ESP Là Gì? Ô Tô Có ESP Sẽ Cứu Bạn Như Thế Nào?

Mục lục

  • 1 ESP Là Gì?
  • 2 Vai Trò Của ESP Trên Xe Ô Tô
  • 3 Cấu Tạo Của ESP – Hệ Thống Đảm Bảo An Toàn Cho Ô Tô
  • 4 Nguyên Lý Hoạt Động Của ESP

Công nghệ ngày càng phát triển giúp cuộc sống của con người ngày càng an toàn và thoải mái hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô.

Những hệ thống như phanh ABS, hệ thống cảnh báo lệch làn đường, hệ thống phanh khẩn cấp, ESP… giúp chúng ta lái xe an toàn hơn, giảm tai nạn giao thông hiệu quả.

Vậy ESP là gì? Hệ thống cân bằng điện tử này có tác dụng như thế nào trên xe ô tô?

Cùng Ô Tô Hoàng Long tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

ESP là gì
ESP là gì

ESP Là Gì?

ESP (Electronic Stability Program) là hệ thống cân bằng điện tử được trang bị trên xe ô tô với mục đích giúp ngăn hiện tượng xe bị mất lái, chệch khỏi đường đi và từ đó đảm bảo tính an toàn khi xe tham gia giao thông.

ESP hoạt động dựa trên sự liên kết và phối hợp giữa các hệ thống như hệ thống phanh chống bó cứng (ABS) hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System)…

Hệ thống ESP hiện nay không chỉ giới hạn ở những xe hiệu suất cao mà còn được trang bị cho khá nhiều dòng xe phổ thông, giúp tăng độ an toàn cho người lái và hành khách.

Vai Trò Của ESP Trên Xe Ô Tô

Hệ thống ESP được đánh giá là công nghệ an toàn cần thiết không chỉ ở những mẫu xe hiệu năng cao mà ngay cả những mẫu xe đô thị cũng cần được trang bị.

Các cảm biến của ESP hoạt động liên tục giúp xử lý những tình huống bất ngờ khi xe vận hành mà người lái chưa xử lý kịp.

Hệ thống này giúp xe tránh được các tính huống nguy hiểm như: trược bánh khi vào cua, xoay đầu xe, trược đuôi xe, lệnh góc lái khi di chuyển ở những con đường cong, trơn trượt hoặc ở tốc độ cao.

Ngoài ra, hệ thống này còn có tác dụng giúp xe không bị mất lái do tăng tốc đột ngột, tăng khả năng bám đường, giúp xe ô tô về lại trạng thái hoạt động ổn định nhanh hơn.

ESP có nhiệm vụ giúp xe hạn chế tình trạng ‘văng đầu’ (understeering) và ‘văng đuôi’ (oversteering) hoặc lật xe khi xe vào cua hoặc đánh lái đột ngột khi gặp chướng ngại vật.

Kể từ năm 2014, mỗi chiếc ô tô mới được bán trên toàn châu Âu phải có hệ thống ESP, vì nó đã được chứng minh rộng rãi là có thể cứu sống trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ. 

Nghiên cứu được thực hiện ở Anh chỉ ra rằng khả năng bạn dính vào một vụ tai nạn chết người giảm 25% với ESP. Ở Thụy Điển, số vụ va chạm trong thời tiết ẩm ướt đã giảm hơn 30% nhờ hệ thống ESP.

Báo cáo do Bloomberg Philanthropies ủy quyền cho thấy rằng 42.000 sinh mạng có thể được cứu sống và 150.000 ca chấn thương nghiêm trọng được ngăn ngừa vào năm 2030 nếu tất cả các xe ô tô mới ở bảy quốc gia G20 được yêu cầu trang bị công nghệ này bắt đầu từ năm 2020.

Theo Cục An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ và Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc lần lượt vào năm 2004 và 2006, một phần ba số vụ tai nạn chết người có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng công nghệ này.

ESC cố gắng ngăn chặn hiện tượng trượt bánh và mất kiểm soát trong các trường hợp đánh lái quá mức và thiếu lái. Công nghệ này liên tục theo dõi hướng di chuyển, góc vô lăng và tốc độ quay của các bánh xe riêng lẻ.

Nếu có sự không khớp giữa hướng di chuyển dự định và hướng di chuyển thực tế, như được chỉ ra bởi vị trí của tay lái, ESC sẽ áp dụng phanh một cách có chọn lọc và điều chỉnh công suất động cơ để giữ cho xe di chuyển trên đường đã định.

Tóm lại, hệ thống ESP giúp tài xế kiểm soát xe tốt hơn trên đường khi vào cua gấp hoặc trong những tình huống khẩn cấp.

Những lợi ích ESP mang lại rất đáng kể: Cứ mỗi đô la mà người tiêu dùng chi ra để mua xe với những công nghệ này, sẽ có lợi nhuận kinh tế cho xã hội là 2,80 đô la Mỹ do tránh được những trường hợp tử vong và thương tật nghiêm trọng.

