Exp Là Gì - Tất Tần Tật Những Thông Tin Bạn Cần Ở Đây!
Có thể bạn quan tâm
Trên bao bì của bất cứ sản phẩm skincare hay makeup nào cũng đều đó ký tự Exp và đi kèm theo đó là một dãy số. Vậy, Exp là gì? Cùng camnangphaidep tìm hiểu rõ thông qua những thông tin bên dưới nhé!
Nội dung
- 1 Exp là gì?
- 2 Các cách ghi Exp trên mỹ phẩm
- 3 Vì sao mỹ phẩm cần có thông tin về Exp?
- 4 Exp của các loại mỹ phẩm
- 4.1 Kem dưỡng ẩm
- 4.2 Serum – tinh chất đặc trị
- 4.3 Dầu dưỡng da
- 4.4 Sữa rửa mặt
- 4.5 Son môi
- 4.6 Mascara
- 5 Một số ý nghĩa khác của Exp
- 5.1 Trong đơn xin việc
- 5.2 Trong game
- 6 Kết luận
Exp là gì?
Exp là ký tự viết tắt của cụm từ tiếng anh Expiry Date, được hiểu là hạn sử dụng. Điều này có nghĩa là dãy số đi kèm đằng sau ký tự này chính là thời gian hết hạn cụ thể của sản phẩm.
Trên các sản phẩm skincare hay makeup, thông số này thường được in dập trực tiếp lên đáy hộp, đáy túyp hoặc thân sản phẩm. Và thường đi kèm với một dãy ký tự khác đó là MFG hoặc được thay thế bởi cụm từ BBE/BE.
MFG là ký tự viết tắt của cụm từ tiếng anh Manufacturing Date, có nghĩa là ngày sản xuất. Còn BBE/BE là ký tự viết tắt của cụm từ tiếng anh Best Before End Date, có ý nghĩa tương tự Exp là hạn sử dụng.
Các cách ghi Exp trên mỹ phẩm
Để biểu hiện ý nghĩa ngày hết hạn cho sản phẩm, các nhà sản xuất sẽ có những cách ghi khác nhau. Cụ thể:
Exp: 31.9.2020 (ngày/tháng/năm): Tức là sản phẩm có hạn sử dụng đến ngày 31/9/2020. Cách ghi Exp này thường được tìm thấy ở trên các sản phẩm thuộc các thương hiệu hoặc được sản xuất ở các nước Châu Á.
Exp: 9.31.2020 (tháng/ngày/năm): Cách ghi này cũng có ý nghĩa tương tự như cách ghi ở trên. Chỉ là khác một điều là ở cách thể hiện. Như bạn thấy thì nhà sản xuất đã đổi vị trí tháng lên trước và cho ngày xuống sau.
Cách ghi này thường được tìm thấy ở trên các sản phẩm thuộc các thương hiệu hoặc được sản xuất ở các nước Châu Âu. Nguyên nhân là do văn hóa, quy định ghi ngày tháng của các nước Châu Âu là vậy, khác với Châu Á.
BBE: 31.9.2020 (ngày/tháng/năm): BBE có ý nghĩa tương đương với Exp nên ý nghĩa cũng tương tự. Hạn sử dụng đến ngày 31/9/2020.
0920LJ31: Đôi khi trên sản phẩm bạn sẽ không thể tìm thấy ký tự Exp hay BBE, thay vào đó là một ký tự như vậy. Trong trường hợp này, cụm ký tự 0920LJ31 cũng có ý nghĩa tương đương với Exp, biểu hiện ngày tháng năm hết hạn.
- 2 ký tự đầu được hiểu là tháng hết hạn
- 2 ký tự tiếp theo được hiểu là năm hết hạn
- 2 ký tự tiếp theo là mã sản phẩm
- 2 ký tự cuối cùng được hiểu là năm hết hạn
Không có Exp/BBE/BE/… chỉ có MFG: Trong trường hợp này nhà sản xuất sẽ kèm thêm trên sản phẩm dòng chữ “ Hạn sử dụng là x năm đó kể từ ngày sản xuất”, trong đó x là số năm cụ thể. Có nghĩa là bạn dựa vào ngày MFG để tính ngày sản xuất.
Ví dụ: Sản phẩm có ghi MFG: 29/5/2019 và kèm dòng chữ “Hạn sử dụng là 3 năm kể từ ngày sản xuất” thì có nghĩa là hạn sử dụng của sản phẩm đó sẽ là 29/5/2022.
Vì sao mỹ phẩm cần có thông tin về Exp?
Tất cả các sản phẩm skincare và makeup đều có thông tin về Exp. Không có sản phẩm nào là không có thông tin này. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nó.
Thông qua chỉ số Exp, nhà sản xuất muốn nhắn đến người dùng là hãy sử dụng sản phẩm trước ngày quá hạn. Sau ngày quá hạn tuyệt đối và không nên tiếp tục sử dụng sản phẩm.
Bởi lẽ, việc sử dụng các sản phẩm skincare và makeup quá hạn sử dụng sẽ dẫn đến rất nhiều mối nguy hại, cả về sức khỏe làn da nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung, thậm chí còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người dùng.
