EQ Là Gì Và ứng Dụng Của EQ Vào Công Việc? - ISB Insight

Trí tuệ xúc cảm – hay gọi là EQ (Emotional Intelligence), là nhân tố quan trọng quyết định khả năng lãnh đạo của mỗi người.

Khả năng điều khiển cảm xúc, nhận thức được xem là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu suất làm việc. Theo nghiên cứu, có đến 90% giới lãnh đạo hàng đầu có chỉ số trí tuệ xúc cảm cao.

Trong công việc, các kỹ năng chuyên môn chỉ giúp được bạn leo lên đến một vị trí nhất định. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo có ý chí cầu tiến hoặc hiện đang ở vị trí một nhà quản lý, bạn cần phát triển EQ cho mình để có thể truyền cảm hứng, dẫn dắt và phát huy đồng đội, cũng như ươm mầm nuôi dưỡng các tài năng.

EQ là gì và ứng dụng của EO vào công việc

EQ là gì và ứng dụng của EQ vào công việc

Nếu bạn muốn nâng cao năng lực lãnh đạo của mình, điểm qua một vài lưu ý về 5 loại EQ bạn cần rèn luyện cho bản thân nhé!

5 loại trí tuệ xúc cảm (EQ) có thể ứng dụng vào công việc

1. Kỹ năng tự nhận thức

Khả năng tự nhận thức của một người đo bằng mức độ hiểu biết rõ ràng điểm mạnh, hạn chế, cảm xúc, niềm tin và động lực của bản thân. Theo khảo sát của công ty tư vấn – Korn Ferry, 79% các nhà lãnh đạo nhận định sai kỹ điểm mạnh của bản thân, trong khi những người khác cho đó là điểm yếu.

Các nhà lãnh đạo có kinh nghiệm trong việc nhận biết và quản lý cảm xúc bản thân có thể nhận thức cảm xúc và biết cách thúc đẩy nhân viên tốt hơn. Ngược lại, nghiên cứu trên Tạp chí Harvard Business Review cho thấy, một tổ chức có các thành viên thiếu tự giác thường đưa ra quyết định tồi tệ hơn và kém hiệu quả hơn trong việc quản lý xung đột nội bộ.

Bằng cách thừa nhận điểm yếu của bạn, bạn có thể xây dựng niềm tin và sự minh bạch trong nhóm của mình. Bạn cũng có thể từng bước phát triển sự chuyên nghiệp trong công việc của mình nhờ nhận thức được vấn đề nào cần phải cải thiện.

2. Khả năng tự điều chỉnh

Khả năng tự điều chỉnh là cách một người quản lý cảm xúc và hành động của mình. Có kỹ năng tự nhận thức càng cao, bạn càng có thể kiểm soát bản thân tốt.

“Theo kinh nghiệm của tôi, tôi không bao giờ xem việc bùng phát cảm xúc thể hiện khả năng lãnh đạo tốt” – trích từ bài viết của Daniel Goleman – nhà tâm lý học phổ biến nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, trên trang web của mình.

Nếu bạn là người dễ bộc phát cảm xúc của mình, đây là những thủ thuật nhỏ khiến việc điều chỉnh cảm xúc trở nên tốt hơn:

  • Tạm dừng trước khi phản hồi: Hãy cho bản thân thời gian dừng lại và suy nghĩ trước khi trả lời ngay lập tức. Điều này có thể đơn giản như hít một hơi thật sâu và cho phép tạm dừng 20 giây để cảm xúc của bạn thoát khỏi suy nghĩ của bạn.
  • Lùi lại một bước: Đôi khi, bạn có thể muốn rời khỏi phòng, và điều đó hoàn toàn ổn. Đi dạo, uống một chút nước, hoặc gọi cho một người bạn sẽ khiến bạn bình tĩnh tốt hơn là đưa ra một phán xét, gửi một email phàn nàn hoặc đả kích đồng nghiệp của mình.
  • Nhận biết cảm xúc của bạn: Hãy thử ghi lại cảm giác của bạn và điều gì gây ra sự khó chịu cho bạn. Nếu bạn biết điều gì gây khó chịu cho bạn, lần tới khi một tình huống tương tự xảy ra, bạn sẽ được định hướng và chuẩn bị tốt hơn để xử lý nó theo cách tích cực, lành mạnh.

Nếu bạn thừa nhận cảm xúc của mình và cho bản thân thời gian để xử lý chúng, bạn có thể cẩn thận vẽ ra cách tốt nhất bạn có thể phản ứng và tránh làm bất cứ điều gì có thể gây nguy hiểm cho thiện chí mà bạn đã làm việc chăm chỉ để xây dựng.

3. Sự đồng cảm

Đồng cảm là khả năng thấu hiểu kinh nghiệm và cảm xúc của một người khác, và đã được xếp hạng là kỹ năng lãnh đạo hàng đầu cần thiết hiện nay, dựa trên công ty tư vấn toàn cầu DDI.

