F0 Nên ăn Uống Như Thế Nào - Tư Vấn Từ Bác Sĩ | Medlatec

1. Chế độ ăn uống quan trọng như thế nào với F0?

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 hiện nay có thể theo dõi và điều trị tại nhà nếu triệu chứng nhẹ, tùy vào thể trạng mà triệu chứng ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của hầu hết bệnh nhân nhiễm Covid là sau thời gian điều trị, sức khỏe và hệ miễn dịch bị sụt giảm. Ngoài ra, chức năng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp cũng bị suy yếu.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân F0Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân F0

Nếu không có chế độ dinh dưỡng tốt trong và sau khi điều trị F0, bệnh nhân thường bị suy dinh dưỡng, giảm số lượng và chức năng của các khối cơ trong cơ thể. Tình trạng này dẫn đến suy kiệt chung, giảm khả năng chống chịu bệnh và từ đó nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác cũng cao hơn.

F0 cần có chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ tạo điều kiện cho cơ thể hồi phục, hệ miễn dịch được củng cố và từ đó khả năng hồi phục sức khỏe tổng thể cũng cao hơn.

2. F0 nên ăn uống như thế nào để nhanh khỏi bệnh?

Ở nước ta trong đợt bùng phát dịch Covid-19 gần đây, Bộ Y tế thống kê đa phần bệnh nhân F0 không có triệu chứng và chỉ có triệu chứng nhẹ. Số trường hợp triệu chứng Covid-19 nặng hiếm gặp hơn và tỉ lệ tử vong vì thế cũng thấp hơn.

Chế độ dinh dưỡng với từng nhóm bệnh nhân F0 là khác nhau

Chế độ dinh dưỡng với từng nhóm bệnh nhân F0 là khác nhau

Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo, dù là người khỏe mạnh, không có triệu chứng Covid hoặc có triệu chứng với mức độ khác nhau đều cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng chuyên biệt. Chế độ dinh dưỡng không tốt sẽ làm giảm sức đề kháng, dẫn đến tình trạng suy kiệt cơ thể và thời gian mắc bệnh cũng kéo dài hơn.

Vậy F0 nên ăn uống như thế nào?

2.1. Chế độ ăn uống với F0 không triệu chứng

Chế độ ăn uống của bệnh nhân F0 không có triệu chứng không quá phức tạp, có thể ăn uống như người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên với thời gian này, vẫn nên chú trọng dinh dưỡng, đảm bảo đa dạng thực phẩm và dinh dưỡng đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cơ thể.

Khẩu phần ăn hàng ngày nên xây dựng cân đối tỉ lệ các chất dinh dưỡng quan trọng như: chất đạm, chất béo, carbohydrate, các vitamin và khoáng chất. Trong đó, protein bổ sung nên gồm 1/3 đến từ động vật và 2/3 lượng có nguồn gốc đạm thực vật. Trẻ em thì cần cung cấp nhiều protein từ động vật hơn do nhu cầu tăng trưởng và phát triển cơ thể lớn.

Khẩu phần ăn của F0 không có triệu chứng nên có nhiều rau xanh và trái cây

Khẩu phần ăn của F0 không có triệu chứng nên có nhiều rau xanh và trái cây

Ngoài protein, chế độ ăn uống của F0 không có triệu chứng cần có nhiều rau xanh, nên bổ sung từ 300 - 400g mỗi ngày. Bên cạnh đó, trái cây tươi cũng cần từ 200 - 300g mỗi ngày, giúp cơ thể nhận được nhiều loại Vitamin và khoáng chất, hỗ trợ miễn dịch và tốt cho quá trình chống oxy hóa.

Ngoài lựa chọn thực phẩm, khi chế biến và ăn uống, F0 không có triệu chứng cần lưu ý:

  • Thêm các loại gia vị có tính kháng sinh, tăng miễn dịch như tỏi, hành, gừng, sả,...

  • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn cả trước và khi chế biến.

  • Uống nhiều nước, đảm bảo nhu cầu của cơ thể: Lượng từ 1.6 - 2.4l nước mỗi ngày được khuyến khích với những người trưởng thành, tránh nguy cơ mất nước, rối loạn điện giải trong thời gian mắc bệnh.

  • Không uống rượu, bia trong quá trình điều trị F0 tại nhà, ngoài ra cũng nên hạn chế nước ngọt, nước có ga.

2.2. Chế độ ăn cho F0 có triệu chứng nhẹ

Bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ như sốt, ho, giảm khứu giác, cơ thể mệt mỏi,... nhưng ở mức không quá nghiêm trọng cần lưu ý hơn về chế độ ăn uống. Do cơ thể mệt mỏi khiến bệnh nhân ăn không ngon, không muốn ăn nên cần chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi bữa ăn lượng nhỏ vừa đủ đảm bảo cung cấp năng lượng, vừa tránh gây khó thở khó chịu.

 Chia nhỏ bữa ăn với F0 bị chán ăn, khó ăn uống

Chia nhỏ bữa ăn với F0 bị chán ăn, khó ăn uống

Ngoài ra, F0 triệu chứng nhẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ưu tiên thực phẩm luộc, hấp để thay thế cho món ăn chiên, rán, nướng do không tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Ưu tiên chế biến thực phẩm ở dạng mềm, nấu kỹ, thái hay cắt nhỏ để dễ dàng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng hơn.

  • Uống sữa và các chế phẩm từ sữa hàng ngày để bổ sung nguồn năng lượng lớn.

  • Có thể bổ sung lợi khuẩn 2 lần mỗi ngày cùng viên uống Vitamin, khoáng chất nếu ăn uống không ngon hoặc khó tiêu hóa.

2.3. Dinh dưỡng cho F0 có bệnh lý nền

Những F0 có bệnh lý nền như đái tháo đường, thừa cân, béo phì, tăng huyết áp,... thường bị triệu chứng nặng và nguy hiểm, cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Chế độ dinh dưỡng cho đối tượng này cần đặc biệt chú ý, đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng lớn, dễ hấp thu, giúp hạn chế và đẩy lùi diễn biến bệnh nặng.

Tùy theo từng tình trạng bệnh và sức khỏe mà bệnh nhân F0 có bệnh lý nền sẽ được bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn uống khác nhau. Ví dụ bệnh nhân F0 bị đái tháo đường cần ăn uống theo chỉ số đường huyết hay bệnh nhân mắc bệnh thận cần đảm bảo chế độ ăn nhạt trong và cả sau khi điều trị Covid.

Với bệnh nhân F0 nặng, cần điều trị tại bệnh viện thì chế độ dinh dưỡng sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như khả năng của bệnh nhân. Nhiều trường hợp không thể ăn uống sẽ phải bổ sung dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Như vậy MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu F0 nên ăn uống như thế nào cũng như các loại thực phẩm tốt với từng đối tượng bệnh nhân. Hãy thực hiện chế độ ăn uống tốt, đầy đủ dinh dưỡng để nhanh khỏi bệnh cũng như hạn chế biến chứng, di chứng bệnh.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Dinh Dưỡng Cho Người F0