F0 Test Nhanh âm Tính Trở Lại Chớ Vội Mừng đã Khỏi Bệnh - Tin Tổng Hợp
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
F0 test nhanh âm tính trở lại chớ vội mừng đã khỏi bệnh
04/03/2022 | 09:20 AM
|"Không phải F0 test nhanh âm tính là yên tâm khỏi bệnh mà bệnh còn có thể nặng lên. Việc bệnh nặng lên không liên quan đến việc âm tính hay chưa" - Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp khẳng định.
news-relateHiện hơn 98% ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Hà Nội đang được theo dõi, điều trị tại nhà. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu một F0 điều trị tại nhà sau 7 ngày có kết quả test nhanh âm tính (thực hiện lấy mẫu theo hướng dẫn) sẽ được dỡ bỏ cách ly.
Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì F0 tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine.
Cũng theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, có 3 giai đoạn trong diễn biến bệnh COVID-19.
Theo đó, một người nhiễm virus SARS-CoV2 sau thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày (với chủng Delta, người bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn hơn) có thể phát bệnh.
- Giai đoạn khởi phát trung bình 5-7 ngày. Người bệnh có thể có triệu chứng nhẹ như sốt, đau họng, đau mỏi người,.. hoặc không triệu chứng. Sau giai đoạn này, phần lớn người bệnh chuyển ngay sang giai đoạn 3 là giai đoạn hồi phục. Nhưng có một số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn 2 với những tình trạng nặng hơn.
- Giai đoạn toàn phát diễn ra sau 4-5 ngày với những tổn thương ở các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, thận, thần kinh…
- Giai đoạn hồi phục giữa các mức độ bệnh cũng khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7-10 ngày, người bệnh hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài. Trong khi những trường hợp nặng thì biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng. Còn những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài..
Trung bình thời gian có virus ở hầu họng bệnh nhân để có thể có xét nghiệm dương tính là 7-8 ngày.
Đa số bệnh nhân hết giai đoạn khởi phát đã có thể có xét nghiệm âm tính. Nhưng cũng có nhiều bệnh nhân dù rất nhẹ vẫn tái dương tính kéo dài. Hoặc cũng có trường hợp dù xét nghiệm virus đã âm tính nhưng không chuyển sang giai đoạn hồi phục ngay mà vẫn diễn biến sang giai đoạn toàn phát.
Thực tế hiện nay, số F0 nhẹ/không triệu chứng chiếm đại đa số. Sau khi âm tính trở lại, các triệu chứng như sốt, ho, đau họng… đã thoái lui, các F0 xuất hiện tâm lý chủ quan âm tính là khỏi bệnh hoặc bệnh sẽ không diễn biến nặng lên. Từ đó, họ bỏ hết việc theo dõi sức khoẻ, chỉ số SpO2 – chỉ số quan trọng nhằm phát hiện suy hô hấp, tổn thương phổi. Theo các bác sĩ, điều này là sai lầm.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, việc người bệnh chuyển âm tính hay vẫn dương tính không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Độ nặng của bệnh liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân với virus.
Nếu cơ thể đáp ứng miễn dịch phù hợp, giúp loại bỏ virus thì các triệu chứng nhẹ thoái lui, F0 sẽ khỏi bệnh.
Nếu đáp ứng miễn dịch rối loạn, cơ thể sẽ có phản ứng quá mức gây bão cytokines và từ đó gây tổn thương các phủ tạng. Khi đó, bệnh nhân có thể diễn biến nặng lên.
Nếu bão cytokines và các rối loạn hậu quả của nó không được kiểm soát, các phủ tạng bị tổn thương không được hồi sức hiệu quả có thể dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.
F0 cần quan tâm, theo dõi việc có xuất hiện tổn thương phổi gây suy hô hấp hay không để liên hệ y tế, nhập viện ngay. Người bệnh F0 chỉ thực sự an tâm đã khỏi bệnh nếu bệnh sau ngày thứ 10 mà không xuất hiện dấu hiệu nặng lên.
Thực tế, F0 test nhanh âm tính (nếu thực hiện đúng) có nghĩa là nguy cơ lây nhiễm thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Kết quả này không hoàn toàn liên quan đến mức độ nặng – nhẹ của bệnh.
"Miễn dịch quá mức nếu có thường xảy ra ngày 6-10 từ khi bắt đầu khởi phát bệnh. Vì thế, nếu ngày thứ 5-7 F0 tại nhà test nhanh âm tính thì không nên chủ quan mà vẫn phải lưu tâm theo dõi sức khỏe của mình hết 10 ngày" – BS. Cấp khuyến cáo./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
- Tweet
Tin liên quan
- Bộ Y tế đã cắt giảm trên 50% dòng hàng thực phẩm phải kiểm tra trước thông quan
- Bệnh nhân ca ghép phổi khiến bác sĩ "cân não" được xuất viện
- Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, công khai để người dân biết
- 5 ngày thực hiện 3 cuộc phẫu thuật, bác sĩ cứu thiếu niên từ cõi chết trở về
- Mỹ phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 đầu tiên ở người tại bang Louisiana
- Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được nâng cấp đảm nhận chức năng vùng
- Những điểm nhấn của quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế
Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Vì Sao Có F0 Không Triệu Chứng
-
Dấu Hiệu Chuyển Nặng Của F0 Không Triệu Chứng Hoặc Nhẹ | Vinmec
-
F0 Không Triệu Chứng được đưa Vào Phân Loại Mức độ Bệnh COVID ...
-
Người Mắc COVID-19 Không Triệu Chứng Cũng Lây Lan Bệnh? - HCDC
-
Giải đáp: F0 Không Triệu Chứng Có Lây Không?
-
Vì Sao đang Dương Tính Thì 'khoẻ Re', Khỏi Bệnh Rồi Người Trẻ Vẫn ...
-
F0 Không Triệu Chứng Nhưng Khổ Sở Vì Hậu COVID-19 - YouTube
-
Tại Sao TP.HCM Chưa Cho F0 Không Triệu Chứng đi Làm Như Long ...
-
Vì Sao F0 Bệnh Nhẹ Vẫn Gặp Di Chứng Nặng Hậu Covid?
-
Cảnh Giác Với Nhiễm COVID-19 Không Triệu Chứng
-
F0 Dương Tính Với COVID-19 Trong Bao Lâu?
-
Di Chứng Hậu Covid-19 Kéo Dài Bao Lâu? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
F0 Không Có Triệu Chứng Sao Bị Covid-19 Kéo Dài? - Báo Thanh Niên
-
Hỏi Nhanh Về Covid-19: Có Khi Nào F0 Không Triệu Chứng Rồi Hết ...
-
Tái Nhiễm COVID-19 Có Nguy Hiểm Không, điều Trị Như Thế Nào?