Ethernet Là Gì? Cổng Ethernet Hoạt động Như Thế Nào? - Bizfly Cloud

  • Techblog
  • Kiến thức cơ bản
Ethernet là gì? Cổng Ethernet hoạt động như thế nào?Bizfly Cloud252120-07-2024
Ethernet là gì? Cổng Ethernet hoạt động như thế nào?

Khái niệm Ethernet còn khá mới mẻ đối với nhiều người, cổng Ethernet còn có những tên gọi khác như cổng Lan, kết nối Ethernet, giắc cắm Ethernet, ổ cắm Lan và cổng mạng. CùngBizfly Cloud tìm hiểu những thông tin Ethernet là gì ngay trong bài viết này nhé.

Ethernet là gì?

Ethernet là một dạng công nghệ truyền thống dùng để kết nối các mạng LAN cục bộ, cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua một giao thức - một bộ quy tắc hoặc ngôn ngữ mạng chung.

Là một lớp giao thức data-link trong tầng TCP/IP, Ethernet cho thấy các thiết bị mạng có thể định dạng và truyền các gói dữ liệu như thế nào, sao cho các thiết bị khác trên cùng phân khúc mạng cục bộ có thể phát hiện, nhận và xử lý các gói dữ liệu đó. Cáp Ethernet là một hệ thống dây vật lý để truyền dữ liệu qua.

Đối tượng của ethernet rất đa dạng, từ doanh nghiệp, game thủ, cho đến các tập người dùng cuối khác nhau phụ thuộc vào lợi ích mà Ethernet mang lại, trong đó có độ tin cậy và tính bảo mật cao.

Ethernet là một dạng công nghệ truyền thống dùng để kết nối các mạng LAN cục bộ, cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua một giao thức

Ethernet là một dạng công nghệ truyền thống dùng để kết nối các mạng LAN cục bộ, cho phép các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua một giao thức

So với công nghệ mạng LAN không dây, Ethernet thường ít bị gián đoạn hơn

  • Cho dù là do nhiễu sóng vô tuyến, trở ngại vật lý hay băng thông. Ethernet cũng cung cấp mức độ bảo mật và kiểm soát mạng tốt hơn so với công nghệ không dây (các thiết bị phải được kết nối bằng cáp vật lý
  • Người ngoài sẽ gặp khó khăn khi truy cập dữ liệu mạng hay khi cố gắng điều hướng băng thông cho các thiết bị không được cung cấp.

Ethernet hoạt động như thế nào?

Ethernet hoạt động dựa trên mô hình Open Systems Interconnection (OSI) sử dụng cả giao thức Layer 1 (lớp vật lý) và Layer 2 (lớp liên kết dữ liệu). Trong đó:

  • Lớp 1 (Physical Layer): Giữ nhiệm vụ xác định các đặc điểm vật lý của cáp Ethernet, cách truyền tải tín hiệu điện cùng các quy tắc truy cập cơ bản khác.
  • Lớp 2 (Data Link Layer): Có vai trò chia dữ liệu thành các khung (frame), thêm địa chỉ MAC (Media Access Control) cho mỗi khung nhằm định địa vị nguồn và đích. Đồng thời nó sẽ sử dụng các phương thức truy cập cần thiết để điều khiển cách các thiết bị chia sẻ quyền truy cập vào hệ thống truyền dẫn.

Lý do Ethernet được sử dụng nhiều?

Ethernet được sử dụng để kết nối các thiết bị trong mạng. Với tốc độ truy cập nhanh và bảo mật cao, Ethernet rất phổ biến trong các công ty, trường học và bệnh viện.

Trước đây, Ethernet được sử dụng nhiều do giá thành không quá cao khi so sánh với công nghệ khác tại thời điểm đó. Khi công nghệ mạng phát triển hơn, Ethernet đã có thể cung cấp hiệu suất cao hơn, đảm bảo cho sự phát triển sau này.

Trong suốt quá trình phát triển đến nay, Ethernet vẫn giữ được tính năng tương thích ngược. Đến giữa những năm 1990, thông lượng ban đầu của Ethernet đã tăng gấp 10 lần, từ 10Mbps lên 100Mbps. Viện kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) sau đó đã tiếp tục tăng hiệu suất hơn nữ với các bản cập nhật liên tục. Các phiên bản hiện tại của Ethernet có thể hỗ trợ lên tới 400Gbps.

