EQ Là Gì? EQ Có Vai Trò Như Thế Nào Trong Quản Lý? - Nef Digital

Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng, người có chỉ số EQ cao có nhiều khả năng thành công trong vai trò quản lý hơn người có IQ cao. Vậy EQ là gì? EQ có thực sự quan trọng như những gì chúng ta được biết? Để kiểm chứng điều đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • EQ là gì?
  • Biểu hiện của người quản lý có EQ cao
    • 1. Khả năng nhận thức bản thân
    • 2. Khả năng kiểm soát bản thân
    • 3. Khả năng tạo ra động lực
    • 4. Khả năng cảm thông
    • 5. Kỹ năng xã hội
  • Vai trò của EQ trong quản lý. Hiệu quả của EQ cao mang lại trong quản lý
    • 1. Tăng hiệu suất làm việc
    • 3. Tăng năng lực lãnh đạo
    • 4. Mở rộng các mối quan hệ
    • 5. Giải quyết xung đột, mâu thuẫn
    • 6. Thấu hiểu người khác
    • 7. Tạo động lực làm việc
  • EQ và IQ giống và khác nhau như thế nào
    • 1. Đôi nét về IQ
    • 2. Điểm giống nhau giữa IQ và EQ
    • 3. Điểm khác nhau giữa IQ và EQ
    • 4. EQ và IQ cái nào quan trọng hơn?
  • Phương pháp thay đổi EQ
    • 1. Đặt mình vào vị trí của người khác
    • 2. Chăm đọc sách, tác phẩm văn chương
    • 3. Ham học hỏi và sẵn sàng tiếp nhận cái mới
  • Nef Digital Jsc.,

EQ là gì?

EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient – nghĩa là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người. Là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh.

Đối với người lãnh đạo, EQ quyết định đến sự thành công hay thất bại trong quản lý nhân sự. Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của đội/nhóm làm việc. Người quản lý không tốt sẽ kéo theo chất lượng làm việc không đạt mức tối đa, đội/nhóm rời rạc, thiếu sự liên kết.

Biểu hiện của người quản lý có EQ cao

Để biết được bản thân có trí tuệ cảm xúc tốt hay chưa, người quản lý có thể dựa vào những biểu hiện sau để tự đánh giá.

1. Khả năng nhận thức bản thân

Khả năng nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ về nguyên nhân, mục đích của những suy nghĩ cá nhân. Đồng thời đánh giá xem điều đó tác động đến cảm xúc người xung quanh như thế nào.

Với người quản lý, nhận thức bản thân giúp họ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân. Việc nhận thức chính xác về tư duy, lời nói, cảm xúc và ngôn ngữ giúp người quản lý có thể thay đổi và nắm giữ mọi hướng đi trong tương lai.

2. Khả năng kiểm soát bản thân

Khả năng kiểm soát suy nghĩ lời nói hành động dựa trên khả năng nhận thức bản thân.

Khả năng kiểm soát bản thân tốt là tiết chế cảm xúc, ít khi nói nặng lời vì tức giận. Hiếm khi đưa ra quyết định mang tính cảm tính, vội vàng. Sẽ không giữ thành kiến hoặc gây tổn thương người khác.

3. Khả năng tạo ra động lực

Biết cách tạo động lực làm việc nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Không chỉ trong công việc mà còn góp phần vào sự thành công của mọi lĩnh vực đời sống

EQ tạo động lực
EQ có khả năng tạo động lực

4. Khả năng cảm thông

Khả năng cảm thông là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố của EQ. Cảm thông là khả năng thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu, mong muốn của người khác; để rồi có giải pháp hợp lý.

5. Kỹ năng xã hội

Nói cách khác, đây là kỹ năng hỗ trợ, tạo động lực cho người khác. Hợp tác với người khác và là cầu nối giữa mọi người với nhau.

Vai trò của EQ trong quản lý. Hiệu quả của EQ cao mang lại trong quản lý

Người lãnh đạo giỏi là người biết tiết chế, điều hòa cảm xúc, và gắn kết giữa mọi người với nhau. Đối với người quản lý, EQ là yếu tố quan trọng quyết định thành công.

