Ép Xung CPU Là Gì? Cách ép Xung CPU Laptop Bằng Phần Mềm

Ép xung CPU máy tính hay laptop là một trong những phương pháp phổ biến giúp tăng tốc xung nhịp CPU và cải thiện hiệu năng máy tính. Tuy nhiên để có thể thực hiện được điều này thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách ép xung CPU bằng thủ công và phần mềm từ A-Z để các bạn tham khảo.

Ép xung CPU máy tính laptop là gì?

Ép xung CPU là quá trình bạn tác động lên CPU giúp cho CPU có thể tăng tốc xung nhịp CPU giúp cho CPU hoạt động với hiệu năng lớn hơn so với bình thường. Từ đó nâng cao khả năng hoạt động của máy tính.

Ép xung CPU là tác động lên CPU giúp cho CPU có thể tăng tốc xung nhịp CPU giúp cho CPU hoạt động với hiệu năng lớn

Việc ép xung sẽ giúp cho máy tính có khả năng hoạt động mạnh mẽ hơn, thậm chí xử lý tốt các tác vụ mà trước đây máy không làm được. Và một trong những lý do chính được rất nhiều người dùng trên thế giới lựa chọn phương pháp ép xung CPU này đó chính là nó hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên quá trình tăng tốc độ xung nhịp cũng có thể dẫn đến một số hậu quả khá nặng nề cho phần cứng của máy tính. Việc ép CPU phải hoạt động với một hiệu năng lớn hơn so với hiệu năng ở mức thông thường đồng nghĩa với việc sớm hay muộn cũng xảy ra tình trạng quá tải. Nhiệt độ máy luôn tăng cao trong khi hoạt động và thậm chí nếu như bạn thực hiện không đúng cách thì có thể dẫn tới phần cứng bị phá hủy hoàn toàn.

Hướng dẫn ép xung CPU bằng thủ công và phần mềm chi tiết từ A-Z

Mặc dù có thể khiến phần cứng CPU máy tính của bạn bị phá hủy hoàn toàn nhưng ép xung CPU vẫn là một cách được đông đảo người sử dụng để tăng hiệu năng của máy tính trong khi sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách ép xung CPU để các bạn tham khảo dễ dàng.

Kiểm tra sơ bộ trước khi ép xung CPU máy tính laptop

Trước khi tiến hành tăng tốc độ xung nhịp CPU, bạn sẽ cần kiểm tra tính ổn định của CPU, và thủ thuật máy tính cơ bản bạn này sẽ giúp bạn:

Kiểm tra tính ổn định của CPU

Để đảm bảo an toàn trong quá trình ép xung CPU, bạn cần phải kiểm tra tính ổn định của phụ kiện. Bạn có thể sử dụng phần mềm Prime95 hoặc trong trường hợp bạn muốn theo dõi chính xác nhiệt độ CPU tỏa ra thì bạn tải thêm ứng dụng Core Temp. Ứng dụng này có thể hoạt động tốt khi ép xung CPU AMD và Intel.

Kiểm tra tính ổn định

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phần mềm khác như: Corsair và NZXT. Trong trường hợp bạn không muốn cài đặt thêm phần mềm nào, thì Real Temp GT sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Kiểm tra nhiệt độ của lõi CPU

Sau khi cài đặt thành công phần mềm Core Temp trên máy tính bạn có thể bắt đầu theo dõi nhiệt độ CPU trên máy của mình. Hãy chú ý vào mức nhiệt trên nhân xử lý để biết được nhiệt độ CPU của bạn trong khi hoạt động.

Kiểm tra sức chịu đựng CPU

Tiếp theo, bạn cần kiểm tra tốc độ CPU bằng cách mở ứng dụng Prime95, chọn mục 'Just stress test', Tiếp đó, bạn được cung cấp một danh sách các tùy chọn Stress Test muốn thực hiện. Sau đó, ấn chọn 'Blend Test' và nhấn chọn 'OK' để tiến hành kiểm tra.

Truy cập vào BIOS

Sau khi nhiệt độ ổn định khoảng 5 đến 10 phút, bạn hãy mở ứng dụng Prime95 và chọn 'Test' nằm ở thanh trên cùng và chọn 'Stop'. Sau đó khởi động lại máy tính và ấn phím chức năng trên bàn phím để truy cập BIOS.

Tiến hành ép xung CPU máy tính laptop

Sau khi đã truy cập thành công vào BIOS, bạn tìm đến tab ép xung CPU được đặt tên là 'OC Tweaker'. Tại đây, bạn sẽ có các tùy chọn khác nhau. Tuy nhiên đơn giản nhất là để bo mạch chủ thực hiện hầu hết công việc. Cấu hình thường dao động từ 4GHz đến 4.8GHz, tùy thuộc CPU mà bạn đang sử dụng.

Tiến hành ép xung CPU máy tính laptop

Đây được xem là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nếu bạn cần ép xung trong tần số khoảng từ 3.5GHz đến 4GHz. Tuy nhiên nó sẽ không phù hợp với tốc độ ép xung cao hơn 4.8GHz.

Nếu máy tính, laptop bị lỗi CPU 100 % thì phải làm sao và khắc phục như nào hiệu quả. Tìm hiểu tại đây.

Ép xung CPU bằng cách thay đổi hệ số nhân cho CPU

Bên cạnh đó, bạn có thể thay đổi tỷ số CPU hoặc hệ số nhân cho tất cả các lõi xử lý để có thể ép xung CPU một cách toàn diện. Các nhân đó hoạt động với tần số BCLK thường là 100 để tạo ra số cuối cùng của 3.5GHz.

Kiểm tra tốc độ tải tối đa của CPU sau khi ép xung

Khi bạn đã điều chỉnh hệ số nhân của CPU xuống 40, hãy lưu lại thay đổi và thoát khỏi BIOS. Bạn khởi động vào Windows sau đó mở phần mềm Core Temp để theo dõi nhiệt độ CPU.

Kiểm tra tốc độ tải tối đa của CPU sau khi ép xung

Tiếp theo khởi động Prime95 và chọn Options > Torture Test > Blend Test để kiểm tra tốc độ tải tối đa của chip xử lý trong hệ thống. Nếu thấy hệ thống vẫn hoạt động ổn định trong khoảng 5 phút thì bạn có thể tăng hệ số nhân để tiếp tục ép xung với tốc độ cao hơn.

Tìm giới hạn xung nhịp

Để tìm giới hạn xung nhịp khi ép xung CPU, bạn có thể tăng từ từ hệ số nhân lên đồng thời kiểm tra sức chịu đựng của thiết bị cho đến khi xuất hiện màn hình xanh hoặc đến khi CPU bắt đầu tự điều chỉnh nhiệt độ.

Ép xung CPU là kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính kiên nhẫn cao. Bởi nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ có thể làm hỏng thiết bị của bạn. Do đó, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ cũng như trang bị đủ linh kiện trước khi thực hiện. Chúc các bạn thực hiện thành công việc nâng cấp build cấu hình PC máy tính và có những trải nghiệm tuyệt vời nhất nhé.

Từ khóa » Cách ép Xung Cpu Cho Laptop