Exception Trong Python

Bất kỳ một ngôn ngữ lập trình nào cũng có phần xử lý lỗi ngoại lệ exception, nó không chỉ giúp cũng ta debug mà còn giúp chúng ta tắt các thông báo lỗi không mong muốn của trương trình khi nó ở chế độ production.

1, Exception trong Python.

Giả sử mình có một hàm sum như sau:

def sum(a, b): return a / b

Bây giờ mình sẽ gọi nó như bình thường

print(sum(6,2)) #kết quả: 3

Nhưng trong trường hợp tham số thứ 2 bây giờ không phải bằng 2 nữa mà là bằng 0 thì sao nhỉ.

print(sum(6, 0))

Và đây là kết quả mình thu được:

File ".\main.py", line 3, in <module> print(sum(6, 0)) File ".\main.py", line 2, in sum return a / b ZeroDivisionError: division by zero

Như các bạn đã thấy thì chương trình đã báo lỗi là không thể thực hiện phép chia cho 0. Và trong trường hợp này thì các bạn có thể hạn chế lỗi bằng cách ràng buộc tham số b sao cho nó khác 0 -> cách này ai cũng biết rồi.

Nhưng ở phạm vị bài này mình muốn hướng dẫn mọi người một cách nữa đó là sử dụng exception.

Để sử dụng exception trong Python thì các bạn sử dụng lệnh try except theo cú pháp sau:

try: # code except exceptionName: # code

Trong đó:

  • exceptionName là tên của các exception mà bạn muốn bắt và xử lý (xem các exception ở phần 2).

Nếu khối lệnh trong try có 1 lỗi gì đó xảy ra thì chương trình sẽ tìm đến các except phía dưới và nếu một except nào thỏa mãn thì nó sẽ thực thi code trong khối except đó.

VD: Mình sẽ hạn bắt lỗi của ví dụ trên bằng exception.

Như các bạn đã thấy ở dòng báo lỗi trong ví dụ trên nó có đoạn ZeroDivisionError:... thì ở đây nếu như chúng ta không biết hết các exception trong Python thì có thể dựa vào dòng lỗi đó và bắt theo, trong trường hợp này exception được gọi chính là ZeroDivisionError.

def sum(a, b): return a / b try : print(sum(6, 0)) except ZeroDivisionError: print('Co loi xay ra!') #ket qua: Co loi xay ra!

Và đối với mỗi khối lệnh except thì bạn cũng có thể bắt nhiều excetion trên một lần khai báo. Bằng việc đặt các exception cách nhau bở một dấu ,

VD: Bắt nhiều exception trên một lần khai báo.

try : # code except (ZeroDivisionError, RuntimeError): # code

Hoặc bạn cũng có thể khai báo nhiều except trong một khối lệnh try except.

VD: Bắt nhiều exception.

try : # code except ZeroDivisionError: # code except RuntimeError: # code

Và đương nhiên bạn cũng có thể lồng các khối try except lại với nhau:

VD:

try : # code except ZeroDivisionError: try : # code except StandardError: # code except RuntimeError: # code

2, Finally.

Nếu như trong khối lệnh try except bạn muốn sẽ có 1 đoạn lệnh chắc chắn sẽ được thực thi cho dù try đúng hay sai, thì bạn sẽ phải khai báo thêm khối lệnh finally vào cuối khối lệnh try except theo cú pháp sau:

try: # code except: # code finally: # code

Finally trong Python thường được dùng để clear data mà trong quá trình try except tạo ra.

VD:

def sum(a, b): return a / b try: print(sum(6, 0)) except ZeroDivisionError: print('Co loi xay ra!') finally: print('finally duoc goi!') # Ket qua: # Co loi xay ra! # finally duoc goi!

3, Các exception có sẵn trong Python.

Dưới đây là danh sách các exception mặc định trong Python.