Mỹ phẩm hết hạn sẽ không có nhiều thay đổi về cấu trúc, mùi hương. Tuy nhiên, chất lượng bên trong đã bị “biến tướng”. Do đó, khi sử dụng, chắc chắn sẽ không thể đem đến hiệu quả như ban đầu. Đôi khi, còn gây tác dụng ngược.
Bên cạnh đó, việc các thành phần trong sản phẩm quá thời hạn sử dụng sẽ có thể phân hủy thành hoạt chất khác hoặc vi khuẩn. Khi bôi lên da, có thể sẽ gây nên các hiện tượng như mẩn đỏ, ngứa ngứa, sưng tấy, phù nề diện rộng, nổi mề đay,…
Trong thực tế, nhiều trường hợp sử dụng mascara hết hạn đã bị đau mắt đỏ, nhiễm trùng mắt. Hay sử dụng kem dưỡng, phấn phủ, sữa rửa mặt hết hạn làm nổi mụn, son hết hạn làm môi bị phù nề.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong mỹ phẩm hết hạn thường xuất hiện các loại vi khuẩn như: eubacterium, propionibacterium, aeromonas, enterobacter,… Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp, bệnh viêm dạ dày, viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết thương, mụn trứng cá,…
Đặc biệt, trong mỹ phẩm hết hạn còn tồn tại một loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, đó là staphlyoccocus. Vi khuẩn này có khả năng kháng enterococcus faecalis và thuốc khác sinh. Từ đó, có thể dẫn đến bệnh viêm màng não.
Exp của các loại mỹ phẩm
Kem dưỡng ẩm
Thông thường, kem dưỡng ẩm thường có hạn sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm, tính từ ngày mở nắp. Những sản phẩm được thiết kế dạng hũ, do thường xuyên tiếp xúc với tay nên có nguy cơ bị các vi khuẩn xâm nhập cao.Do đó, những kem dưỡng dạng hũ sẽ có thời hạn sử dụng ngắn hơn các loại dạng tuýp, vòi nhấn.
Ngoài chỉ số Exp, bạn có thể nhận diện một sản phẩm kem dưỡng hết hạn hay chưa, có nên sử dụng tiếp hay không thông qua mùi hương, kết cấu, màu sắc,… Nếu các yếu tố này thay đổi không giống như ban đầu thì bạn nên vứt sản phẩm.
Trong thực tế, có một số trường hợp, kem dưỡng vẫn còn hạn sử dụng nhưng mùi hương, kết cấu, màu sắc,… của nó bị thay đổi thì bạn cũng không nên tiếp tục sử dụng. Bởi lẽ, có thể trong thời gian dùng, bạn bảo quản không tốt khiến sản phẩm nhanh hư hỏng và hết hạn trước ngày quy định
Serum – tinh chất đặc trị
Tinh chất đặc trị – serum thường có thời hạn sử dụng khá ngắn, chỉ từ 6 – 9 tháng, kể từ ngày mở nắp. Bởi lẽ, sản phẩm này có đặc điểm là chứa những hoạt chất tinh khiết và ở dạng lỏng.
Do đó, trong quá trình sử dụng, tiếp xúc với không khí, môi trường, serum sẽ rất dễ bị bay hơi và biến chất. Điển hình là các sản phẩm chứa vitamin C, rất dễ bị chuyển hóa bởi tác động của ánh nắng mặt trời.
Do đó, khi dùng các sản phẩm serum bạn nên bảo quản sản phẩm ở bên thoáng mát. Tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, nên bảo quản trong lọ thủy tinh sẫm màu để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng của nhiệt độ.
Dầu dưỡng da
So với các sản phẩm dạng lỏng, dầu dưỡng da có thời hạn sử dụng lâu hơn. Bởi lẽ, sản phẩm có khả năng chống vi khuẩn rất tốt. Cụ thể, dầu dưỡng da thông thường sẽ có hạn sử dụng 1 năm tính từ ngày sử dụng.
Tuy nhiên, tuổi thọ của dầu dưỡng da phụ thuộc rất lớn đến việc bảo quản từ người dùng. Trong quá trình sử dụng, chúng phải được để những nơi râm mát, bảo quản trong các chai lọ thủy tinh sẫm màu và đặc biệt vòi lấy sản phẩm phải được vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn
Sữa rửa mặt
Sữa rửa mặt có thời hạn sử dụng khoảng 6 tháng – 1 năm, kể từ ngày sử dụng. Những sản phẩm có chứa thành phần gốc dầu thường có thời hạn sử dụng lâu hơn những sản phẩm có chứa thành phần gốc nước.
Cụ thể, sữa rửa mặt có chứa thành phần gốc dầu có thời hạn sử dụng khoảng 6 tháng, tính từ ngày mở nắp. Trong khi đó, các sữa rửa mặt có chứa thành phần gốc nước sẽ có thời hạn sử dụng 1 năm.
Son môi
Hạn sử dụng cho khuyên môi thường là 1 năm kể từ ngày mở nắp. Vùng da môi khá mỏng và nhạy cảm. Bên cạnh đó, những chất trong son môi có thể theo đường ăn uống vào cơ thể của chúng ta.
