ESP8266 – MQTT - Unicloud Blogs
ESP8266 – MQTT
MQTT (Message Queuing Telemetry Transport) là một giao thức gởi dạng publish/subscribe sử dụng cho các thiết bị Internet of Things với băng thông thấp, độ tin cậy cao và khả năng được sử dụng trong mạng lưới không ổn định.
Bởi vì giao thức này sử dụng băng thông thấp trong môi trường có độ trễ cao nên nó là một giao thức lý tưởng cho các ứng dụng M2M.
MQTT cũng là giao thức sử dụng trong Facebook Messager.
Và MQTT là gì? Để có một cái nhìn toàn diện hoặc định nghĩa chi tiết, chỉ cần google “what is mqtt”, “mqtt slides” … Ở đây chúng ta chỉ nói ngắn gọn thôi, đủ để hiểu giao thức MQTT, bao gồm các định nghĩa “subscribe”, “publish”, “qos”, “retain”, “last will and testament (lwt)”
Publish, subscribe
Trong một hệ thống sử dụng giao thức MQTT, nhiều node trạm (gọi là mqtt client – gọi tắt là client) kết nối tới một MQTT Server (gọi là Broker). Mỗi client sẽ đăng ký một vài kênh (topic), ví dụ như “/client1/channel1”, “/client1/channel2”. Quá trình đăng ký này gọi là “subscribe”, giống như chúng ta đăng ký nhận tin trên một kênh Youtube vậy. Mỗi Client sẽ nhận được dữ liệu khi bất kỳ trạm nào khác gởi dữ liệu vào kênh đã đăng ký. Khi một Client gởi dữ liệu tới kênh đó, gọi là “publish”.
QoS
Ở đây có 3 tuỳ chọn QoS (Qualities of service) khi “publish” và “subscribe”:
-
QoS0 Broker/Client sẽ gởi dữ liệu đúng 1 lần, quá trình gởi được xác nhận bởi chỉ giao thức TCP/IP, giống kiểu đem con bỏ chợ.
-
QoS1 Broker/Client sẽ gởi dữ liệu với ít nhất 1 lần xác nhận từ đầu kia, nghĩa là có thể có nhiều hơn 1 lần xác nhận đã nhận được dữ liệu.
-
QoS2 Broker/Client đảm bảm khi gởi dữ liệu thì phía nhận chỉ nhận được đúng 1 lần, quá trình này phải trải qua 4 bước bắt tay.
Xem thêm QoS: code.google.com/p/mqtt4erl/wiki/QualityOfServiceUseCases
Một gói tin có thể được gởi ở bất kỳ QoS nào, và các Client cũng có thể subscribe với bất kỳ yêu cầu QoS nào. Có nghĩa là Client sẽ lựa chọn QoS tối đa mà nó có để nhận tin. Ví dụ, nếu 1 gói dữ liệu được publish với QoS2, và Client subscribe với QoS0, thì gói dữ liệu được nhận về Client này sẽ được broker gởi với QoS0, và 1 Client khác đăng ký cùng kênh này với QoS 2, thì nó sẽ được Broker gởi dữ liệu với QoS2.
Một ví dụ khác, nếu 1 Client subscribe với QoS2 và gói dữ liệu gởi vào kênh đó publish với QoS0 thì Client đó sẽ được Broker gởi dữ liệu với QoS0. QoS càng cao thì càng đáng tin cậy, đồng thời độ trễ và băng thông đòi hỏi cũng cao hơn.
Retain
Nếu RETAIN được set bằng 1, khi gói tin được publish từ Client, Broker PHẢI lưu trữ lại gói tin với QoS, và nó sẽ được gởi đến bất kỳ Client nào subscribe cùng kênh trong tương lai. Khi một Client kết nối tới Broker và subscribe, nó sẽ nhận được gói tin cuối cùng có RETAIN = 1 với bất kỳ topic nào mà nó đăng ký trùng. Tuy nhiên, nếu Broker nhận được gói tin mà có QoS = 0 và RETAIN = 1, nó sẽ huỷ tất cả các gói tin có RETAIN = 1 trước đó. Và phải lưu gói tin này lại, nhưng hoàn toàn có thể huỷ bất kỳ lúc nào.
Khi publish một gói dữ liệu đến Client, Broker phải set RETAIN = 1 nếu gói được gởi như là kết quả của việc subscribe mới của Client (giống như tin nhắn ACK báo subscribe thành công). RETAIN phải bằng 0 nếu không quan tâm tới kết quả của việc subscribe.
