EQ Là Gì? Ý Nghĩa Của EQ Ra Sao? - Văn Phòng Cho Thuê

Sử dụng chỉ số EQ để đánh giá năng lực hành vi, cách ứng xử tình huống trong công việc hoặc sử dụng cho đối tượng trẻ em đang được đánh giá cao hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng biết EQ là gì và mang ý nghĩa ra sao? Mục Lục:  

  • EQ là gì?
  • Các dạng trắc nghiệm chỉ số EQ trung bình
  • Chỉ số EQ bao gồm trí tuệ cảm xúc nào?
  • Muốn cải thiện EQ nên làm thế nào?
  • Dấu hiệu người có EQ trung bình cao
  • Các dạng trắc nghiệm chỉ số EQ trung bình

EQ là gì?

EQ là viết tắt của Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số cảm giác. Đôi khi EQ cũng được gọi là Emotional Intelligence (EI) có nghĩa là trí tuệ cảm xúc. EQ biểu đạt khả năng theo dõi cảm xúc của bản thân cũng như cảm xúc của người khác. Từ đó, bạn có thể phân biệt, gắn nhãn chính xác các loại cảm xúc khác nhau.

Bạn đã biết EQ là gì chưa

Bạn đã biết EQ là gì chưa?

Thông qua việc này, bạn có thể tự điều hướng suy nghĩ, hành vi của bản thân cũng như sự ảnh hưởng của cảm xúc đến người khác. Trong một số trường hợp, EQ chính là những gì bản thân bạn cảm thấy đồng cảm với bạn bè, đồng nghiệp hoặc cố gắng quản lý đứa trẻ ương bướng.

EQ giúp bản thân mỗi người kết nối với người khác, từ đó hiểu rõ bản thân mình và mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phân chia rõ trí tuệ cảm xúc dựa vào chỉ số kiểm tra EQ. Cụ thể:

  • Dưới 84: Chỉ số EQ thấp, chiếm 16% dân số toàn thế giới.
  • 85 - 115: Chỉ số EQ mức trung bình. Đây là nhóm EQ có tỷ lệ cao nhất, tương đương với 68% dân số toàn thế giới.
  • 116 - 130: Chỉ số EQ cao, chiếm 14% dân số toàn thế giới.
  • 131 trở lên: Chỉ số EQ cao thuộc nhóm tối ưu, chiếm 2% dân số toàn thế giới.

Hầu hết, người có chỉ số EQ cao thường dễ dàng nhận diện, kiểm soát cảm xúc của bản thân và người xung quanh. Chính vì vậy, nhóm EQ này thường có khả năng lãnh đạo tốt.

Các dạng trắc nghiệm chỉ số EQ trung bình

Trên thực tế, có khá nhiều mô hình và định nghĩa về chỉ số EQ đã được đưa ra. Tuy nhiên, chỉ có mô hình cảm xúc năng lực và mô hình cảm xúc đặc điểm là được chấp nhận sử dụng rộng rãi. Chính vì vậy, các bài kiểm tra EQ dưới dạng trắc nghiệm cũng chủ yếu dựa vào 2 dạng này.

Đánh giá năng lực EQ

Đánh giá năng lực EQ thế nào?

Mô hình EQ năng lực thường được đo bằng việc sử dụng tối đa các bài kiểm tra EQ về hành vi. Trong khi đó, mô hình EI lại đánh giá chỉ số bằng các bài kiểm tra EQ dưới dạng câu hỏi tự trả lời, thể hiện rõ phần nào tính cách của bạn.

Thực tế, việc sử dụng bài trắc nghiệm MBTI để kiểm tra tính cách một người cũng thường được áp dụng hiện nay.

Bạn nên biết rằng, người có EQ cao luôn biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và người xung quanh. Đồng thời có khả năng thấu hiểu và chia sẻ với cảm xúc của người khác. Hơn hết, họ luôn giữ thái độ tự tin trong mọi tình huống, cho dù là khó khăn và gian khổ.

Điều này đủ chứng minh rằng người có EQ cao thường dễ dàng làm lãnh đạo, dẫn dắt người khác. Chính vì vậy, thời hiện đại các bài kiểm tra EQ thực sự quan trọng và cần thiết không kém kiểm tra IQ.

Chỉ số EQ bao gồm trí tuệ cảm xúc nào?