Lý do Ethernet được sử dụng nhiều

Với tốc độ truy cập nhanh và bảo mật cao, Ethernet rất phổ biến trong các công ty, trường học và bệnh viện.

So sánh Ethernet với Wifi

Ethernet và Wifi đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để có sự lựa chọn hợp lý giữa hai loại mạng này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin dưới đây:

Ethernet

Ưu điểm:

  • Truyền tải dữ liệu qua cáp
  • Tốc độ truy cập nhanh
  • Độ tin cậy, an toàn bảo mật cao do người dùng có thể theo dõi, quan sát người muốn kết nối vào mạng cục bộ của mình
  • Tín hiệu ổn định, nhờ sử dụng dây để kết nối với modem mạng
  • Không cần mã hóa dữ liệu
  • Độ trễ thấp

Nhược điểm:

  • Cổng kết nối bị giới hạn, không kết nối được nhiều thiết bị cùng một lúc
  • Cần cáp vật lý, kém linh hoạt, chỉ phù hợp sử dụng cho các thiết bị cố định (máy tính, TV,...)
  • Quy trình cài đặt phức tạp, tốn chi phí để mua dây cáp kết nối, vật che chắn dây cáp, v.v..

Wifi

Ưu điểm:

  • Truyền tải dữ liệu qua mạng không dây
  • Linh hoạt, không cần cáp vật lý
  • Thuận tiện, người dùng có thể kết nối Internet ở mọi nơi
  • Yêu cầu mã hóa dữ liệu

Nhược điểm:

  • Tốc độ truy cập chậm
  • Độ tin cậy, an toàn bảo mật thấp
  • Tín hiệu không ổn định, dễ bị nhiễu
  • Độ trễ cao hơn Ethernet
  • Quy trình cài đặt đơn giản, không tốn nhiều chi phí

So sánh giữa Ethernet và Internet

Ethernet và Internet đều là các thuật ngữ sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực mạng. Cả 2 công nghệ này đều có những ưu nhược điểm khác nhau cùng được ứng dụng trong kết nối dữ liệu. Vậy giữa Internet và Ethernet thì cái nào ưu việt hơn? Các bạn hãy cùng Bizfly Cloud tham khảo bảng so sánh sau đây để đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.

Tiêu chí so sánh

Ethernet

Internet

Cấu trúc

Là công nghệ kết nối dây sử dụng giao thức tiêu chuẩn Ethernet II và IEEE 802.3.

Internet là hệ thống kết nối toàn cầu được xây dựng dựa trên một cấu trúc mạng lớn kết nối với nhau thông qua giao thức TCP/IP.

Vai trò và phạm vi sử dụng

Truyền dữ liệu giữa các thiết bị mạng cục bộ trong một khu vực hạn chế

Cung cấp dịch vụ tài nguyên cho người dùng trên toàn cầu

Loại kết nối

Cần kết nối các thiết bị mạng bằng một loại cáp Ethernet chuyên biệt

Kết nối có dây hoặc không dây linh hoạt

Tốc độ truy cập

Từ 10 Mbps lên đến hàng trăm Gigabits

Từ vài Kilobit đến hàng Gigabit/giây tùy thuộc vào kết nối và nhà cung cấp dịch vụ.

Tính ổn định

Tính ổn định cao, ít bị chi chi phối bởi môi trường xung quanh

Có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Môi trường, khí hậu, loại thiết bị mạng,...

Độ bảo mật

Tính bảo mật cao thông qua việc dễ dàng kiểm soát lượng truy cập

Dễ bị tin tặc tấn công bởi nhiều phương thức khác nhau

Tính linh hoạt

Thấp, do cần sử dụng thiết bị kết nối vật lý

Dễ dàng truy cập ở mọi vị trí

Khả năng mở rộng

Có thể mở rộng bằng các thiết bị chuyển mạch hoặc bộ định tuyến

Mở rộng phạm vi trên khắp thế giới

Tính phổ biến

Chủ yếu ứng dụng trong các mạng cục bộ. Chẳng hạn như mạng văn phòng, trường học và các tổ chức khác

Ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhu cầu khác nhau như: Truy cập trang web, chia sẻ dữ liệu trực tuyến, gửi/ nhận email

Các ưu điểm nổi bật của cổng Ethernet

Có thể nói rằng sự ra đời của Ethernet mang lại cho người dùng rất nhiều lợi ích vượt trội. Đây cũng chính là lý do Ethernet là gì ngày càng được nhiều người quan tâm.

