụt. Sau đó kết hợp với quy mô xây dựng công trình để tính toán và xác định số lượng và kích thước cọc cũng như độ sâu phù hợp.

Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?

Sau đó sẽ tùy vào diện tích mặt bằng xây dựng và kích thước cọc đã bàn bạc mà nhà thầu sẽ lựa chọn phương án ép cọc với hệ thống máy móc có công suất phù hợp nhất.

Nhìn chung, độ sâu của cọc bê tông ép được xác định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong quá trình thi công ép, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà nhà thầu sẽ quyết định được khoảng cách ép cọc bê tông bao nhiêu là hợp lý.

Ép cọc neo tối đa bao nhiêu tấn? cho các loại nhà

Tùy thuộc vào từng loại nhà ở mà nhà thầu sẽ tiến hành đo đạc và đưa ra kết luận kích thước ép cọc nao tối đa có thế dùng. Một số ví dụ sau đây:

  • Nhà 2 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?

Thông thường các ngôi nhà 2 tầng sẽ sử dụng loại cọc 200×200 hoặc cọc 250×250. Thi công bằng máy neo thủy lực vì lực ép của chúng khoảng 40 tấn.

  • Nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?

Nhà 3 tầng sẽ sử dụng loại cọc 200×200 hoặc cọc 250×250. Thi công bằng máy neo thủy lực vì lực ép của chúng trong khoảng 50 tấn thích hợp.

  • Nhà 4 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?

Đối với công trình có lực ép là Pmin = 40 tấn và Pmax = 50 tấn của các công trình nhà dân, loại cọc bê tông phù hợp sẽ là 200×200.

Ngoài ra đối với công trình lực ép là từ 50- 60 tấn và được thi công bằng máy bán tải thì loại cọc phù hợp là loại cọc bê tông 250×250 có 4 cây thép chủ phi 16.

Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
  • Nhà 5 – 6 -7 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?

Một số hạng mục công trình nhà ống có số tầng từ 5 – 7 tầng tùy thuộc từng diện tích đất. Thông thường những công trình trên phố diện tích công trình sẽ dưới 100m2.

Đối với những hạng mục công trình bé nhà thầu sẽ sử dụng các loại cọc 200×200 và cọc 250×250 để thi công và thực hiện chủ yếu bằng máy Neo Thủy Lực bởi lực ép của chúng trong khoảng từ 40 tấn đến 60 tấn.

  • Trên tầng 7 ép cọc bao nhiêu tấn?

Loại hạng mục dự án có số tầng cao trên 7 tầng thường là những hạng mục lớn lúc đó chúng ta sử dụng những loại máy ép lớn hơn máy Neo.

Đối với công trình lúc này chúng ta sẽ sử dụng loại máy Tải để thi công. Các hạng mục trên 7 tầng này thường sẽ có thiết kế bán hầm vì vậy đội thi công sẽ đào rất sâu máy Tải. Đây là phương án duy nhất để thi công hiệu quả cho công trình trên 7 tầng.

Loại cọc thi công được sử dụng cho công trình trên 7 tầng là cọc bê tông có kích thước 250×250, 300×300 và Ly Tâm D300 hoặc D350 tùy từng yêu cầu công trình cụ thể mà bên thiết kế sẽ đưa cho ta các phương án cọc nào cho phù hợp.

Lực ép yêu cầu cho những hạng mục công trình trên 7 tầng sẽ từ 60 tấn đến 90 tấn.

Cách tính số lượng cọc trong móng

Số lượng cọc bê tông trên một đài của công trình xây sựng sẽ phụ thuộc vào tải trọng mà cọc truyền vào đầu cột và độ sâu chôn móng.

Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?

Tuy nhiên độ sâu chôn móng cũng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến việc quyết định số lượng cọc, vì vậy việc tính toán số lượng cọc được giả định như sau:

Tải trọng tường, tải trọng sàn, tải trọng động trong quá trình sử dụng tổng cộng bằng 1,2-1,5 tấn/m2 x diện chịu tải của cộtx hệ số moment 1.2x số tầng.

Khoảng cách bố trí cọc trong đài móng

Thông thường trong những công trình thi công xây dựng các cọc được bố trí theo hàng dọc hoặc theo hình lưới tam giác. Điều này đảm bảo được sức chịu tải và cách làm việc theo nhóm của cọc.

Khoảng cách từ mép cọc đến mép ngoài của đài sẽ có kích thước từ 1/3d đến 1/2d. Lưu ý khi thi công nên bố trí cọc sao cho trọng tâm của nhóm cọc trùng với tâm cột.

So sánh giữa phương pháp ép neo và ép cọc tải nhà dân

Cả hai phương pháp ép neo và ép cọc đều được thi công bằng máy ép thủy lực.

Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?

Hệ thống vận hành ép neo và ép tải sẽ đều sử dụng xe cẩu bánh xích, dầm, tháp. Tuy nhiên, giữa 2 phương pháp này cũng có sự khác biệt nhất định:

  • Về đối trọng: Ép cọc neo thông thường sẽ sử dụng đối trọng là mũi neo khoan sâu cắm xuống đất. Còn ép tải sẽ sử dụng đối trọng là các khối sắt hoặc khối bê tông.
  • Về tải trọng: Ép cọc neo bình thường có tải trọng 40 – 50 tấn. Còn ép tải có tải trọng lớn hơn khoản từ 60 đến 150 tấn vì vậy ép tải phù hợp cho nhà cao tầng và ép neo chỉ phù hợp với các công trình vừa hoặc nhỏ như thi công nhà ở.
  • Về vị trí thi công: Ép cọc neo có thể thi công được trong các hẻm nhỏ chỉ có diện tích 1,5m và mặt bằng chỉ rộng 2,5m. Trong khi đó, ép tải chỉ thi công được ở các hẻm có diện tích từ 2,5m trở lên và mặt bằng từ 4m trở lên mới thi công được.