Theo nghiên cứu của DDI, các nhà lãnh đạo xuất sắc trong việc lắng nghe và phản hồi với sự đồng cảm có ảnh hưởng tốt cao hơn 40% trong việc huấn luyện, lập kế hoạch và ra quyết định.

Bằng cách tích cực lắng nghe nhân viên của mình và dành thời gian để hiểu mong muốn và nhu cầu của họ, bạn có thể tăng cường sự tham gia, xây dựng niềm tin và huấn luyện họ làm việc hiệu quả hơn thông qua các thử thách.

Khi đội của bạn càng cảm thấy được đánh giá cao, họ càng đầu tư vào công việc nhiều hơn, điều này sẽ dẫn đến tinh thần công ty cao hơn và văn hóa công ty cũng mạnh hơn.

4. Động lực

Động lực đề cập đến khả năng của bạn để truyền cảm hứng cho bản thân cũng như những người khác để làm việc.

Ví dụ, các nhà lãnh đạo biết cách động viên đội ngũ của mình sẽ quan tâm đến đạt được các mốc quan trọng của tổ chức hơn là các giải thưởng tiền bạc. Họ đặt mục tiêu, chủ động, vượt qua thử thách và giữ tinh thần lạc quan trong thời kỳ khó khăn.

Bạn càng giữ được tinh thần tích cực, nhóm của bạn sẽ càng cảm thấy tự tin hơn. Động lực nội tại của bạn sẽ truyền cảm hứng cho tổ chức và bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách trao quyền cho nhân viên.

5. Kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội thiên về cách bạn nhận thức cảm xúc và tương tác và giao tiếp với người khác. Ví dụ, các nhà lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc mạnh có thể bước vào một căn phòng của nhân viên dù cảm nhận được sự căng thẳng, vẫn có thể giải quyết xung đột trước khi nó leo thang.

Bạn càng đồng điệu với cảm xúc của mình, bạn càng dễ dàng kết nối với người khác. Và khi đã kết nối với cảm xúc của người khác, bạn có thể dễ dàng xây dựng và duy trì các mối quan hệ hơn.

Các nhà lãnh đạo có kỹ năng xã hội mạnh mẽ biết rằng họ không thể đạt được thành công chỉ một mình. Vượt qua các mục tiêu và đạt được các mốc quan trọng đòi hỏi sự hợp tác, giao tiếp và tầm nhìn chung của cả tổ chức.

EQ là gì và ứng dụng của EO vào công việc

EQ là gì và ứng dụng của EO vào công việc

Làm thế nào để phát triển trí tuệ xúc cảm?

Nếu bạn cảm thấy bản thân còn thiếu sót trong việc hoàn thiện kỹ năng của mình, đây là những thủ thuật dành cho bạn:

1. Thử ghi chép lại hành trình của mình

Vào cuối ngày làm việc, hãy suy nghĩ về cách các cuộc họp, dự án và mối tương tác của bạn đã diễn ra như thế nào dù là tích cực hay tiêu cực. Bằng cách viết ra những suy nghĩ của bạn, bạn có thể phát hiện và đánh giá về hành vi và phản ứng của bản thân cũng như những người khác.

Bạn đã làm tốt ở điểm nào? Nhân viên của bạn cảm thấy thế nào? Có những người hoặc tình huống chắc chắn khiến sẽ bạn thất vọng, và nếu như thế thì tại sao? Bạn sẽ nhận thức rõ hơn về những gì làm bạn khó chịu, để bạn có thể tránh được sự bùng nổ cảm xúc trong tương lai hoặc các tình huống tương tự để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.

2. Trải qua phương pháp đánh giá 360 độ

Trong phương pháp đánh giá toàn diện 360 độ, bạn tiếp nhận phản hồi từ người quản lý và đồng nghiệp của mình, đồng thời trải qua quá trình tự đánh giá bản thân.

Thông qua quá trình này, bạn có thể hiểu được quan điểm có giá trị về những gì đồng nghiệp của bạn coi là điểm mạnh và điểm yếu của bạn, cũng như khám phá bất kỳ điểm mù nào bạn có thể có.

Theo Jack Zenger, CEO của công ty phát triển lãnh đạo Zenger Folkman, hơn 85% trong số tất cả các công ty Fortune 500 sử dụng phương pháp đánh giá toàn diện 360 độ.

Điều đó có thể giúp cải thiện khả năng tự nhận thức của các nhà lãnh đạo, từ đó cải thiện hiệu quả nơi làm việc, giảm căng thẳng và gắn kết các mối quan hệ với nhau hơn.

  • Xem thêm 3 phong cách lãnh đạo thường gặp

Nguồn: Harvard Business School

Cập nhật kiến thức mới

Nhập email để cập nhật nhanh nhất thông tin, kiến thức từ Viện ISB

Đăng ký nhận bản tin

Từ khóa » Tình Huống Eq