EU Thừa Nhận Trừng Phạt Nga Không Phải Vì Chiến Sự Ukraine

"Lệnh trừng phạt của EU sẽ không ngăn chặn các hành động quân sự ở Ukraine mà sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế Nga" - đài RT dẫn lời ông Borrell nói. Ông cũng kêu gọi thúc giục EU không "mệt mỏi vì các lệnh trừng phạt".

"Phải nói là không dễ dàng, nhưng chúng ta phải tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế Nga. Các xã hội châu Âu không được từ bỏ chính sách này" - ông Borrell nhấn mạnh.

Bình luận của ông Borrell được đưa ra đã nhắc lại quan điểm mà ông chia sẻ vào cuối tuần trước, và phản ứng trước những nhận định của Thủ tướng Hungary Viktor Orban rằng chính sách cấm vận Nga là một "tính toán sai lầm" gây hại cho các nước EU nhiều hơn Moscow.

Ông Borrell cũng nói rằng các lệnh trừng phạt không phải là nguyên nhân dẫn tới giá dầu cao mà giá dầu hiện tại đã tương đương như hồi tháng 2. Bên cạnh đó, quan chức này thông báo EU đã có kế hoạch cấm vàng Nga vào cuối tuần này, trong một gói trừng phạt nhỏ bổ sung để cải thiện tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt hiện nay.

Lệnh cấm được cho sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu, mua hoặc chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp vàng, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Nga sau năng lượng.

Theo đài RT, kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, EU đã công bố 6 gói trừng phạt nhằm vào Moscow. Thế nhưng bản thân khối này đã rơi vào tình trạng thiếu khí đốt ngày càng nghiêm trọng và giá trị đồng euro gần đây đã giảm xuống dưới mức 1 USD lần đầu tiên trong 20 năm.

Trong động thái mới nhất, sau cuộc họp của các ngoại trưởng EU hôm 18/7, người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel thông báo EU đã đồng ý phân bổ thêm 500 triệu euro viện trợ quân sự cho Ukraine. Với việc thông qua gói hỗ trợ thứ 5, khoản viện trợ của EU cho Kiev hiện đã đạt 2,5 tỷ euro (2,5 tỷ USD).

Gói viện trợ quân sự mới của EU đối với Kiev được đưa ra sau khi Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết, các khoản viện trợ của EU hứa cung cấp cho Ukraine đã bị trì hoãn do lo ngại về các khó khăn kinh tế của chính khối này.

Theo lý giải của Bloomberg, nguyên nhân của việc chậm trễ trong khâu viện trợ là do Đức cố gắng thuyết phục EU cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thay vì cho Kiev vay.

Từ khóa » Eu Ko Phải Là