1. Tăng hiệu suất làm việc

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trí thông minh cảm xúc quan trọng gấp đôi chuyên môn và kiến thức thuần túy trong việc tạo ra sự hoàn hảo.

Đặc biệt, người quản lý thường xuyên phải làm việc với nhiều cấp/ngành khác nhau với nhiều trình độ, kỹ năng, tính cách khác nhau. Nếu biết cách tiết chế cảm xúc, người quản lý sẽ hoàn thành tốt mọi việc.

Đồng thời, tạo môi trường làm việc lành mạnh. Môi trường làm việc tốt, người quản lý giỏi sẽ thúc đẩy nhân sự làm việc. Từ đó hiệu suất làm việc của đội/nhóm càng được nâng cao.

2. Suy đoán được cảm xúc người đối diện

Trong quản lý, EQ tốt giúp người lãnh đạo dễ dàng duy đoán, nắm bắt được tâm lý, tình cảm của các thành viên. Hiểu được họ đang muốn gì và có cách để đưa ra giải pháp nhằm cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ họ.

Điều này giúp người quản lý dễ dàng hòa quyện vào cảm xúc của người khác, tạo sự gần gũi, thân thiện; được mọi người tôn trọng.

3. Tăng năng lực lãnh đạo

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trong số những người lãnh đạo tốt thì chỉ có 25% người có chỉ số IQ cao hơn bình thường. Còn lại 75% là nhờ chỉ số EQ cao hơn bình thường.

Vì vậy người có chỉ số EQ càng cao, khả năng lãnh đạo càng tốt. Điều này sẽ giúp người quản lý và đội nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

4. Mở rộng các mối quan hệ

Mở rộng quan hệ công việc là điều tất yếu của người quản lý hay một chủ doanh nghiệp. Chính điều này tạo thuận lợi trong quá trình làm việc, giúp bạn biết được nhiều thông tin mới hữu ích. Nhận được những lời khuyên và sự giúp đỡ khi cần thiết, bước tiến gần hơn với sự thành công.

Các mối quan hệ mới cũng là nền tảng để bạn giao tiếp hiệu quả kể cả trong công việc và trong cuộc sống.

5. Giải quyết xung đột, mâu thuẫn

Dù là doanh nghiệp hay đội nhóm, bất cứ nơi đâu đều có thể nảy sinh mâu thuẫn, xung đột bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đe dọa trực tiếp đến chất lượng công việc và nguy cơ tan rã của đội nhóm.

Nhà quản lý có trí tuệ cảm xúc luôn biết cách giải quyết những rắc rối ấy bằng các giải pháp hiệu quả. Với kỹ năng này, người quản lý đồng thời có thể xử lý mâu thuẫn đối với khách hàng, giữa các phòng ban với nhau một cách êm đẹp.

6. Thấu hiểu người khác

Nhà lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc sẽ biết đặt mình vào vị trí của nhân viên để xem xét vấn đề theo những khía cạnh khác nhau. Hiểu được nhân viên họ muốn gì, mạnh về cái gì để từ đó điều phối công việc hợp lý. Từ đó thúc đẩy sự hợp tác giữa người với người.

Nếu nhà quản lý không thể đồng cảm với nhân viên, chắc chắn họ sẽ không nhận được sự tôn trọng và chân thành của nhân viên.

7. Tạo động lực làm việc

Tạo động lực làm việc cho nhân viên là tổng hợp các biện pháp và cách hành xử của tổ chức, doanh nghiệp.

Các nhà quản lý nhằm vào đó để tạo ra sự khát khao cống hiến, sự tự nguyện của người lao động; buộc họ phải nỗ lực, cố gắng phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp/tổ chức đề ra. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng đội/nhóm thành công.

EQ và IQ giống và khác nhau như thế nào

Nhiều ý kiến cho rằng IQ quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống. Các ý kiến khác lại cho rằng, người có chỉ số EQ cao sẽ thành công hơn trong sự nghiệp. Vậy EQ và IQ giống và khác nhau thế nào? Giữa EQ và IQ cái nào quan trọng hơn?

1. Đôi nét về IQ

IQ là chỉ số đo lường trí thông minh, đại diện cho khả năng suy luận logic của một cá nhân. Chỉ số IQ của người bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 85 – 115. IQ càng cao, con người ta sẽ càng sở hữu một trí tuệ tuyệt vời.

