ESP8266 – Giới Thiệu Về WiFi - Unicloud Blogs

Skip to content ESP8266 – Giới thiệu về WiFi 08/12/2021IoTComments: 0

ESP8266 – Giới thiệu về WiFi

Kết nối WiFi chính điểm mạnh nhất của chip ESP8266, nó có thể kết nối đến các Router sẵn có trong gia đình, các Access Point với các tiêu chuẩn kết nối thông dụng hiện nay ở tần số 2.4GHz – ở chế độ STA. Ngoài ra, ESP8266 còn hỗ trợ chế độ AP (Access Point), tức là nó có thể khởi động một (hoặc nhiều) Access Point và cho phép các client khác có thể kết nối vào, hoặc chạy đồng thời cả chế độ STA và AP.

Trong đa phần các ứng dụng thì chế độ STA được sử dụng rất nhiều, nó giúp thiết bị kết nối đến mạng WiFi cục bộ, có internet để kết nối đến Server và gởi dữ liệu. Một số trường hợp khác thì chế độ AP được sử dụng để trao đổi dữ liệu với ESP8266 và máy tính (hoặc thiết bị có hỗ trợ trình duyệt). Ví dụ như điều khiển đóng tắt đèn thông qua Web Server chạy trên ESP8266.

WiFi Access Point là một thiết bị xử lý kết nối trung tâm và phân phối các luồng dữ liệu. Như là việc xử lý các gói tin IP để định địa chỉ mạng LAN, định tuyến các gói tin từ Internet về các máy trạm (Station).

WiFi Access Point Hình 1. WiFi Access Point

Thiết bị kết nối đến Access Point được gọi là Station, các máy tính Laptop, máy tính có card WiFi khi kết nối vào Access Point thì đều được gọi là Station

WiFi Network Hình 2. Mạng WiFi

Các Station khi muốn kết nối vào Access Point thì cần xác định thông qua BSSID, thông thường chúng ta hay gọi là SSID – hay mạng WiFi. Bạn có thể dễ dàng xem danh sánh SSID xung quanh mình khi scan wifi trên máy tính để kết nối mạng Internet.

Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về các chế độ WiFi của ESP8266

  • Chế độ Station - STA kết nối tới Access Point sẵn có.

  • Sử dụng HTTPClient để gởi và lấy dữ liệu từ Internet.

  • Chế độ Access Point - AP cho phép Client khác kết nối vào.

  • Web Server chạy trên ESP8266, dùng để bật tắt đèn LED.

Giới thiệu một số bài viết WiFi dành cho ESP8266

  • ESP8266 – WiFi Station

  • ESP8266 – HTTP Client

  • ESP8266 – WiFi Access Point

  • ESP8266 – Web Server

  • ESP8266 – Trao đổi dữ liệu giữa 2 ESP8266

Tổng kết

Sau khi tìm hiểu một số bài viết về WiFi trên board NodeMCU, chúng ta đã nắm rõ các chế độ hoạt động của ESP8266, các giao thức truyền TCP/IP, HTTP và các định dạng HTML, CSS, Javascript. Ngoài các ví dụ thực tiễn sử dụng ESP8266 như HTTP Client ở hướng dẫn trên, bạn có thể sử dụng HTTPClient để kết nối đến các Server tự tạo, gởi dữ liệu cảm biến đến Server, cũng như lấy dữ liệu từ Server để thực thi các tác vụ.

Chế độ WiFi Access Point và Web Server chạy trên ESP8266 thường sử dụng để cấu hình các thông số cho sản phẩm, sử dụng giao diện Web có ở bất kỳ máy tính nào để cung cấp các thông số phức tạp cho ứng dụng một cách dễ dàng.

Thẻ:iot

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.

  • Tìm kiếmTìm kiếm
  • Categories

    • arduino
    • blockchain
    • Deep Learning
    • ESP32
    • Frontend
    • Git
    • IoT
    • Machine Learning
    • Observer

    Recent Comments

    Không có bình luận nào để hiển thị.
  • Recent Posts

    • Design pattern – Observer pattern
    • ESP32 đọc cảm biến nhiệt độ Mijia Bluetooth Thermometer 2 (LYWSD03MMC)
    • End-to-End Machine Learning Project
    • Data Leakage trong Machine Learning
    • ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA MÔ HÌNH PHÂN LỚP TRONG MACHINE LEARNING
  • Archives

    • Tháng Một 2022
    • Tháng mười hai 2021

Từ khóa » Esp8266 Kết Nối Internet