Tốc độ cao

Ethernet có khả năng truyền tải đến hàng trăm Mbps hoặc thậm chí hàng Gbps với tốc độ cao. Nhờ vậy người dùng có thể tận hưởng tốc độ internet cực mượt, không gián đoạn hay trạng nghẽn mạng thường gặp khi sử dụng internet.

Nhờ điểm cộng vượt trội này Ethernet thường được ưu tiên sử dụng trong các hệ thống dữ liệu cần độ trễ cực thấp. Chẳng hạn như: Server, siêu máy tính hoặc hệ thống tường lửa bảo mật của trung tâm dữ liệu cùng rất nhiều ứng dụng phổ biến khác.

Tính linh hoạt

Cổng Ethernet được đánh giá cao về tính linh hoạt bởi nó có thể kết nối với nhiều thiết bị mạng khác nhau. Nó cho phép các thiết bị truyền dữ liệu một cách dễ dàng và việc mở rộng mạng cũng rất đơn giản. Qua đó giúp tối ưu hóa quá trình xử lý công việc mà người dùng không cần phải thay đổi cấu trúc mạng ban đầu.

Độ tin cậy

Kết nối Ethernet không có sự gián đoạn từ các tần số vô tuyến ít bị ngắt kết nối và chậm hơn trong ethernet. Bên cạnh đó công nghệ này cũng tránh được hiện tượng thiếu băng thông đảm bảo độ tin cậy cao cho người dùng.

Tiết kiệm chi phí

Từ thực tế cho thấy chi phí triển khai và vận hành Ethernet có chi phí triển khai và vận hành thấp hơn nhiều so với các mạng khác. Các thiết bị mạng và cổng Ethernet cũng đều có mức giá hợp lý giúp mọi đối tượng người dùng đều có thể dễ dàng tiếp cận.

Khả năng tương tác

Ban đầu thông lượng của Ethernet chỉ đạt 10 megabit/giây đến năm 1990 đã tăng gấp 10 lần lên 100 Mbps. Hiện nay công nghệ này vẫn đang tiếp tục được Viện IEEE tăng hiệu suất với các bản cập nhật liên tiếp có thể hỗ trợ hoạt động lên đến 400 gigabit / giây (Gbps).

Trong thời đại công nghệ mạng ngày càng hiện đại, Ethernet có khả năng phát triển và đảm bảo mức hiệu suất cao hơn và duy trì khả năng tương thích ngược.

Tăng cường bảo mật

Ethernet sở hữu tính năng bảo mật đạt chuẩn đảm bảo thông tin, dữ liệu được truyền tải không có nguy cơ bị rò rỉ ra bên ngoài. Nếu có hành vi đăng nhập trái phép mọi hoạt động sẽ được dừng lại ngay lập tức. Từ đó đem lại độ tin cậy cao cho người dùng và giúp Ethernet càng trở nên ưu việt hơn.

Khả năng quản lý

Khi hiểu rõ Ethernet là gì khá nhiều người dùng thấy thích thú về khả năng quản lý của nó. Bạn có thể sử dụng dây cáp để kết nối trực tiếp nhằm quản lý số lượng người dùng. Lượt truy cập vào mạng cục bộ được giới hạn và nằm trong tầm kiểm soát cũng góp phần đáng kể trong việc tăng cường bảo mật cho dữ liệu của bạn.

Tương thích với nhiều thiết bị

Mô hình công nghệ Ethernet cho phép nhiều người có thể truy cập và sử dụng cùng một lúc. Bên cạnh đó nó còn có khả năng tương tác với nhiều bị mạng khác nhau như: Tivi, laptop, điện thoại, máy tính bảng,...

Dễ dàng lắp đặt và thay thế

Ethernet rất dễ cài đặt và sử dụng mà không cần kỹ thuật đặc biệt. Với công nghệ này các thiết bị như switch, router hay cáp đều dễ dàng cài đặt và thay thế tùy chọn theo nhu cầu của người dùng. Qua đó giúp việc triển khai mạng đảm bảo sự tốc độ và hiệu quả cao.