2. Điểm giống nhau giữa IQ và EQ

EQ và IQ là hai thước đo về cảm xúc và trí thông minh. Cả hai đều có vai trò quyết định đến sự thành công của mỗi người. Chúng độc lập nhưng bổ sung cho nhau.

EQ là IQ
EQ là IQ

3. Điểm khác nhau giữa IQ và EQ

IQ là chỉ số ổn định, EQ thì không. Trong khi IQ khó có thể thay đổi bởi nó là yếu tố sẵn có của mỗi cá nhân; EQ thì ngược lại, trí tuệ cảm xúc hoàn toàn có thể thay đổi được và tăng lên theo thời gian nếu chúng ta biết cách rèn luyện.

Những người có IQ cao thường rất khó khăn trong việc cải thiện EQ. Bởi vì đôi khi lý trí thông thái quá, sắc bén quá; nó đem ra khống chế lại cảm xúc, trái tim.

Người có IQ cao thường tự mãn vì con đường đi đến thành công của họ dễ dàng hơn. Điều này khiến bản thân họ có thái độ tự mãn và coi thường người khác. Ngược lại, người có EQ càng cao thì càng thấu hiểu được vấn đề, được mọi người yêu quý, tôn trọng.

Người IQ cao phù hợp với những công việc liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học, để đưa ra học thuyết hay hướng giải quyết vấn đề. Ngược lại, người có chỉ số EQ cao phù hợp với những công việc mang tính định hướng, thấu hiểu người khác: Nhà văn, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm lý,…

4. EQ và IQ cái nào quan trọng hơn?

Khó có thể nói được giữa IQ và EQ cái nào quan trọng hơn. Bởi hai yếu tố này luôn tồn tại song song và bổ sung cho nhau. IQ hỗ trợ cho quá trình tư duy phản biện, khả năng tập trung, giải quyết vấn đề. EQ liên quan đến khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, thấu hiểu cảm xúc.

Vì vậy, lời khuyên dành cho người quản lý là nên cân bằng tốt hai chỉ số này để hoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như trọng trách của mình.

Phương pháp thay đổi EQ

Muốn cải thiện chỉ số EQ và trở thành người lãnh đạo tài ba, bạn có thể tham khảo những phương pháp sau.

1. Đặt mình vào vị trí của người khác

Trong công việc cũng như cuộc sống, mọi người phải biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của họ. Từ đó có những lời nói, hành động, việc làm phù hợp.

Trong làm việc đội/nhóm cũng vậy, người quản lý cần có những sự quan tâm nhỏ tới nhân viên để môi trường làm việc trở nên thân thiện hơn. Có thể là một ánh nhìn thông cảm khi đang buồn. Một lời khen khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một câu nói đùa khi họ đang lúng túng, ngại ngùng.

2. Chăm đọc sách, tác phẩm văn chương

Người quản lý dù có bận rộn tới đâu thì mỗi ngày cũng nên dàn 15-20 phút ngồi nghiền ngẫm các tác phẩm văn học. Bởi các tác phẩm văn học nói nhiều về cảm xúc, tâm lý, cách giải tỏa tâm lý. Khi ngồi nghiền ngẫm, tâm hồn càng trở nên nhạy bén.

Đồng thời qua đó hiểu rõ hơn về tâm tư, tình cảm, sự khác biệt trong biểu lộ cảm xúc của những người khác giới. Từ đó, người quản lý có cách nhìn nhận và cách hàng xử tốt hơn, văn minh hơn.

3. Ham học hỏi và sẵn sàng tiếp nhận cái mới

Cởi mở và sẵn sàng đón nhận cái mới luôn song hành với EQ. Để làm được điều này, người quản lý cần cố gắng tìm hiểu và cân nhắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Chấp nhận những suy nghĩ và quan điểm mới giúp bạn ở trong vị trí để cân nhắc tất cả các khả năng có thể xảy ra theo cách tích cực.

Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về EQ là gì? EQ có vai trò thế nào trong quản lý. Từ đó hãy lựa chọn cho mình cách rèn luyện EQ – yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Trân trọng cảm ơn!

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Email: Sales@nef.vn
  • Website: https://nef.vn

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Eq