ESD Là Gì? Tầm ảnh Hưởng Của ESD Trong Công Nghiệp - ECO3D

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn bạn đã gặp trường hợp giật điện nhỏ do sự tiếp xúc giữa 2 vật tích điện. Chúng ta có thể gặp hiện tượng này trong những hoạt động thường ngày, ví dụ như những sợi lông hay sợi tóc bị thu hút về phía chiếc lược cọ xát vào chất liệu len, giật nhẹ khi chúng ta đi ngang qua một tấm thảm và chạm vào tay nắm cửa bằng kim loại ... người ta gọi hiện tượng này là ESD.

Vậy ESD là gì? Tại sao nên kiểm soát ESD? Tầm ảnh hưởng của ESD trong các ngành công nghiệp ra sao? Hãy cùng ECO3D tìm hiểu sau bài viết này.

ESD là gì?

ESD là gì

ESD là viết tắt của "Electrostatic sensitive devices" nghĩa là sự phóng tĩnh điện là dòng điện đột ngột giữa hai vật tích điện khác nhau gây ra bởi sự tiếp xúc, sự cố chập điện hoặc sự cố điện môi. Sự tích tụ tĩnh điện có thể được gây ra bởi quá trình tribocharge hoặc do cảm ứng tĩnh điện.

Những hiện tượng phóng tĩnh điện này khá là vô hại với con người và các ngành công nghiệp, tuy nhiên có một số ngành công nghiệp đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra hiện tượng phóng tĩnh điện này đó là những ngành công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử ...

Lý do cần kiểm soát ESD

Như đã nói ở trên thì hiện tượng phóng tĩnh điện xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hàng ngay hay trong công nghiệp. Trong sản xuất công nghiệp thì hiện tượng phóng xả tĩnh điện được hình thành trong quá trình máy móc vận hành, được sinh ra do chuyển động của con người trong quá trình thao tác, trong quá trình di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

Hầu như các ngành công nghiệp không bị ảnh hưởng bởi ESD, tuy nhiên ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, vi mạch điện tử thì ESD có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Những ngành công nghiệp điện tử này có yêu cầu rất cao đối với chất lượng sản phẩm vì vậy đây là tiêu chí hàng đầu được các nhà sản xuất chú ý trong quá trình hoạt động.

Đọc thêm: Phân biệt giày tĩnh điện và giày cách điện

Ảnh hưởng của ESD với ngành công nghiệp điện tử

esd là gì

ESD có thể ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử, tuy nhiên nó lại không làm hỏng ngay lập tức mà nó sẽ làm chất lượng kém dần đi. Điều này thật sự nguy hiểm cho nhà sản xuất cũng như người sử dụng bởi không biết được sản phẩm sẽ hỏng khi nào, tuổi thọ của sản phẩm cũng bị giảm xuống đáng kể.

Hiện tượng phóng tĩnh điện còn gây ra vấn đề trục trặc, suy giảm chất lượng của các thiết bị điện tử, bản mạch linh kiện điện tử, thậm chí gây ra thiệt hại cả thiết bị sản phẩm hoàn chỉnh, dẫn tới thiết bị không hoạt động được, hoặc gặp nhiều lỗi không khắc phục được. Đây là những thiệt hại thông qua dòng điện, thông qua sóng điện từ trường trong môi trường làm việc.

Giải pháp chống tĩnh điện

Các chất liệu khác nhau sẽ có những giải pháp khác nhau. Đối với các chất liệu đẫn điện thì phương pháp thường gặp nhất là nối đất trực tiếp.

Đối với những chất liệu không dẫn tĩnh điện như vật liệu tự nhiên, hỗn hợp thì chỉ có một giải pháp duy nhất là dùng ionizer. Đây là phương pháp tạo ra các ion trung hoà những vùng bị tĩnh điện, nếu không được trung hòa bởi những điện tích tự do, tĩnh điện mất đi rất chậm. Những Vật liệu cách điện cho phép những nhóm điện tích âm và điện tích dương hình thành. Khi những điện tích không thể di chuyển trên bề mặt của vật liệu này, việc nối đất không thể loại bỏ những điện tích này. Sự ion hóa là phương tiện duy nhất để loại bỏ tĩnh điện ở những vật liệu cách điện. Sự ion hoá các điện tử tự do trong không khí bằng phương pháp phân cực điện áp cao tạo ra liên tục luồng điện tích âm và điện tích dương. Những điện tích này sẽ kết hợp với những điện tích trái dấu trên bề mặt của vật liệu do đó triệt tiêu được tĩnh điện trên bề mặt cách điện.

ESD là gì?

Các thiết bị chống tĩnh điện có thể khử được các ion bằng cách trung hoà chúng. Một số thiết bị chống tĩnh điện thông dụng là: thanh khử tĩnh điện, vòi phun chống tĩnh điện, súng chống tĩnh điện, dao khí, quạt thổi ion, bộ nạp tĩnh điện, vòng tay tĩnh điện, sàn chống tĩnh điện, dây nối đất... (antistatic bar, ionizing nozzle, ionizing gun, air knife, ionizing blower, charging, wrist trap...).

Các sản phẩm, linh kiện điện tử dễ dàng bị hư hỏng bởi tĩnh điện. Để bảo vệ các sản phẩm này, người ta sử dụng các loại túi có khả năng chống tĩnh điện.

Để chống tĩnh điện cho một hệ thống máy in, người ta gắn những thanh khử tĩnh điện lên một số vị trí để nó trung hoà các ion tạo ra từ giấy trong quá trình cọ xát, xả cuộn, sấy khô...

Để chống tĩnh điện trong quá trình sơn, người ta sử dụng quạt ion hoặc thanh khử tĩnh điện gắn ở vị trí gần nơi phun sơn để những thiết bị này khử ion trong các hạt sơn. Do không bị nhiễm tĩnh điện, các hạt sơn bám chắc chắn vào bề mặt hạt cần sơn, tạo nên lớp sơn thẩm mỹ hơn.

Và còn nhiều ứng dụng nữa của các dụng cụ chống tĩnh điện trong việc chống lại tĩnh điện gây thiệt hại cho sản xuất và cuộc sống con người.

esd

Hi vọng sau bài viết này người lao động có thể hiểu được ESD là gì? Tại sao nên kiểm soát ESD? Tầm ảnh hưởng của phóng tĩnh điện đến các ngành công nghiệp ra sao? Và giải pháp chống tĩnh điện? Từ đó rút ra kinh nghiệm, lựa chọn được những thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với tính chất công việc.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với ECO3D qua số hotline: 0983 330 380 (Mr Dũng) để được giải đáp một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Hỗ trợ mua hàng sớm nhất và nhận mức giá ưu đãi nhất.

Từ khóa » Tĩnh điện Esd