Exception Name Chú Thích
Exception Đây là lớp cơ sở cho tất cả các exception, nó sẽ xuất hiện khi có bất cứ một lỗi nào xảy ra.
StopIteration Xuất hiện khi phương thức next() của interator không trỏ đến một đối tượng nào.
SystemExit Xuất hiện khi dùng phương thức sys.exit()
StandardError Lớp cơ sở cho tất cả các exception.
ArithmeticError Xuất hiện khi có lỗi tính toán giữa các số với nhau
OverflowError Xuất hiện khi thực hiện tính toán và giá trị của nó vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép của kiểu dữ liệu.
FloatingPointError Xuất hiện khi tính toán float thất bại.
ZeroDivisonError Xuất hiện khi thực hiện phép chia cho 0.
AssertionError Xuất hiện trong trường hợp lệnh assert thất bại.
AttributeError Xuất hiện khi không tồn tại thuộc tính này, hoặc thiếu tham số truyền vào nó.
EOFError Xuất hiện khi không có dữ liệu từ hàm input() hoặc cuối file.
ImportError Xuất hiện khi lệnh import thất bại.
KeyboardInterrupt Xuất hiện khi ngắt trình biên dịch.
LookupError Lớp cơ sở cho tất cả các lỗi về lookup.
IndexError Xuất hiện khi index không tồn tại trong list, string,...
KeyError Xuất hiện khi key không tồn tại trong dictionary.
NameError Xuất hiện khi một biến không tồn tại trong phạm vi bạn gọi nó.
EnvironmentError Xuất hiện khi có bất kỳ một lỗi nào ngoài phạm vị của Python.
IOError Xuất hiện khi xử dụng input/ output thất bại, hoặc mở file không thành công.
OSError Xuất hiện khi có lỗi từ hệ điều hành.
SyntaxError Xuất hiện khi chương trình có lỗi cú pháp.
IndentationError Xuất hiện khi bạn thụt dòng không đúng.
SystemError Xuất hiện khi trình biên dịch có vấn đề nhưng mà nó lại không tự động exit.
SystemExit Xuất hiện khi trình biên dịch được thoát bởi sys.exit().
TypeError Xuất hiện khi thực thi toán tử hoặc hàm mà kiểu dữ liệu bị sai so với kiểu dữ liệu đã định nghĩa ban đầu.
ValueError Xuất hiện khi chúng ta build 1 function mà kiểu dữ liệu đúng nhưng khi chúng ta thiết lập ở tham số là khác so với khi truyền vào.
RuntimeError Xuất hiện khi lỗi được sinh ra không thuộc một danh mục nào.
NotImplementedError Xuất hiện khi một phương thức trừu tượng cần được thực hiện trong lớp kế thừa chứ không phải là lớp thực thi
UnboundLocalError Xuất hiện khi chúng ta cố tình truy cập vào một biến trong hàm hoặc phương thức, nhưng không thiết lập giá trị cho nó.

4, Xây dựng một exception riêng.

Do mình chưa giới thiệu với mọi người kiến thức hướng đối tượng trong Python, nên phần này những ai biết hướng đối tượng rồi thì xem, còn không thì khi khác xem lại cũng được :D.

Để tạo một exception trong Python thì bắt buộc exception này phải kế thừa lớp Exception trong Python, và còn lại là bạn muốn xử lý như thế nào cũng được.

VD: Mình sẽ viết một Exception có tên exceptionDemo.

class ExceptionDemo(Exception): def __init__(self, value): print("Loi: " + value)

Sau khi đã tạo ra được exception cho riêng mình rồi, thì khi thực hiện mà bạn muốn gọi ra gọi exception ra bạn chỉ cần sử dụng keyword raise theo cú pháp sau:

raise exceptionName

Trong đó, exceptionName là tên của exception bạn muốn gọi.

VD:

class ExceptionDemo(Exception): def __init__(self, value): print("Loi: " + value) def sum(a, b): if (b == 0): raise ExceptionDemo('b phai khac 0') return a / b sum(6, 0)

5, Lời kết.

Phần này hơi dài, nhưng các bạn hay làm ở tầm application thì cũng không cần phải quan tâm lắm, vì các framework đã hỗ trợ chúng ta phần này khá là ok rồi.

Từ khóa » Try Và Except Trong Python