LWT
Gói tin LWT (last will and testament) không thực sự biết được Client có trực tuyến hay không, cái này do gói tin KeepAlive đảm nhận. Tuy nhiên gói tin LWT như là thông tin điều gì sẽ xảy đến sau khi thiết bị ngoại tuyến.
Một ví dụ
Tôi có 1 cảm biến, nó gởi những dữ liệu quan trọng và rất không thường xuyên. Nó có đăng ký trước với Broker một tin nhắn lwt ở topic /node/gone-offline với tin nhắn id của nó. Và tôi cũng đăng ký theo dõi topic /node/gone-offline, sẽ gởi SMS tới điện thoại thôi mỗi khi nhận được tin nhắn nào ở kênh mà tôi theo dõi. Trong quá trình hoạt động, cảm biến luôn giữ kết nối với Broker bởi việc luôn gởi gói tin keepAlive. Nhưng nếu vì lý do gì đó, cảm biến này chuyển sang ngoại tuyến, kết nối tới Broker timeout do Broker không còn nhận được gói keepAlive. Lúc này, do cảm biến của tôi đã đăng ký LWT, do vậy broker sẽ đóng kết nối của Cảm biến, đồng thời sẽ publish một gói tin là Id của cảm biến vào kênh /node/gone-offline, dĩ nhiên là tôi cũng sẽ nhận được tin nhắn báo cái cảm biến yêu quý của mình đã ngoại tuyến.
Ngắn gọn
Ngoài việc đóng kết nối của Client đã ngoại tuyến, gói tin LWT có thể được định nghĩa trước và được gởi bởi Broker tới kênh nào đó khi thiết bị đăng ký LWT ngoại tuyến.
MQTT Client
Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước, 2 thành phần publisher và subscriber là đặc trưng tạo nên giao thức MQTT. Các MQTT Client không kết nối trực tiếp với nhau, mọi gói dữ liệu được gửi đi đều thông qua MQTT Broker. Để có thể triển khai các ứng dụng của MQTT Client, chúng ta cần MQTT Broker (sẽ được trình bày trong phần sau). Ở phần này chúng ta sẽ làm quen với giao thức MQTT bằng các ví dụ sử dụng MQTT Client thông dụng và các dịch vụ MQTT Broker miễn phí và phổ biến, 2 trong số chúng là test.mostquitto.org và cloudmqtt.com
MQTT Lens
Thông tin
MQTT Lens là một tiện ích mở rộng của Chrome (Chrome Extension), nó sử dụng trình duyệt Chrome để kết nối đến MQTT Broker cũng như test các tính năng publish/subcribe của giao thức MQTT. Đây là một công cụ rất hữu ích để kiểm tra kết nối đến MQTT Broker và kiểm tra việc gửi và nhận gói tin.
Một số thông tin của MQTT Lens được trình bày ở bảng dưới.
Type | Chrome App |
License | MIT |
Operating Systems | Windows, Linux & MacOSX |
Website | “https |
Kết nối
Chúng ta sẽ sử dụng công cụ này với dịch vụ MQTT Broker tại iot.eclipse.org được trình bày như các bước bên dưới:
-
Bước 1: Cài đặt trình duyệt Chrome, thực hiện đăng nhập tài khoản của bạn vào chrome, truy cập vào địa chỉ chrome.google.com/webstore/category/extensions và gõ mqttlens vào mục tìm kiếm tiện ích như hình bên dưới.
-
Bước 2: Thêm và khởi chạy MQTT lens
-
Bước 3 : Tạo 1 MQTT Client kết nối đến MQTT Broker eclipse như các bước bên dưới.
Giải thích
Chúng ta sẽ tạo 1 connection có tên eclipse MQTT với host name của MQTT Broker là iot.eclipse.org, Broker này sẽ giúp trao đổi dữ liệu của các Client với nhau và lắng nghe các Client ở port 1883 (port sử dụng giao thức MQTT và không mã hóa dữ liệu, các port khác tham khảo tại test.mosquitto.org) Ở connection này sẽ đăng kí nhận gói tin tại topic Home/garden/sensor/# (kí tự # cho phép subcribe các topic Home/garden/sensor/1, Home/garden/sensor/2 vv…). Tiếp theo chúng ta sẽ pulish 1 gói dữ liệu với nội dung "Temp in garden: 27degree Celcius " tại topic Home/garden/sensor/1.