Hỗ trợ đa phương tiện

Ethernet hỗ trợ đa phương tiện khác nhau phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Hầu hết các loại máy in, máy scan và máy photocopy đều có thể nhận dữ liệu từ các máy tính qua mạng Ethernet để thực hiện các yêu cầu riêng của mỗi doanh nghiệp.

Những mặt còn hạn chế của cổng Ethernet là gì?

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng trước khi sử dụng các bạn vẫn nên hiểu rõ những hạn chế của Ethernet là gì. Theo đó công nghệ này còn tồn tại một số nhược điểm như:

Giới hạn về khoảng cách

Ethernet gặp hạn chế khá lớn về tính di động, điều này khiến người dùng không thể chuyển vùng tự do mà phải đặt thiết bị ở một nơi cụ thể. Vì vậy nó chỉ phù hợp với các thiết bị để bàn hoặc trong phạm vi hẹp.

Giảm băng thông nếu bị chia sẻ đường truyền

Tốc độ truyền dữ liệu của Ethernet được tính bằng gigabit mỗi giây (Gbps). Tuy nhiên khi bị chia sẻ đường truyền băng thông sẽ giảm đi đáng kể. Điều này có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm cũng như nhu cầu của người dùng.

Dữ liệu vẫn có thể bị đánh cắp

Các dữ liệu được truyền qua Ethernet không được mã hóa nên có thể bị đánh cắp hoặc theo dõi bởi tin tặc. Bên cạnh đó việc quản lý, bảo trì với các mạng Ethernet lớn cũng tương đối phức tạp và gây khó khăn cho người dùng. Dữ liệu của bạn vẫn có nguy cơ bị rò rỉ nếu không có công nghệ an toàn kèm theo.

Các loại cáp Ethernet

Cáp Ethernet kết nối các thiết bị mạng với các bộ định tuyến hoặc modem phù hợp

Cáp Ethernet kết nối các thiết bị mạng với các bộ định tuyến hoặc modem phù hợp

Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại cáp Ethernet được sử dụng phổ biến gồm cáp 5E, 6 và 6A. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của các doanh nghiệp.

1. Cáp 5E

Cáp CAT5E có tốc độ truyền tín hiệu cao lên đến 1000 Mbps. Điều này mang tới người dùng khả năng truy cập internet dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra loại cáp này còn luôn đảm bảo được tốc độ mượt mà, ổn định và ít bị nhiễm chéo.

2. Cáp 6

Điểm ưu việt của cáp 6 là có thể truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 1Gbps trong khoảng cách 100m. Nếu được đặt ở khoảng cách gần hơn tốc độ truyền dữ liệu của nó có thể đạt giới hạn tối đa là 10Gbps.

3. Cáp 6A

Băng thông của cáp 6A cao gấp 2 lần so với CAT6 cùng tốc độ truyền dữ liệu lên đến 10Gbps nếu được đặt với cách tối đa là 100m. Cáp Ethernet CAT6A đảm bảo được hiệu quả trong việc chống nhiễu vượt trội hơn so với loại cáp CAT6.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản Ethernet là gì mà người dùng cần biết trước khi sử dụng. Hy vọng Bizfly Cloud đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu có câu hỏi nào liên quan hoặc cần tư vấn sử dụng dịch vụ các bạn có thể kết nối đến chúng tôi để được hỗ trợ 24/7.

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: EthernetSHAREFacebookTwitter
Bizfly Cloud