=> Xem thêm: Hộp Số CVT Là Gì? Những Ưu Điểm Của Hộp Số Vô Cấp CVT

Cấu Tạo Của ESP – Hệ Thống Đảm Bảo An Toàn Cho Ô Tô

ESP là một hệ thốngđược xây dựng dựa trên nhiều hệ thống khác như:

  • Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có vai trò giảm thiểu tối đa hiện tượng khi phanh bị trượt bánh xe, mất lái khi tài xế vừa phanh vừa tránh chướng ngại vật ở tốc độ cao.
  • Hệ thống ASR (Acceleration Slip Regulator) có nhiệm vụ ngăn tình trạng trượt của bánh xe chủ động khi tăng tốc.
  • Bộ điều khiển (ESP Module).
  • Hệ thống EBR (Engine Brake Regulation) đảm bảo tính di chuyển ổn định của xe.
  • Cảm biến góc đánh lái vô lăng (Steering Angle Sensor).
  • Hệ thống TCS (Traction Control System) chống trượt và kiểm soát lực kéo.
  • Cảm biến góc quay thân xe (Yaw Sensor).
  • Cảm biến tốc độ mỗi bánh xe (Speed Sensor).
  • Cảm biến bộ phận chân ga: Đưa xe về trạng thái cân bằng trong trường hợp người lái lỡ đạp lái quá ga so với góc lái.
  • Cảm biến áp lực phanh: Tăng giảm áp lực của phanh bằng cách can thiệp vào hệ thống dầu.
  • Và cuối cùng là bộ xử lý ECU: Tiếp nhận thông tin từ các bộ phận cảm biến, xử lý những thông tin đó và phản hồi, điều chỉnh xe kịp thời dựa trên các thuật toán được lập trình sẵn.

ESP là một hệ thống phức tạp, có sự liên kết chặt chẽ trong từng thiết bị để cho ra một phán đoán, phản ứng nhanh chóng và chính xác nhất.

 

Xem thêm => Công Nghệ Hybrid – Tương Lai “Sạch” Của Ngành Ô Tô?

Nguyên Lý Hoạt Động Của ESP

Như đã nói ở trên, hệ thống ESP thu tín hiệu liên tục từ các bộ phận trong hệ thống, cảm biến để xác định những trường hợp cần can thiệp dựa trên thuật toán, sau đó sẽ phản hồi lại cho hệ thống phanh để điều chỉnh cho phù hợp.

Ví dụ như trường hợp xe đang đi trên đường mà gặp vật cản, tài xế đánh lái gấp sang bên trái để tránh.

Ngay lập tức, cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến góc lái, cảm biến trọng tâm xe sẽ truyền tín hiệu về ECU để phân tích.

ECU xử lý thông tin và nhận định xe có nguy cơ thiếu lái và văng đầu, mất kiểm soát tay lái và ngay lập tức điều chỉnh hệ thống phanh cho phù hợp.

Bộ phận TCS hoạt động với cơ chế ngược lại so với ABS, giúp kiểm soát độ bám đường, ngăn tình trạng trượt bánh khi xe tăng tốc độ ngột.

Toàn bộ quá trình, từ phát hiện nguy cơ đến giải quyết việc cần làm và sau đó áp dụng giải pháp – diễn ra trong một phần nhỏ của giây.

Trong quá trình vận hành xe, nếu như cảm biến bánh xe phát hiện ra bánh xe nào bị trượt thì áp lực phanh ngay trên bánh xe đó sẽ được giảm xuống.

Trong trường hợp xe bị trượt khi vào cua ở đường trơn trượt, cảm biến gia tốc ngang và cảm biến góc lái sẽ báo tín hiệu về ECU.

Tại đây máy tính trung tâm ECU sẽ điều chỉnh EBD phanh giảm tốc cả 4 bánh hoặc từng bánh riêng lẻ ở cầu trước và sau để xe lấy lại được cân bằng.

Trong trường hợp cần thiết thì ESP mới can thiệp để ngắt bướm ga, hoặc giảm công suất động cơ.

Ví dụ xe đang hãm bằng động cơ để đổ đèo nhưng độ dốc quá lớn và tài xế sử dụng sai cấp số, khiến xe bị mất kiểm soát.

Ngay lúc này ESP tăng hoặc giảm cấp số để bánh lấy lại tốc độ phù hợp cho xe.

Nếu bạn đang nhấn ga mạnh và tua máy nhiều, nhưng bánh xe chỉ quay một cách vô ích trên băng hoặc bùn, kiểm soát độ bám đường sẽ làm giảm lực truyền đến bánh xe, giúp chúng có nhiều cơ hội tìm được lực bám hơn.

ESP hoạt động một cách tự động và gồm nhiều thiết bị vì thế trong một số trường hợp bạn sẽ không thể nhận ra được ESP đang hoạt động để hỗ trợ xe của bạn.

Hiện nay cân bằng điện tử ESP được các hãng xe phát triển với nhiều tên gọi khác nhau

  1. Audi: Electronic Stability Program (ESP).
  2. BMW: Dynamic Stability Control (DSC).
  3. Jaguar: Dynamic Stability Control (DSC).
  4. Lexus: Vehicle Skid Control (VSC).
  5. Porsche: Porsche Stability Management (PSM).
  6. Volkswagen: Electronic Stability Program (ESP).
  7. Volvo: Dynamic Stability Traction Control (DTSC).
  8. Mazda : Kiểm soát ổn định động (DSC).
  9. Cadillac : StabiliTrak và StabiliTrak3.0 với hệ thống lái phía trước chủ động (AFS).
  10. Maserati : Chương trình ổn định Maserati (MSP).

Trên đây là những thông tin về khái niệm ESP là gì, Ô Tô Hoàng Long luôn mong muốn mang đến những thông tin hữu ích nhất trong ngành xe tải và ô tô đến mọi người.

Từ khóa » Esp Trên ô Tô Là Gì