Kết quả: Tại mục subrcriptions, chúng ta sẽ nhận được gói dữ liệu đã publish do đã subcribe topic Home/garden/sensor/# như hình bên dưới.
Hình 4. Hình ảnh dữ liệu nhận được sau khi publish gói tinMở rộng
Tạo nhiều connection để subcribe và publish các gói tin với MQTT Broker iot.eclipse.org đồng thời test các gói tin với QoS và LWT
MQTT.js
MQTT.js là một thư viện MQTT client, được viết bằng ngôn ngữ JavaScript trên nền tảng Node.js và hỗ trợ MQTT Over Websocket (MOW).
MQTT.js là dự án mã nguồn mở (open source), bạn có thể tải MQTT.js bản cập nhật mới nhất tại github.com/mqttjs/MQTT.js.git
Cài đặt
Trước tiên ta cần kiểm tra hệ điều hành đã hỗ trợ Node.js trước khi cài đặt MQTT.js. Nếu chưa thì có thể tham khảo cách cài đặt tại nodejs.org/en/
Khởi tạo một dự án Node.js. Để dễ quản lý, có thể tạo một thư mục riêng, ví dụ mqtt-client và một file javascrip trong đó, ví dụ như client-a.js. Đi đến thư mục này và mở terminal (linux OS) hoặc Command Prompt (trên Windowns OS) và dùng lệnh:
npm init
Khi chạy lệnh này, bạn cũng cần phải khai báo thêm một số thông tin cho dự án như tên, phiên bản, keywords, tác giả,… Sau khi tạo xong, trong thư mục vừa tạo sẽ xuất hiện một file là package.json với nội dung là các phần đã khai báo. File này cũng chứa thuộc tính dùng để lưu trữ các package chúng ta đã cài đặt.
Tiếp theo chúng ta sẽ cài MQTT.js, sử dụng lệnh:
npm install mqtt --save
Sau khi cài đặt xong, bạn có thể sử dụng module mqtt để thực hiện việc kết nối MQTT Client với Broker, publish message hay subscribe topic. Tất nhiên, toàn bộ các file liên quan đến thư viện sẽ nằm trong thư mục node_modules, trong thư mục dự án.
Để hiểu rõ hơn cách hoạt động của MQTT.js, chúng ta sẽ tạo ra thêm 1 số file mã nguồn Javascript (file .js) là client-a.js và client-b.js thực hiện subcribe và puslish các gói tin.
Nội dung thực hiện
2 Client này sẽ kết nối vào cùng 1 MQTT Broker. Client A sẽ subscribe kênh /client-a/sub, nếu nhận bất kỳ dữ liệu nào được publish vào kênh này, client A sẽ public dữ liệu Hello from client A vào kênh /client-b/sub và đóng kết nối, kết thúc. Client B sẽ subscribe kênh /client-b/sub, nếu nhận bất kỳ dữ liệu nào được public vào kênh này, client B sẽ đóng kết nối và kết thúc. Ngay khi kết nối vào Broker, client B sẽ public 1 gói tin Hello from client B vào kênh /client-a/sub
Mã nguồn của client A
client-a.js // tạo biến mqtt sử dụng các chức năng của module mqtt var mqtt = require('mqtt') // tạo biến client sử dụng thuộc tính connect để kết nối đến broket MQTT với hostname mqtt://iot.eclipse.org var client = mqtt.connect('mqtt://iot.eclipse.org') // function có chức năng subscribe 1 topic nếu đã kết nối thành công đến broker client.on('connect', function() { console.log('Client A connected') // client subcribe topic /client-a/sub client.subscribe('/client-a/sub') }) // function có chức năng gửi 1 gói tin đễn đến topic đã đăng kí client.on('message', function(topic, message) { // in ra màn hình console 1 message ở định dạng string console.log(message.toString()) // publish gói tin 'Hello from client A' đến topic /client-b/sub client.publish('/client-b/sub', 'Hello from client A') // đóng kết nối của client client.end() }) console.log('Client A started')Mã nguồn của client B
client-b.js // tạo biến mqtt sử dụng các chức năng của module mqtt var mqtt = require('mqtt') // tạo biến client sử dụng thuộc tính connect để kết nối đến broket MQTT với hostname mqtt://iot.eclipse.org var client = mqtt.connect('mqtt://iot.eclipse.org') // function có chức năng subscribe 1 topic nếu đã kết nối thành công đến broker client.on('connect', function() { console.log('Client B connected') // client subcribe topic /client-b/sub client.subscribe('/client-b/sub') // publish gói tin 'Hello from client B' đến topic /client-a/sub client.publish('/client-a/sub', 'Hello from client B') }) client.on('message', function(topic, message) { // in ra màn hình console 1 message ở định dạng string console.log(message.toString()) // đóng kết nối của client client.end() }) console.log('Client B started')Kết quả hiển thị như hình bên dưới:
Hình 5. Hình ảnh kết quả khi khởi chạy các MQTT clientNgoài ra, MQTT.js còn cung cấp thêm các lệnh để có thể tương tác với Broker thông qua terminal. Để làm được điều này, chúng ta cài đặt MQTT.js như một module toàn cục bằng cách sử dụng lệnh:
npm install mqtt -g.
Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở 2 màn hình terminal, ở màn hình 1 (tạm gọi là subscriber) sẽ subscribe vào topic tên là “topicA” bằng lệnh:
mqtt sub -t 'topicA' -h 'test.mosquitto.org' -v
Ở terminal thứ 2 (tạm gọi là publisher) thực hiện publish một tin nhắn với nội dung “hello subscriber” tới “topicA”:
mqtt pub -t 'topicA' -h 'test.mosquitto.org' -m 'hello subscriber'
Các options:
-
-t : MQTT topic, nơi sẽ thực hiện pushlish 1 message.
-
-h : Xác định máy chủ sẽ kết nối đến.
-
-m : Gửi 1 message dùng command line.
-
-v : verbose, option cho phép ghi lại nhật kí hoạt động của các tập tin trong file cấu hình.
Để xem thêm các API khác trong MQTT.js, bạn có thể sử dụng lệnh: mqtt help [command]. |
ESP8266 MQTT Client
Thực tế có khá nhiều thư viện MQTT cho ESP8266 trên Arudino, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến 2 thư viện phổ biến là PubSubClient và ESP8266MQTTClient
PubSubClient
Trong phần này chúng ta sẽ thực hiện kết nối board NodeMCU đến 1 broker sử dụng thư viện PubSubClient.
-
Bước 1 : Download thư viện PubSubClient tại đường dẫn github.com/knolleary/pubsubclient và add vào chương trình Arduino. Ngoài ra có thể import thư viện này trong Arduino bằng cách tìm kiếm thư viện với từ khóa PubSubClient, chọn thư viện PubSubClient của tác giả Nick O’Leary và nhấn install.
-
Bước 2 : Viết và nạp chương trình cho ESP8266. Mã nguồn được trình bày ở phía dưới
Giải thích mã nguồn:
Chúng ta sẽ tạo một biến espClient thuộc lớp WiFiClient, biến này được khai báo là MQTT Client và sử dụng các thuộc tính của thư viện PubSubClient. Tại hàm setup() sẽ thiết lập ESP8266 ở chế độ station, kết nối đến mạng wifi. Bên cạnh đó hàm setup() cũng sẽ thực hiện chức năng tự động kết nối lại với MQTT Broker khi xảy ra mất kết nối đồng thời thực hiện các chức năng publish, subscribe của 1 MQTT Client thông qua hàm reconnect(). Hàm callback() có nhiệm vụ lấy dữ liệu của các puslisher khi publish 1 message sau đó gửi đến các client đã subscribe topic đó và kiểm tra nội dung của message để điều khiển led ở GPIO16. Hàm loop() có chức năng kết nối Client là ESP8266 với Broker, thực hiện chức năng publish 1 message và subscribe topic. client.loop() sẽ kiểm tra thời gian kết nối của Client với gói KEEP_ALIVE để đưa ra các thông tin về trạng thái kết nối của ESP8266 đồng thời lấy dữ liệu của message từ buffer để gửi đến các Client đã subcribe topic.
-
Bước 3 : Mở MQTT lens trên trình duyệt Chrome, tạo 1 connection với host name broker.mqtt-dashboard.com, sử dụng port 1883. Thực hiện subscribe topic ESP8266/connection/board. Sau khi nhấn nút subscribe trên MQTT lens sẽ xuất hiện 1 message gửi từ esp8288 với nội dung connnected. Thực hiện pushlish các message vào topic ESP8266/LED_GPIO16/status. Nếu pushlish message với nội dung on, led GPIO16 trên board sẽ sáng, pushlish message off led GPIO16 trên board sẽ tắt. Các message với nội dung khác thì vẫn sẽ hiển thị dữ liệu nhận được trên serial terminal của Arduino nhưng sẽ không có tác dụng điều khiển led GPIO16. Kết quả hiển thị như hình bên dưới:
ESP8266MQTTClient
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng thư viện ESP8266MQTTClient, thư viện được cộng đồng developer đánh giá là ổn định dễ sử dụng hơn so với thư viện PubSubClient thông qua 1 ứng dụng điều khiển led với board NodeMCU bằng 1 ứng dụng trên điện thoại smartphone.