Tham khảo giá ép cọc bê tông

Ép cọc neo bê tông được biết đến là phương pháp ép cọc bê tông phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp ép cọc neo phù hợp với hầu hết các công trình nhà dân, nhà phố, nhà trong hẻm.

Phương pháp này không đòi hỏi diện tích rộng, có thể sử dụng xây dựng trong khu dân cư. Giá ép neo cũng khá rẻ, phù hợp với nhiều thiết kế cũng như mong muốn của các chủ công trình.

Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
  • Khối lượng công trình thi công dưới 300md: 10 triệu – 15 triệu đồng/căn
  • Khối lượng công trình thi công trên 300md: từ 40.000đ/md

Ép cọc làm móng nhà dân cấp 4, nhà 1 – 2 – 3 tầng thì áp dụng ép neo là phương pháp đơn giản, tiết kiệm và phù hợp nhất. Hiện nay, loại cọc bê tông cốt thép rất đa dạng và phổ biến là cọc 200×200, 250×250, 300×300. Bảng giá tham khảo

STT Loại cọc Loại  Mác bê tông ĐƠN GIÁ cọc/m
1 200×200 D14 nhà máy #250 140.000 – 145.000
2 200×200 D14 Đa Hội #250 110.000 – 112.000
3 250×250 D16 Nhà máy #250 200.000 – 210.000
4 250×250 D16 Đa Hội #250 170.000 – 190.000
5 250×250 D14 Nhà máy #250 170.000 – 190.000
6 300×300 D16 Nhà máy #250 240.000 – 260.000
7 300×300 D18 Nhà máy #250 290.000 – 300.000

Lưu ý khi thực hiện ép neo cọc bê tông

Khi tiến hành thi công phương pháp ép cọc bê tông cho công trình, bạn nên chú ý đến một số điều sau:

  1. Để ý các thao tác thực hiện ép neo, phải đảm bảo về mặt kỹ thuật để có thể mang đến những hiệu quả tốt nhất khi thực hiện cho công trình.
  2. Các máy móc thiết bị sử dụng cho phương pháp ép neo cần được hỗ trợ đầy đủ để quy trình thực hiện không bị gián đoạn, ngắt quãng. Điều này tiết kiệm sức lao động và đạt được hiệu quả chính xác cao hơn.
  3. Hãy tiến hành khảo sát địa chất của nơi thi công thật kỹ để lựa chọn được phương pháp cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến một số bước thực hiện về sau và chất lượng của công trình.
  4. Mặt bằng thi công cần được chuẩn bị kỹ càng và đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản nhất để quy trình ép cọc bê tông có thể diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
  5. Lưu ý bố trí vị trí cọc hợp lý, phù hợp với tiêu chuẩn của bản vẽ thiết kế đồng thời đáp ứng về khoảng cách và số lượng.
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?
Ép cọc neo bê tông là gì? Ưu và nhược điểm khi ép cọc neo?

Trên đây là những thông tin về ép neo cọc be tông mà chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn. Đây là phương pháp thi công xây dựng đơn giản và được nhiều công trình sử dụng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ có ích với bạn.

Nguồn: Tổng hợp

Công ty xây dựng uy tín

Bạn cần tư vấn xây dựng nhà ở trọn gói – chìa khóa tao tay. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Xây dựng GreenHome – Công ty xây dựng Củ Chi hoặc hotline: 0936 288 379 để được tư vấn rõ hơn về nhu cầu nhé.

Họ & Tên

Số điện thoại

Địa điểm xây dựngHuyện Củ Chi - TP.HCMQuận 12 - TP.HCMHuyện Hóc Môn- TPHCMHuyện Trảng Bàng - Tây NinhThủ Dầu Một - Bình DươngThuận An - Bình DươngDĩ An - Bình DươngBàu Bàng - Bình DươngBến Cát - Bình Dương

Mức đầu tư xây dựng

Chiểu dài thửa đất

Chiểu rộng thửa đất

Số tầng cần xây

Dịch vụ cần tư vấnXây nhà trọn góiThiết kế kiến trúcThiết kế nội thấtPháp lý xây dựng

Chọn mặt tiền nhà bạn Đường xe tải lớnĐường xe tải nhỏHẻm xe ba gác

Nhà có lửng không?Không

Nhà có sân không?Không

Δ

Bài viết mới cập nhật:
  • Gợi ý những gam màu ấn tượng cho phòng ngủ hiện đại
  • Xem tuổi làm nhà – những lưu ý quan trọng gia chủ nhất định phải biết
  • Những điều cần lưu ý khi xây nhà ở vào mùa mưa
  • Quy trình thiết kế kiến trúc và nội thất tại xây dựng GreenHome
  • Thiết kế Nội thất

Từ khóa » ép Neo Tối đa được Bao Nhiêu Tấn