Do đó, để có thể bảo vệ tốt cho làn da môi cũng như sức khỏe cơ thể, bạn chỉ nên sử dụng son môi từ 1 năm trở xuống. Tránh sử dụng quá lâu gây nên những hậu quả đáng tiếc.
Mascara
Theo một số beauty blogger cho biết, mascara các bạn chỉ nên sử dụng từ 3 – 6 tháng kể từ ngày sử dụng. Tương tự như vùng môi, vùng mắt cũng khá nhạy cảm. Bên cạnh đó, đầu cọ cũng thường xuyên bám khá nhiều vi khuẩn.
Đó chính là những lý do giải thích vì sao bạn nên thường xuyên thay mascara. Một năm nên thay trung bình từ 2 – 4 sản phẩm mascara, để đảm bảo tránh những bệnh về mắt.
Ngoài ra, một số sản phẩm khác skincare và mỹ phẩm còn có những hạn sử dụng cụ thể như sau:
- Kem nền: 6 tháng đến 1 năm
- Kem dưỡng thể: 1 đến 2 năm
- Sơn móng tay: 1 năm
- Phấn tạo khối, phấn má hồng: 2 năm
- Kem che khuyết điểm: 12 tháng đến 18 tháng
- Chì kẻ mắt: 3 tháng đến 6 tháng
- Phấn mắt: 24 tháng
- …
Một số ý nghĩa khác của Exp
Ngoài xuất hiện trên bao bì mỹ phẩm, thực phẩm với ý nghĩa là hạn sử dụng thì Exp còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác và mang những ý nghĩa hoàn toàn khác. Cụ thể
Trong đơn xin việc
Nếu bạn nào đã từng làm đơn xin việc thì có thể biết trong này có một mục là Exp. Theo trường hợp này, Exp được hiểu là kinh nghiệm làm việc của người làm đơn.
Exp trong đơn xin việc được xem là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất. Nó quyết định trực tiếp và phần lớn đến việc người làm đơn có được nhận làm việc hay không.
Đối với mục này, người làm đơn nên điền một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ nhất những nơi đã từng làm trước đây. Đặc biệt, nhấn mạnh vào những nơi đã từng làm có liên quan đến công việc hiện tại đang xin.
Trong game
Exp không chỉ có trên mỹ phẩm, thực phẩm, đơn xin việc mà ký tự này còn xuất hiện trong rất nhiều game online. Trong lĩnh vực này, Exp cũng được hiểu là kinh nghiệm.
Thông thường, trong game, Exp thường đi liền với một thanh dài. Nếu bạn càng chơi, càng có nhiều chiến thắng, thu thập được nhiều vàng, giết chết nhiều đối thủ,… thì thanh dài đó sẽ càng được làm đầy, biểu hiện là kinh nghiệm của bạn càng ngày càng lớn.
Khi thanh dài đó được làm đầy, có nghĩa là bạn sẽ được lên cấp hay qua màn. Qua cấp mới, bạn cũng tiếp tục làm đầy thanh đó, nâng cao kinh nghiệm bằng các việc làm tương tự.
Kết luận
Như vậy, Exp trên các sản phẩm skincare hay makeup là hạn sử dụng. Khi mua các sản phẩm làm đẹp, chị em nên để ý thông số này nhé. Nên mua các sản phẩm còn hạn sử dụng dài, tránh mua những sản phẩm sắp hết hạn. Vì chất lượng sẽ không được đảm bảo.
Từ khóa » Exp Là Hạn Sử Dụng Hay Ngày Sản Xuất
-
EXP Là Gì? 10 ý Nghĩa Của Thuật Ngữ EXP Trong Từng Lĩnh Vực
-
KÝ HIỆU NGÀY SẢN XUẤT VÀ HẠN SỬ DỤNG - Máy In Date
-
Hạn Sử Dụng (EXP) Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
EXP Nghĩa Là Gì? Exp Là Ngày Sản Xuất Hay Hạn Sử Dụng?
-
EXP Là Gì? Ý Nghĩa EXP Trong Game Và Các Lĩnh Vực Khác
-
Ký Hiệu Exp Trên Sản Phẩm - HTTL
-
CÁCH ĐỌC HẠN SỬ DỤNG & CÁCH BẢO QUẢN MỸ PHẨM
-
EXP Và MFG Là Gì? Các Thông Số Quan Trọng Cần Biết | IKute
-
EXP & MFG Là Gì? Những Thông Số Quan Trọng Khi Mua Mỹ Phẩm
-
Exp Là Ngày Sản Xuất Hay Hạn Sử Dụng
-
Cách đọc Hạn Sử Dụng - Facebook
-
Cách đọc Hạn Sử Dụng Trên Bao Bì để Tránh ăn đồ Quá Hạn
-
EXP Là Gì? EXP Trên Bao Bì Có Nghĩa Là Gì, Trong Mỹ Phẩm
-
Ngày Sản Xuất Tiếng Anh Là Gì, Ký Hiệu Hay Gặp Khi Mua Đồ Nhật