-
Bước 1 : Download thư viện ESP8266MQTTClient tại đường dẫn github.com/tuanpmt/ESP8266MQTTClient và add vào chương trình Arduino. Ngoài ra có thể import thư viện này trong Arduino bằng cách tìm kiếm thư viện với từ khóa ESP8266MQTT, chọn thư viện của tác giả Tuan PM, version 1.3 và nhấn install.
-
Bước 2 : Viết và nạp chương trình cho ESP8266. Mã nguồn được trình bày ở phía dưới.
Giải thích mã nguồn
Tương tự như mã nguồn của chương trình sử dụng thư viện pubsubCLient, chúng ta cũng sẽ khởi tạo ESP8266 là MQTT Client trong class MQTT của thư viện ESP8266MQTTClient. Cài đặt ESP8266 ở chế độ Station và kết nối đến network wifi. Chức năng của các hàm trong thư viện đã được giải thích ở file mã nguồn, ở hàm mqtt.onConnect() chúng ta sẽ subscribe topic là esp8266/GPIO16. Hàm mqtt.onSubscribe() sẽ thực hiện puslish các message ở topic đã chỉ định là Broker/app. Hàm mqtt.onData() sẽ nhận, kiểm tra và xử lí dữ liệu nhận được từ topic đã subscribe. Ở đây ta sẽ dùng 1 public MQTT Broker là iot.eclipse.org, sử dụng phương thức Websocket là lắng nghe các MQTT Client ở port 80, đây là port mặc định khi sử dụng Websocket. Việc gửi nhận dữ liệu bằng phương thức Websocket sẽ giúp giảm băng thông và độ trể khi truyền nhận dữ liệu thông qua giao thức MQTT. Chi tiết về Websocket chúng ta sẽ được học ở các bài học sau. Ở loop() chúng ta chỉ cần gọi hàm handle() để khởi tạo và kiểm tra các thuộc tính của giao thức cũng như xử lí, truyền và nhận dữ liệu từ các topic đã subscribe và public.
Để tìm hiểu chi tiết file cấu hình của thư viện, có thể xem tại github.com/tuanpmt/ESP8266MQTTClient/tree/master/src |
-
Bước 3 : Cài đặt và sử dụng ứng dụng trên điện thoại để điều khiển led GPIO16.
Truy cập vào App Store trên hệ điều hành iOS hoặc CH Play trên hệ điều hành Android. nhập từ khóa IoT Smartconfig và cài đặt ứng dụng IoT Smartconfig của developer Tuan PM. Hình ảnh ứng dụng hiển thị như bên dưới:
Hình 8. Hình ảnh ứng dụng IoT Smartconfig trên hệ điều hành iOS và AndroidỨng dụng này sử dụng với ESP8266 và ESP32, ngoài chức năng cơ bản là publish, subscribe của giao thức MQTT, ứng dụng còn có chức năng smartconfig để ESP8266 và ESP32 có thể dễ dàng thiết lập kết nối với các network wifi khác nhau một cách thuận tiện và nhanh chóng mà không phải nạp lại mã nguồn.
Tiếp theo, trượt ứng dụng qua phần MQTT, nhấn vào nút connect để kết nối đến server MQTT Broker ws://iot.eclipse.org:80/ws. Thực hiện subscribe topic Broker/app và publish message vào topic esp8266/GPIO16. Nếu publish message on vào esp8266/GPIO16 thì board NodeMCU sẽ bật led, gửi off sẽ tắt led, đồng thời khi ESP8266 publish các message ở topic Broker/app thì nội dung các message sẽ được hiển thị trên ứng dụng. Kết quả hiển thị như hình bên dưới:
Hình 9. Hình ảnh subcribe topic và publish các message trên ứng dụng Hình 10. Hình ảnh trên Serial terminal của ArduinoMQTT Broker
Ở phần trước chúng ta sử dụng các dịch vụ MQTT Broker miễn phí để thử nghiệm, tuy nhiên ta có thể sẽ phải trả phí dịch vụ với những ứng dụng lớn cần băng thông rộng và tốc độ đáp ứng nhanh, cộng với việc dữ liệu có thể bị tấn công do độ bảo mật thông tin chưa cao. Do đó, ở phần này, chúng ta sẽ tự mình xây dựng 1 MQTT Broker. Việc tự thiết lập 1 MQTT broker giúp chúng ta có thể sử dụng giao thức MQTT trên máy local mà không cần kết nối đến các dịch vụ MQTT Broker ở mạng internet. Quá trình truyền, nhận và xử lí dữ liệu diễn ra 1 cách nhanh chóng cũng như bảo mật thông tin của người dùng. Tuy nhiên, để tạo được 1 MQTT Broker với đầy đủ tính năng của giao thức MQTT đòi hỏi chúng ta phải có kiến thưc tốt về giao thức MQTT cũng như các ngôn ngữ lập trình bổ trợ cho việc xây dựng nó. Để bắt đầu, ta sẽ tạo ra 1 MQTT Broker đơn giản bằng cách dùng 1 module hỗ trợ sẵn có đó là Mosca.
