EU, Mô Hình Liên Kết Khu Vực Thành Công Nhất - VnEconomy

Trở lại trang chủ

Thế giới

Chuyển động 24h

Kinh tế

Kinh doanh

Sau 50 năm hình thành và phát triển, Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là mô hình liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới. Với 27 quốc gia thành viên, chiếm 30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu, EU thật sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới. Uỷ ban châu Âu (EC) vừa công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa thị trường chung của EU, tiến tới nhất thể hóa về kinh tế, tiền tệ và chủ trương xây dựng EU thành khu vực mạnh nhất thế giới, có chính sách chung về đối ngoại và quốc phòng. Hiện đại hóa thị trường chung Theo Chủ tịch EC J.M.Barroso, kế hoạch cả gói này sẽ dỡ bỏ những rào cản đang tồn tại, với mục tiêu trước hết là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ của EU. EC đã xác định 23 lĩnh vực chủ chốt có dấu hiệu hoạt động sai chức năng thị trường, trong đó có các hoạt động phân phối, các dịch vụ tài chính, bưu chính, viễn thông và việc làm. Các ngành này chiếm 44,5% tổng kim ngạch thương mại và 46,5% tổng số việc làm của EU. Trước đó, EC đã đưa ra một kế hoạch cải cách ngành viễn thông của EU, theo đó phân tách các tập đoàn quốc gia và thành lập một cơ quan chung của EU để bảo vệ thị trường nội khối. Thời gian tới, EC sẽ tiếp tục thúc đẩy các thị trường dịch vụ tài chính bán lẻ, nâng cao kiến thức về lĩnh vực tài chính của người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi tài khoản ngân hàng bằng cách bỏ phí đóng tài khoản. Mục đích của kế hoạch này là tạo thuận lợi cho công dân EU lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ thích hợp, đáp ứng yêu cầu của khách hàng từ hàng hóa đến các nhà cung cấp với mức giá hợp lý nhất, mang lại cho người tiêu dùng nhiều quyền và thông tin hơn vì lợi ích chính họ cũng như nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh và sự đổi mới của các doanh nghiệp. EC dự kiến sẽ đề xuất một văn bản luật đặc biệt vào năm 2008 nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tới các chương trình của châu Âu, tăng thị phần của các SME trong các hợp đồng mua sắm công và cắt giảm những rào cản đối với các hoạt động xuyên biên giới. Các quốc gia châu Âu đã thành lập Liên minh Hải quan vào năm 1968 và đặt mục tiêu xây dựng một thị trường chung vào năm 1992 thông qua việc dỡ bỏ các rào cản để các nguồn vốn, hàng hóa, dịch vụ và lực lượng lao động được lưu thông tự do. Tuy nhiên, qua 15 năm nỗ lực từng bước kiện toàn thị trường chung, vẫn còn tồn tại một số rào cản giữa các quốc gia trong khối. Tăng trưởng vững, bất chấp các tác động tiêu cực Năm 2008 tăng trưởng kinh tế của khu vực được dự báo tăng 2,4%. Theo ủy viên EC phụ trách kinh tế và tiền tệ, bất chấp các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính cũng như của nền kinh tế Mỹ và giá dầu mỏ tăng, các tác động tiêu cực sẽ được hạn chế đối với nền kinh tế châu Âu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi và nền tảng tài chính của châu Âu vẫn tương đối vững chắc. Khả năng tiêu thụ nội khối, hiện được đánh giá là động lực chính cho tăng trưởng, có thể sẽ tăng đều và bền vững. Trong giai đoạn 2007-2009, dự kiến sẽ có thêm khoảng 8 triệu việc làm. Nếu đạt được mục tiêu này, tỷ lệ thất nghiệp tại EU vào năm 2009 sẽ chỉ còn 6,6%. Nhờ vào các hoạt động kinh tế khá năng động, thâm hụt ngân sách của EU và khu vực đồng EUR trong năm 2007 cũng sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ nhiều năm nay, ở mức 1,1% GDP đối với EU và 0,8% đối với khu vực sử dụng đồng EUR. EU hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại. Năm 2006, tổng kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và EU tăng 22,2%; đạt gần 10 tỷ USD; trong đó xuất khẩu tăng 25%, đạt 6,9 tỷ USD. Tính đến tháng 9/2007, EU có 640 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với số vốn đăng ký lên tới 8,35 tỷ USD. EC còn là một trong những đối tác viện trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam, với tổng số viện trợ từ năm 1995 đến nay là 6,7 tỷ USD. Tháng 10/2007 vừa qua, EU đã chính thức đề nghị Việt Nam tiến hành đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác thay thế cho Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam-EU năm 1995 nhằm tạo khuôn khổ mới cho sự phát triển toàn diện và lâu dài trong quan hệ giữa Việt Nam và EU trong thập kỷ tới. Thế giới

Một số chuyên gia nghi ngờ khả năng tăng bền vững của giá vàng

1Thế giới

Hiến kế đưa Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình

2Thế giới

Fed đối diện khó khăn khi ra quyết định lãi suất

3Thế giới

8 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, Việt Nam cũng có mặt

4Thế giới

Giá vàng lao dốc chóng mặt sau tin ngừng bắn Israel-Hezbollah

5
Những công ty bị phạt nặng nhất năm 2024
Sau gói kích thích tiền tệ mạnh nhất kể từ Covid-19, kinh tế Trung Quốc liệu có khởi sắc?
Chuyên gia cảnh báo cú sốc lạm phát trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump
Giá vàng không ngừng lao dốc vì USD liên tục lập đỉnh
Chứng khoán Mỹ lình xình sau báo cáo CPI, giá dầu hồi phục, bitcoin vượt 93.000 USD
Ông Trump thành lập bộ mới, bổ nhiệm Elon Musk đứng đầu

Từ khóa » Eu Liên Kết Trên Những Lĩnh Vực Nào