F0 Bị Ho Có Cần Kiêng ăn Tôm Cá? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra những sai lầm F0 thường gặp trong việc tẩm bổ Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra những sai lầm F0 thường gặp trong việc tẩm bổ

SKĐS - Nhiều gia đình đã mua tổ yến, đông trùng hạ thảo, sâm về tẩm bổ để người bệnh COVID -19 nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Vậy nên sử dụng những thực phẩm này sao cho đúng cách để tránh việc tốn tiền mà hiệu quả thấp.

Theo chuyên gia tai mũi họng, PGS Nguyễn Thị Hoài An, ho cũng là một triệu chứng thường gặp khi mắc COVID-19. Các nhà khoa học ghi nhận phần lớn những người mắc bệnh có triệu chứng ho khan khá phổ biến, triệu chứng ho đờm cũng có thể xảy ra.

PGS An cho rằng ho là phản ứng bình thường của cơ thể để đẩy các vật lạ ra khỏi phổi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu trường hợp ho kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe cho cơ thể như gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, mất ngủ.

Nhiễm COVID-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho, đúng hay sai? - Ảnh 2.

F0 bị ho vẫn có thể ăn phần thịt nạc của tôm, cá.

Quan điểm kiêng tôm, cá, cua khi bị ho, PGS An cho rằng từ xa xưa dân gian vẫn kiêng tôm, cá là có cơ sở vì tôm cua gây ho do phần vỏ và càng của tôm, vảy cá có thể gây ho do kích ứng niêm mạc đường hô hấp và khả năng dễ bị mắc, dính ở cổ họng, gây ngứa, ho.

Với các loại tôm nhỏ không thể bỏ vỏ thì khi ăn vào có thể gây ho làm cơn ho dữ dội hơn. Tuy nhiên, PGS An cho biết F0 không cần kiêng tanh hoàn toàn vẫn có thể ăn thịt của tôm, thịt cá… Bởi vì, chất tanh không phải là nguyên nhân gây các cơn ho hoặc khiến cơn ho nặng thêm. Người mắc COVID-19 bị ho không nên quá lo lắng kiêng hoàn toàn chất tanh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh chỉ ra dấu hiệu chuyển nặng không thể bỏ qua khi trẻ mắc COVID-19

Từ khóa » Ho ăn Hải Sản được Không