MOSCA
Mosca là 1 trong số rất nhiều server MQTT Broker của giao thức MQTT. Có thể kế đến các server khác như HiveMQ, Apache Apollo, Mosquitto, Mongoose. Mosca có 1 số đặc điểm như sau:
-
Nó là 1 Node.js Broker, được viết bằng ngôn ngữ JavaScript vì vậy để có thể xây dựng MQTT Broker, chúng ta cần Node.js để chạy. Mosca có thể nhúng vào ứng dụng của bạn nếu ứng dụng này được viết bằng Node.js
-
Mosca là 1 multi-transport MQTT Broker, có nghĩa là nó hỗ trợ tất cả các chức năng publish, subscribe của các broker khác. Danh sách các publish/subscribe broker được hỗ trợ bao gồm RabbitMQ, Redis, Mosquitto, ZeroMQ. Ở phần này chúng ta sẽ tạo ta 1 MQTT Broker đơn giản dùng Mosca với sự hỗ trợ của cơ sở dữ liệu Mongodb
Mục tiêu
-
Chúng ta sẽ tạo 1 MQTT Client là ESP8266 và 1 MQTT Client trên máy tính sử dụng MQTT.js nhằm kết nối đến MQTT Broker , subscribe topic và publish các message.
-
Dùng Mosca tạo 1 MQTT Broker trên máy tính cá nhân nhằm broadcast messages (truyền bá các gói tin) đến các MQTT Client.
Các bước thực hiện
-
Bước 1 : Trước tiên, chúng ta nên tạo 1 folder để thiết lập 1 MQTT Broker trên máy local. Đi đến folder này, tạo file package.js bằng lệnh npm init và thiết lập các thông tin của dự án. Tiếp theo, cài đặt module mosca bằng lệnh npm install mosca --save. Để lắng nghe các kết nối đến từ client cũng như lưu trữ dữ liệu về thông tin kết nối và nội dung các message ta cần công cụ hỗ trợ đó là MongoDB, bạn cũng có thể chọn Redis, Mosquitto, RabbitMQ… và tìm hiểu thêm về điểm mạnh, yếu của các cơ sở dữ liệu này. Để cài đặt MongoDB, chúng ta sẽ truy cập vào điạ chỉ docs.mongodb.com/manual/administration/install-community/, tùy theo hệ điều hành để chọn gói cài đặt thích hợp. Sau khi cài đặt xong, chúng ta sẽ mở port 27017 (port mặc định khi dùng mongodb, chúng ta có thể điều chỉnh port ở file cấu hình của mongodb) để lắng nghe các kết nối từ client thông qua lệnh sudo service mongod start. Trên hệ điều hành Linux, có thể kiểm tra các kết nối trên hệ thống bằng lệnh Netstat như hình dưới:
-
Bước 2 : Tạo file Javascript để viết mã nguồn cho MQTT Broker. Ví dụ về mã nguồn của file serverMosca.js được viết bên dưới:
Mã nguồn file serverMosca.js
var mosca = require('mosca'); // Khai báo biến mosca sử dụng các thuộc tính của module mosca // Sử dụng thư viện ascoltatore nhằm hỗ trợ publish message, subscribe topic đến từ các Broker/Protocol var ascoltatore = { type: 'mongo', url: 'mongodb://localhost:27017/mqtt', // url: địa chỉ url của mongodb, server sẽ lắng nghe các client ở địa // chỉ localhost:27017 pubsubCollection: 'ascoltatori', // pubsubCollection: Nơi để lưu trữ các message của mongodb mongo: {} // mongo: Cài đặt dành cho kết nối của mongo. Không sử dụng }; var settings = { port: 1883, // port kết nối đến server backend: ascoltatore // ascoltatore sẽ được gọi và thực thi khi tạo server được tạo để thiết lập các kết nối }; // Lệnh tạo server sử dụng mosca var server = new mosca.Server(settings); // Thực hiện hàm setup, in ra màn hình console nếu có sự kiện ready của server server.on('ready', setup); function setup() { console.log('Mosca server is up and running'); } // In ra dòng chữ client connected và id của client khi có sự kiện client kết nối thành công đến