EU Chưa Vội Kết Nạp Thêm Thành Viên - Báo Cần Thơ Online
Có thể bạn quan tâm
Ngày 6-10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành hội nghị thượng đỉnh, trong đó có bàn về việc tiếp nhận thêm các nước vùng Tây Balkan. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng khó có khả năng bất kỳ quyết định quan trọng nào được đưa ra.
Lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU và các nước vùng Tây Balkan tại cuộc họp trù bị. Ảnh: Reuters
Hiện tại, 4 trong số 6 quốc gia Tây Balkan gồm Albania, Bắc Macedonia, Montenegro và Serbia được coi là “ứng viên chính thức” gia nhập EU. Còn lại Bosnia được xếp vào diện “ứng viên tiềm năng” trong khi Kosovo thậm chí không được một số thành viên EU công nhận là quốc gia.
Trong vai trò Chủ tịch luân phiên EU, Slovenia gần đây liên tục thúc giục liên minh củng cố cam kết kết nạp các quốc gia Tây Balkan trước năm 2030. Chính quyền của Thủ tướng Janez Jansa cho biết EU cần có một thông điệp chính trị mạnh mẽ để trấn an khu vực, rằng chính sách tiếp nhận thêm thành viên vẫn là ưu tiên của khối. Ðây sẽ là động lực quan trọng cho các nước ứng viên giải quyết nạn tham nhũng và theo đuổi cải cách tư pháp, dân chủ và xã hội dân sự.
Con đường gia nhập EU không dễ dàng
Theo các nhà quan sát, EU đang nỗ lực duy trì uy tín tại khu vực Balkan sau khi Pháp và Hà Lan dùng quyền phủ quyết buộc liên minh đình chỉ các cuộc đàm phán với Albania và Bắc Macedonia như đã cam kết vào tháng 10-2019. Tuy vậy, kết quả hội nghị lần này dự kiến không có thêm tiến triển nào ngoài tuyên bố “xác nhận lại” sự ủng hộ rõ ràng đối với viễn cảnh của châu Âu về Tây Balkan.
Trước đó, một quan chức EU cho biết cơ hội gia nhập khối vẫn còn nhưng chắc chắn không rộng mở như trước đây. Theo Hãng tin AP, một trong những trở ngại gần đây liên quan tranh cãi giữa Bulgaria (quốc gia thành viên EU) với Bắc Macedonia xung quanh vấn đề lịch sử ngôn ngữ và bản sắc dân tộc. Cụ thể, Sofia muốn Bắc Macedonia chính thức công nhận ngôn ngữ của họ có nguồn gốc từ tiếng Bulgaria và chấm dứt luận điệu thù địch chống nước này. Về phần mình, Bắc Macedonia tuyên bố bản sắc và ngôn ngữ của họ không phải là chủ đề đem ra thảo luận. Trước đó, bất đồng hàng thập kỷ với láng giềng Hy Lạp cũng cản trở Skopje gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO). Ðến năm 2018, vấn đề mới được giải quyết khi Macedonia đổi tên nước chính thức thành Bắc Macedonia.
Việc Bulgaria phủ quyết tư cách thành viên của Bắc Macedonia cũng ảnh hưởng tới Albania, quốc gia có chung tiến trình gia nhập. Hồi tháng rồi, Thủ tướng Albania Edi Rama tỏ rõ bất bình trước tình trạng “vô lý” hiện nay khi cả hai quốc gia Tây Balkan đều đã hoàn thành các tiêu chí để bắt đầu đàm phán gia nhập EU. Với nỗ lực đưa các cuộc đàm phán trở lại đúng hướng, Ðức trước đó đã cảnh báo kế hoạch thương lượng không được phép trở thành “con tin” cho những yêu cầu song phương của các nước thành viên riêng lẻ.
Bên cạnh sự phản đối của Bulgaria, một số nước thành viên khác như Pháp, Hà Lan hay Ðan Mạch đến nay vẫn thận trọng do “chưa thoải mái” với quá trình gia nhập vội vàng của Romania và Bulgaria hồi năm 2007. Họ lo ngại chính sách quản lý di cư yếu kém ở các nước Ðông Âu khiến việc kết nạp thêm thành viên bị đánh đồng với cơ hội nhập cư và trở thành “lá bài chính trị” cho các đảng cực hữu.
Các quốc gia Tây Balkan mong muốn trở thành thành viên EU với hy vọng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ và cải thiện mức sống của châu Âu. Ðổi lại, việc mở rộng EU sang khu vực này cũng nằm trong quyền lợi của khối, Thủ tướng Ðức Angela Merkel khẳng định trong chuyến công du các nước Balkan hồi tháng 7. Theo một nhà ngoại giao EU, vùng Tây Balkan không phải “sân sau” mà đóng vai trò cửa ngõ giúp Brussels củng cố vị thế trong cuộc chiến giành ảnh hưởng trước Nga và Trung Quốc. “Nếu liên minh không mở rộng hiện diện ở khu vực này, các đối thủ sẵn sàng lấp khoảng trống của chúng ta” - người này cho biết.
Tìm kiếm sự đoàn kết nhằm củng cố vị thế trên thế giới Trong tuyên bố sau cuộc họp trù bị tối 5-10, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết rút bài học từ các cuộc khủng hoảng gần đây, các nước EU cam kết sẽ huy động sức mạnh tổng hợp và củng cố năng lực thích ứng thông qua cắt giảm sự phụ thuộc. Ông Michel cho rằng để trở nên quyết đoán hơn trên trường quốc tế, EU “cần tăng cường năng lực để hoạt động một cách tự chủ” với một khối sức mạnh và quốc phòng hợp nhất. Tuy nhiên, người đứng đầu Hội đồng châu Âu khẳng định các nước thành viên sẽ tiếp tục hợp tác với các nước đồng minh và các nước đối tác có cùng quan điểm, cụ thể là Mỹ và trong khuôn khổ NATO - nền tảng an ninh của EU. |
MAI QUYÊN (Theo AP, BBC)
Từ khóa » Eu Kết Nạp Số Lượng Thành Viên đông Nhất Vào Năm
-
Các Nước Thành Viên Liên Minh Châu Âu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Liên Minh Châu Âu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Liên Minh Châu Âu (EU) - European Unio (EU) | Hồ Sơ - Nhân Chứng
-
Thông Tin Về Liên Minh Châu Âu - Endevio
-
60 Năm Liên Minh Châu Âu: Chúng Tôi Tự Hào Về Những Thành Tựu ...
-
EU: Quá Trình Kết Nạp Ukraine Làm Thành Viên Có Thể Mất Nhiều Năm
-
Https:///portal/page/portal/chinhph...
-
Infographic: Liên Minh Châu Âu đã Phát Triển Như Thế Nào? - Hànộimới
-
Vì Sao Anh Quốc Rời Liên Minh Châu ÂU
-
Đằng Sau Việc Ukraine Trở Thành ứng Viên Gia Nhập EU - PLO
-
Quốc Gia Châu Âu Chấp Nhận Thỏa Hiệp để được Vào EU - VnExpress
-
Gia Nhập EU - VOV
-
Ukraine Xin Gia Nhập EU, Các Nước Thành Viên Nói Gì? - VnEconomy
-
Số Lượng Các Nước Thành Viên EU Khi Mới Thành Lập