Bài viết liên quan

Những cách để kiểm tra tốc độ hosting
Những cách để kiểm tra tốc độ hosting
SRE là gì? Vai trò và cách thức hoạt động của SRE trong hệ thống
SRE là gì? Vai trò và cách thức hoạt động của SRE trong hệ...
RAM là gì? Cơ chế hoạt động và phân loại RAM hiện nay
RAM là gì? Cơ chế hoạt động và phân loại RAM hiện nay
RPC là gì? Cách thức hoạt động của RPC
RPC là gì? Cách thức hoạt động của RPC
 ITIL là gì? Hướng dẫn toàn diện về thư viện hạ tầng công nghệ thông tin
ITIL là gì? Hướng dẫn toàn diện về thư viện hạ tầng công nghệ...
1 hosting chứa được bao nhiêu website?
1 hosting chứa được bao nhiêu website?
Ứng Dụng LMS Trong Đào Tạo Nhân Sự Ngành Làm Đẹp Và Thẩm Mỹ: Thách Thức Và Giải Pháp
Ứng Dụng LMS Trong Đào Tạo Nhân Sự Ngành Làm Đẹp Và Thẩm Mỹ:...
ArgoCD là gì? Thông tin chi tiết về ArgoCD
ArgoCD là gì? Thông tin chi tiết về ArgoCD
Vmmem là gì? Vai trò và cách sử dụng để tối ưu hóa hệ thống
Vmmem là gì? Vai trò và cách sử dụng để tối ưu hóa hệ...
Kibana là gì? Khái niệm, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả
Kibana là gì? Khái niệm, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả
DDL là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các câu lệnh trong SQL
DDL là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các câu lệnh trong SQL
Node mạng là gì? Khái niệm, phân loại và kiến trúc
Node mạng là gì? Khái niệm, phân loại và kiến trúc
CAA Record là gì? Tác dụng và cách cấu hình chi tiết
CAA Record là gì? Tác dụng và cách cấu hình chi tiết
LogRotate là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hiệu quả nhất
LogRotate là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hiệu quả nhất
Markdown là gì? Tại sao nên dùng cũng như cách sử dụng hiệu quả
Markdown là gì? Tại sao nên dùng cũng như cách sử dụng hiệu quả
SPF Record là gì? Khái niệm và cách hoạt động
SPF Record là gì? Khái niệm và cách hoạt động
OpenTelemetry là gì? Cách hoạt động và sử dụng
OpenTelemetry là gì? Cách hoạt động và sử dụng
DSS là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
DSS là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
IXP là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
IXP là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại
Global Server Load Balancing (GSLB) là gì? Khái niệm và cách hoạt động
Global Server Load Balancing (GSLB) là gì? Khái niệm và cách hoạt động
C&C Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ngăn chặn tấn công
C&C Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ngăn chặn tấn công
Jump Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ưu nhược điểm
Jump Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ưu nhược điểm
Vuex là gì? Mục đích sử dụng và tại sao chúng ta lại cần đến nó
Vuex là gì? Mục đích sử dụng và tại sao chúng ta lại cần...
WebGL là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về WebGL
WebGL là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về WebGL
Multi-Tenant là gì? Cách hoạt động và ưu nhược điểm cần nắm rõ
Multi-Tenant là gì? Cách hoạt động và ưu nhược điểm cần nắm rõ
SQLite là gì? Những tính năng nổi bật và cách sử dụng
SQLite là gì? Những tính năng nổi bật và cách sử dụng
File .BAT là gì? Hướng dẫn tạo và sử dụng file batch đúng cách
File .BAT là gì? Hướng dẫn tạo và sử dụng file batch đúng cách
Sprint backlog là gì? Vai trò và cách sử dụng hiệu quả
Sprint backlog là gì? Vai trò và cách sử dụng hiệu quả
CIDR là gì? Khái niệm và cách hoạt động của CIDR?
CIDR là gì? Khái niệm và cách hoạt động của CIDR?
Categorical data là gì? Khái niệm, tính năng và ví dụ minh họa
Categorical data là gì? Khái niệm, tính năng và ví dụ minh họa Danh mục
  • Kiến thức cơ bản
  • Tin công nghệ
  • Dịch vụ Cloud Computing
    • Cloud Server
    • CDN
    • Load Balancer
    • Auto Scaling
    • Container Registry
    • Kubernetes
    • Call Center
    • Business Email
    • Simple Storage
    • VOD
    • VPN
    • Traffic Manager
    • Cloud VPS
    • Videos
  • Tin Tức
  • Security
  • Development
  • Q&A cùng Bizfly Cloud
    • Q&A về Bizfly Cloud Server
      • Thao tác kết nối tới server
      • Videos
    • Q&A về Bizfly Business Email
    • Videos
  • Case Study
  • Sys-Ops
  • Infographic
  • Thủ thuật
  • Tool support
  • Giải pháp doanh nghiệp
  • Chuyển đổi số
  • Software Engineering
  • Tính năng và sản phẩm mới 0
  • Videos
Hotline(024) 7302 8888-(028) 7302 8888Hỗ trợ kỹ thuậtsupport@bizflycloud.vnKinh doanh, CSKHsales@bizflycloud.vn

Từ khóa » đường Truyền Ethernet Là Gì