server server.on('clientConnected', function(client) { console.log('client connected', client.id); }); // In ra dòng chữ client disconnected và id của client khi có sự kiện client ngắt kết nối với server server.on('clientDisconnected', function(client) { console.log('client disconnected', client.id); }); // In ra message của client gửi ở dạng string khi có sự kiện client publish 1 message server.on('published', function(packet, client) { console.log('Published', packet.payload.toString()); });-
Bước 3 : Viết mã nguồn cho ESP8266. Để nhanh chóng, chúng ta sẽ dùng mã nguồn của thư viện ESP8266MQTTClient đã viết ở mục trước. Sửa đổi địa chỉ của MQTT Broker từ mqtt.begin("mqtt://iot.eclipse.org:1883"); thành mqtt.begin("mqtt://your-local-ip:1883"); với your-local-ip là địa chỉ IP của máy tính (ví dụ 192.168.1.7), chú ý rằng ESP8266 và MQTT Broker phải kết nối chung 1 network WiFi.
-
Bước 4 : Tạo MQTT Client dùng MQTT.js. Chúng ta sẽ tạo 1 folder để chứa các file của MQTT Client. Tương tự như bước 1 , dùng npm init để tạo file package.js và thiết lập các thông tin của dự án. Tiếp theo cài đặt module mqtt bằng lệnh npm install mqtt --save và tạo file Javascript để viết nội dung cho MQTT Client. Ví dụ về mã nguồn file moscaClient.js được trình bày bên dưới:
Mã nguồn file moscaClient.js
// Khai báo biến mqtt để sử dụng các thuộc tính thuộc module mqtt var mqtt = require('mqtt'); // Tạo 1 kết nối đến địa chỉ 192.168.1.7 port 1883 thông qua giao thức MQTT var client = mqtt.connect('mqtt://192.168.1.7:1883'); // Khi có sự kiện connect đến server, client sẽ subscribe topic MQTTlens/test/3 và // publish 1 message "on" vào topic hello/world để ON led ở board ESP8266 WiFi Uno client.on('connect', function () { client.subscribe('Broker/app'); client.publish('esp8266/GPIO16', 'on'); }) // Khi có message gửi đến client, client sẽ chuyển đổi dữ liệu từ Buffer sang dạng String và in ra màn // hình console dữ liệu nhận được và đóng kết nối. client.on('message', function (topic, message) { // message is Buffer console.log(message.toString()); //client.end(); })Kết quả
Trên terminal, đi đến thư mục chứa file moscaServer.js và khởi chạy server bằng lệnh node moscaServer.js. Server sẽ khởi động và lắng nghe các kết nối đến từ các MQTT Client. Tiếp theo, nạp chương trình trên Arduino cho ESP8266, sau đó khởi chạy MQTT Client trên máy tính bằng lệnh node moscaClient.js. Khi có các sự kiện kết nối , ngắt kết nối, pushlish 1 message hay subcrible 1 topic đến từ các client thì bên phía server đều sẽ hiển thị nội dung và thông tin. Các terminal hiển thị kết quả như hình bên dưới:
Hình 12. Hình ảnh thông tin nhận được từ các client ở server mosca Hình 13. Hình ảnh thông tin nhận được ở client mqtt.js và client ESP8266Một số MQTT Broker sử dụng cho sản phẩm thực tế
Mosquitto
Mosquitto là 1 MQTT Broker viết bằng ngôn ngữ lập trình C. Một số đặc điểm nổi bật của mosquitto là tốc độ truyền nhận và xử lí dữ liệu nhanh, độ ổn định cao, được sử dụng rộng rãi và phù hợp với những ứng dụng embedded. Thích hợp cho các hệ thống nhỏ chạy trên máy local như Raspberry Pi, bên cạnh đó Mosquitto cũng được hỗ trợ các giao thức TLS/SSL (các giao thức nhằm xác thực server và client, mã hóa các message để bảo mật dữ liệu).
