Esd Là Gì? Vì Sao Cần Phải Quan Tâm đến Esd Trong Sản Xuất?
Trong lao động và sinh hoạt thường ngày, bạn đã từng gặp hiện tượng bị điện giật khi tiếp xúc với vật bị tích điện. Ví dụ như những sợi tóc sợi lông bị hút về phía trước lược hay cọ sát với vải len…Hiện tượng này được người ta gọi chung là esd.
Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết esd là gì? Và vì sao chúng ta cần phải quan tâm đến esd nhé!
- Các Loại Thước Đo Trong Cơ Khí Nhất Định Phải Có
- Vòng Đeo Tay Chống Tĩnh Điện Là Gì? Loại Nào Tốt?
- Antistatic là gì? Cách giải quyết vấn đề tĩnh điện trong sản xuất
Bạn đã nghe nhiều người nhắc đến esd. Nhưng bạn chưa biết esd là gì? Tầm ảnh hưởng của nó trong sản xuất công nghiệp ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của SS HEALTH CARE VIỆT NAM, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết cho các bạn về vấn đề này.
Vậy esd là gì?
Theo phân tích thì ESD chính là viết tắt của từ tiếng Anh “Electronstatic sensitive devices”. Dịch nghĩa của từ này là sự phóng tĩnh điện. Hiện tượng phóng tính điện thường xảy ra khi hai vật có điện tích khác nhau được đưa đến chạm vào nhau hoặc tiếp xúc gần sẽ gây tĩnh điện. Trong trường hợp vật tích tĩnh điện có năng lượng lớn không chỉ phóng điện mà còn phát ra tia lửa điện rất nguy hiểm.
Các bạn có thể gặp hiện tượng Esd trong cuộc sống và sản xuất hàng ngày. Trong đó, Esd trong đời sống quen thuộc nhất các bạn sẽ thấy: hiện tượng cởi áo len ra khi trời lạnh sẽ nghe thấy tiếng lách tách, hiện tượng tóc bị dựng đứng hay bám dính vào bề mặt quần áo phát ra tiếng kêu tách tách. Một hiện tượng cũng thường gặp đó là khi mặc đồ len, dạ mà chạy ra mở cửa, cổng sát sẽ bị điện giật nhẹ 1 cái. Đó là do toàn bộ điện tích được hình thành trong quá trình cọ xát của chiếc áo len/dạ trên da đã được phóng ra cánh cổng sắt dẫn đến điện giật tay bạn.
Thực tế, hiện tượng tĩnh điện không gây hại đến sức khỏe con người. Nó chỉ gây bất tiện trong một số trường hợp nhưng nhìn chung là khá an toàn. Nhưng trong sản xuất công nghiệp hiện tượng phóng xả tĩnh điện lại gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử. Nếu để tình trạng phóng tĩnh điện xảy ra sẽ gây lỗi hỏng cho các bảng mạch điện tử.
Tại sao cần phải chống tĩnh điện?
Như chúng tôi đã phân tích ở trên thì hiện tượng phóng tĩnh điện xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như sản xuất công nghiệp. Nếu như trong cuộc sống hàng ngày nó không gây hại gì nhiều. Thì trong sản xuất công nghiệp hiện tượng phóng xả tĩnh điện trong quá trình máy móc vận hành hay do quá trình vận động của con người thì lại gây hại rất lớn.
Ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nhất của phóng tĩnh điện ESD là sản xuất và lắp đặt các vi mạch điện tử. Vì hiện tượng phóng tĩnh điện này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của sản phẩm. ESD gây ảnh hưởng ngay đến thiết bị điện tử. Tuy nó sẽ không làm hỏng ngay lập tức nhưng sẽ làm chất lượng vi mạch kém dần. Tuổi thọ của sản xuất sẽ bị giảm đi đáng kể.
Hiện tượng phóng tĩnh điện còn gây ra các vấn đề trục trặc, suy giảm chất lượng của các thiết bị vi mạch, linh kiện điện tử. Thậm chí nó có thể gây hại cả đến những sản phẩm chưa hoàn chỉnh dẫn đến thiết bị không thể hoạt động được.
Giải pháp nào chống tĩnh điện ESD cho các nhà máy tại Việt Nam?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hiện tượng phóng tĩnh điện ESD sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất linh, phụ kiện điện tử. Chính vì thế, các bạn cần tìm ra giải pháp để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này.
Cách thứ nhất: Các bạn chỉ nên sử dụng các loại chất liệu không dẫn tĩnh điện như các loại vật liệu tự nhiên.