Dựa vào một số nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, người có chỉ số EQ cao thường có khả năng thành công hơn trong cuộc sống. Chỉ số EQ đại diện cho trí tuệ cảm xúc nào. Theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn.

Người có EQ cao thường có khả năng thành công hơn trong cuộc sống

Người có EQ cao thường có khả năng thành công hơn trong cuộc sống

Tự nhận thức

Tự nhận thức là khả năng cực kỳ quan trọng của mỗi người, khi chúng ta hiểu được cảm xúc thì mới có thể cân bằng được trạng thái của bản thân. Đồng thời, sự am hiểu về sở thích, trực giác, nguồn lực… cũng giúp bạn đưa ra những quyết định quan trọng, bao gồm: lựa chọn nghề nghiệp, giao tiếp với đối tác.

Bên cạnh đó, những yếu tố quan trọng của khả năng tự nhận thức của mỗi người còn được thể hiện qua các yếu tố khác như: sự tự tin, nhận diện cảm xúc của đối phương.

Tự điều chỉnh

Khả năng tự điều chỉnh được đánh giá qua việc quản lý, tiết chế những cảm xúc của chính bản thân chúng ta, bao gồm cảm xúc tích cực và tiêu cực. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong khi cân bằng cảm xúc bản thân, cư xử đúng mực với mọi người xung quanh.

Theo đánh giá khách quan, người có EQ tốt thường có khả năng tự điều chỉnh rất tốt. Ngoài ra, loại trí tuệ này còn bao gồm các khía cạnh khác như sau:

  • Quản lý tốt những mâu thuẫn - xung đột.
  • Có khả năng xây dựng và duy trì những tính cách tốt đẹp của bản thân như sự liêm chính, trung thực.
  • Luôn là người có trách nhiệm với tất cả công việc của bản thân thực hiện.
  • Dễ dàng thích ứng với mọi môi trường nhờ khả năng linh hoạt.
  • Luôn cởi mở, đón nhận cái mới với tinh thần cầu tiến.

Động lực

Nếu bạn là một người có EQ cao chắc chắn sẽ luôn xác định mục tiêu, xây dựng thái độ sống lành mạnh, tích cực để tạo thêm nhiều động lực cho bản thân. Đặc biệt, bản thân phải biết điều chỉnh cảm xúc từ tiêu cực thành tích cực, nhìn mọi thứ tốt đẹp và không ngừng phấn đấu.

Trí tuệ động lực được hình thành từ những yếu tố dưới đây:

  • Tinh thần lạc quan: Khiến bản thân luôn theo đuổi ước mơ, dự định một cách bền bỉ, lâu dài, không quản ngại khó khăn.
  • Biết nắm bắt thời cơ để sẵn sàng thực hiện mục tiêu của mình.
  • Đưa ra những quyết định phù hợp với con đường và định hướng chung của tập thể.
  • Phấn đấu không ngừng nghỉ để biến ước mơ của bản thân thành hiện thực, xây dựng mọi mục tiêu theo hướng tích cực nhất.

Đồng cảm

Trí tuệ đồng cảm được đánh giá qua việc tự nhận biết, am hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, nhu cầu của mọi người xung quanh. Điều này giúp bạn dễ dàng nắm bắt được những mong muốn của đối phương. Đặc biệt là các đối tác trong công việc và khiến bạn ký kết nhiều hợp đồng, mang đến sự thành công cao.

Người có EQ cao thường rất mềm mỏng, khéo léo trong việc quyết định mọi việc không làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Ngoài ra, những người này rất dễ dàng trong con đường thăng quan tiến chức nhờ vào các yếu tố dưới đây.

  • Thuận tiện trong phát triển sự nghiệp khi hoàn thành tất cả mọi công việc được giao, làm hài lòng người khác.
  • Biết nắm bắt và nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của người khác.
  • Luôn chia sẻ và thấu cảm với mọi người. Từ đó, hiểu rõ hơn mong muốn, nội tâm của họ.

Kỹ năng xã hội

Điều này được thể hiện qua sự nhạy bén trong việc dẫn dắt, gợi mở những phản ứng mà bản thân mong muốn người khác đạt được. Bạn có biết, khả năng thành công của một người tỷ lệ thuận với trí tuệ cảm xúc của bản thân họ. Điều này chứng minh rõ rằng, người có EQ thấp thường không cư xử khéo léo trong khi giao tiếp lẫn công việc.