Một số nhược điểm của mosquitto là khó thiết kế khi làm những ứng dụng lớn và ít phương thức xác thực thiết bị nên khả năng bảo mật vẫn chưa tối ưu.
EMQ
EMQ (Erlang MQTT Broker) là một MQTT Broker được viêt bằng ngôn ngữ lập trình Erlang. Ưu điểm của EMQ là tính ổn định cao, thích hợp để thiết kế các hệ thống lớn do khả năng mở rộng ứng dụng dễ dàng cũng như khá dễ để cài đặt. Ngoài ra EMQ còn hỗ trợ nhiều phương thức xác thực người dùng, phát triển và cập nhật tính năng liên tục bởi cộng đồng developer. Tuy nhiên điểm yếu của MQTT broker này là khó đối với những người mới bắt đầu. Thông tin về EMQ có thể xem tại trang emqttd-docs.readthedocs.io/en/latest/#
Tổng kết
Từ những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta phần nào hiểu rõ về cách thức hoạt động của giao thức MQTT cũng như vai trò của nó trong các ứng dụng IoT. Những nội dung được trình bày ở phần này chỉ là phần cơ bản của giao thức, vì đây là giao thức quan trọng và thường sử dụng trong IoT nên chúng ta hãy dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu thêm về hoạt động của các gói QoS, Keep alive, cũng như các vấn đề chứng thực tài khoản, vấn đề bảo mật dữ liệu khi sử dụng MQTT.
Thẻ:iotĐể lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
- Tìm kiếmTìm kiếm
-
Contents
- 1 ESP8266 – MQTT
- 1.1 Publish, subscribe
- 1.2 QoS
- 1.3 Retain
- 1.4 LWT
- 1.5 MQTT Client
- 1.5.1 MQTT Lens
- 1.5.2 MQTT.js
- 1.5.3 ESP8266 MQTT Client
- 1.5.3.1 PubSubClient
- 1.5.3.2 ESP8266MQTTClient
- 1.6 MQTT Broker
- 1.6.1 MOSCA
- 1.6.1.1 Mục tiêu
- 1.6.1.2 Các bước thực hiện
- 1.6.1.3 Mã nguồn file serverMosca.js
- 1.6.1.4 Mã nguồn file moscaClient.js
- 1.6.1.5 Kết quả
- 1.6.2 Một số MQTT Broker sử dụng cho sản phẩm thực tế
- 1.6.2.1 Mosquitto
- 1.6.2.2 EMQ
- 1.6.1 MOSCA
- 1.7 Tổng kết
Categories
- arduino
- blockchain
- Deep Learning
- ESP32
- Frontend
- Git
- IoT
- Machine Learning
- Observer
Recent Comments
Không có bình luận nào để hiển thị. - 1 ESP8266 – MQTT
-
Recent Posts
- Design pattern – Observer pattern
- ESP32 đọc cảm biến nhiệt độ Mijia Bluetooth Thermometer 2 (LYWSD03MMC)
- End-to-End Machine Learning Project
- Data Leakage trong Machine Learning
- ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA MÔ HÌNH PHÂN LỚP TRONG MACHINE LEARNING
-
Archives
- Tháng Một 2022
- Tháng mười hai 2021
Từ khóa » Mqtt Với Esp8266
-
MQTT Và ESP8266 | Học ARM
-
[IoT] Bài 7: ESP8266 - Arduino Ide Và Giao Thức MQTT
-
ESP8266 Phần 3: MQTT Và Esp8266 - STKT Blog
-
Node-red MQTT Và ESP8266 - Duy Đặng - Robot And Technology
-
Thiết Kế Hệ Thống IoT đơn Giản Dùng Giao Thức MQTT Kết Hợp PHP ...
-
ESP8266 Và Giao Thức MQTT Cơ Bản | MCA - MicroController Academy
-
KẾT NỐI VỚI MQTT SỬ DỤNG ESP8266/ESP32 - P1 - YouTube
-
ESP8266 Connects To MQTT Broker With Arduino - EMQ
-
Connect ESP8266 + Local MQTT On Window Using Mosquitto #2
-
Giao Tiếp ESP32 Với ESP8266 Qua Giao Thức MQTT | HTT Offical
-
Vấn đề Về MQTT Và ESP8266 - Programming - Dạy Nhau Học
-
Thiminhnhut/esp8266-cloud-mqtt - GitHub