Cách thứ hai: Các bạn có thể dùng ionizer giúp tạo ra các ion trung hòa những vùng bị tĩnh điện.
Cách thứ ba: Sử dụng các vật liệu cách điện cho người lao động. Khi sử dụng các đồ vật có vật liệu chống cách điện sẽ giúp ngăn điện tích không di chuyển trên bề mặt của vật liệu này.
Cách thứ tư: Sử dụng các thiết bị chống tĩnh điện, những thiết bị này có thể khử được các ion bằng cách trung hòa chúng. Một số thiết bị có thanh khử tĩnh điện, vòi phun chống tĩnh điện hay súng chống tĩnh điện…sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng tự phát điện trong không khí.
Cách thứ năm: Để chống tĩnh điện trong quá trình sơn nhà, người ta có dùng cả quạt ion hoặc thanh khử tĩnh điện để gần vị trí phun sương. Thiết bị này sẽ giúp khử ion có trong hạt sơn và chống tĩnh điện hiệu quả hơn.
Hướng dẫn phân loại độ chống tĩnh điện và cách kiểm tra
Để giảm thiểu và triệt tiêu tác hại của của sự phóng tĩnh điện trong các nhà máy, dây chuyền sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử. Các bạn cần trang bị các thiết bị giúp chống tĩnh điện và làm giảm tác hại của hiện tượng này. Theo đó, các bạn có thể sử dụng các thiết bị chống tĩnh điện có điện trở chuẩn từ 10^6 ~ 10^11 Ohm.
Nếu các bạn muốn kiểm tra độ tĩnh điện đã phù hợp chưa thì nên dựa vào các mô hình chính của ESD:
Mô hình HBM đây là mô hình giúp mô phỏng truyền trực tiếp của điện tích tĩnh điện thông qua một loạt các trở kháng đáng kể đến từ cơ thể người hoặc từ loại vật liệu nào đó khiến cho thiết bị phóng/xả tĩnh điện.
Mô hình CDM đây là mô hình phóng điện do chíp bán dẫn bị tích tụ điện tích. Nó có sức phá hủy lớn hơn mô hình HBM. Tuy nhiên, thời gian phóng/xả điện tích thường ngắn chỉ từ 0,4 ~ 2 x 10^-9 giây và cường độ dòng điện khi lên đỉnh sẽ đo được đến vài chục Ampe.
Mô hình MM đây là mô hình phóng điện có nguồn gốc từ Nhật Bản. Và đến hiện nay nó không còn được sử dụng nữa qua năm 2014. Tuy nhiên, nó vẫn là cách chống tĩnh điện mà các bạn nên tham khảo.
Tạm kết
Hy vọng sau bài viết trên đây, các bạn đã có thể hiểu được ESD là gì? Và vì sao các doanh nghiệp đang nỗ lực kiểm soát ESD. Từ đó, các bạn sẽ có cơ hội để rút ra kinh nghiệm phòng chống tĩnh điện trong quá trình sinh hoạt và sản xuất công nghiệp hiệu quả nhất
Từ khóa » Esd Là Viết Tắt Của Từ Gì
-
ESD Là Gì? Tầm ảnh Hưởng Của ESD Trong Công Nghiệp - ECO3D
-
ESD Là Gì? Tại Sao Phải Kiểm Soát ESD - Megaline
-
ESD Là Gì? -định Nghĩa ESD | Viết Tắt Finder
-
ESD Là Gì? Thế Nào Là Chống Tĩnh điện? - Cơ Khí Thành Công
-
ESD Là Gì? Tại Sao Phải Kiểm Soát ESD - Megaline
-
ESD Là Gì ? Những Phương Pháp Chống Tĩnh điện Hiệu Quả
-
Từ ESD Là Gì Và Conductive Là Gì ? - Plastic IDO
-
Chống Tĩnh điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
ESD Là Gì? 4 Kiến Thức Giúp Bạn Ngăn Ngừa Phóng Tĩnh điện
-
ESD Là Gì, Nghĩa Của Từ ESD | Từ điển Viết Tắt
-
ESD Là Gì? Nghĩa Của Từ Esd - Abbreviation Dictionary
-
Kỹ Thuật ESD điều Trị Ung Thư Sớm ống Tiêu Hoá | Vinmec
-
Key điện Tử ESD Là Gì? Lợi ích Khi Mua Phần Mềm Bản Quyền điện Tử
-
TRẠI HÈ ESD – GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - HILL