Một số đặc điểm chỉ rõ bạn là người có EQ cao như sau:

  • Khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt mọi thông tin dễ hiểu, hiệu quả.
  • Có khả năng truyền cảm hứng với người khác, có tố chất làm lãnh đạo.
  • Đưa ra những chiến thuật mới, khả năng thành công cao trong công việc.
  • Dễ dàng giải quyết những bất đồng trong nhóm, tổ chức.
  • Khả năng định hướng, dẫn dắt để nhóm, tổ chức đi đúng với con đường vạch sẵn.

Muốn cải thiện EQ nên làm thế nào?

Cải thiện EQ chỉ với những thay đổi nhỏ trong suy nghĩ và cách sống

Cải thiện EQ chỉ với những thay đổi nhỏ trong suy nghĩ và cách sống

Để nâng cao, cải thiện chỉ số EQ thì mỗi người hãy áp dụng những cách dưới đây.

- Thực hiện thêm nhiều bài tập để nâng cao khả năng tập trung của não.

- Luôn luôn lắng nghe mọi người xung quanh nói, chia sẻ, phát biểu.

- Áp dụng thiền chánh niệm trong cuộc sống.

- Xây dựng lối sống lành mạnh cho bản thân.

- Tạo cho tinh thần thoải mái, đầu óc thư giãn.

- Biết cân bằng cảm xúc bản thân.

- Luôn thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của người khác.

- Tiếp thu những góp ý, phê bình của người khác để bản thân tốt hơn.

- Luôn sẵn sàng cho bản thân cơ hội để trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo.

Dấu hiệu người có EQ trung bình cao

dau hieu eq

Những dấu hiệu của người có EQ trung bình cao trong cuộc sống, công việc

Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây, xin chúc mừng bạn có EQ trung bình cao:

Kiểm soát suy nghĩ

Rất nhiều người thường không kiểm soát được cảm xúc trong thời điểm nhất định. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát phản ứng trước những cảm xúc đó bằng việc tập trung vào suy nghĩ.

Chấp nhận lắng nghe phê bình

Không ai muốn bị phê bình, tuy nhiên hãy xem đây là một cơ hội để phát triển, học hỏi để mọi thứ trở nên hoàn hảo hơn trong tương lai.

Đưa ra những nhận xét hữu ích

Không ai muốn bị chê trách, chỉ ra lỗi sai. Vì vậy, hãy nhận xét mọi thứ bằng ngôn từ nhã nhặn, mang tính xây dựng và góp ý để không phải ai bị tổn thương.

Đồng cảm

Có thể hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của người khác để kết nối với người khác dễ dàng hơn. Ngưng phán xét và hãy đặt bản thân vào vị trí của họ để hiểu được tâm tư của họ.

Không ngại ngần giúp đỡ người khác

Việc giúp đỡ không phải những gì to lớn, bạn chỉ cần lắng nghe, giúp đỡ, sát cánh bên người khác khi gặp khó khăn cũng là một điều tuyệt vời.

Dành tặng lời khen

Khi người khác làm tốt, làm đúng, bạn hãy khen ngợi để truyền cảm hứng giúp họ hoàn thành công việc tốt nhất.

Luôn nói lời xin lỗi

Khi bản thân sai, hãy xin lỗi. Bởi vì điều này thể hiện bạn là người can đảm, khiêm tốn và giúp các mối quan hệ trong cuộc sống, công việc tốt đẹp hơn.

Biết khi nào nên dừng lại

Luôn dành thời gian để suy nghĩ những gì cần nói và hành động. Điều này giúp cho người khác không bị lúng túng hoặc rơi vào trạng thái bế tắc khi thấy và nghe những gì bản thân bạn làm.

Biết được điểm mạnh, yếu của bản thân

Hãy luôn thành thật với bản thân mình, để biết cần cố gắng và khắc phục ở đâu. Một người có EQ cao trung bình sẽ luôn học cách xác định điểm mạnh, yếu của bản thân và phân tích, cải thiện để mọi thứ trở nên hoàn hảo nhất.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn EQ là gì, ý nghĩa của chỉ số EQ. Bạn hãy tự điều chỉnh trí tuệ cảm xúc để đạt được nhiều thành công trong công việc lẫn cuộc sống.

Từ khóa » Mức Eq