Facebook Ads Là Gì? 10 Điều Cần Biết Về Ads Facebook - GTV SEO

Hotline
  • Về GTV
        • Về GTV

          Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết GTV SEO – Agency hàng đầu về Đào tạo SEO và cung cấp Dịch vụ SEO chuyên nghiệp, tận tâm

        • Giới thiệuGiới thiệu về GTV SEO tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và hồ sơ năng lực
        • Cảm nhận học viênThông tin Review của học viên đã tham gia các Khóa học SEO tại GTV
        • Tuyển dụngCơ hội nghề nghiệp tại GTV, khám phá vị trí công việc phù hợp
        • Liên hệThông tin và cách thức liên hệ với chúng tôi
        • Nhân sựThông tin ban điều hành và đội ngũ nhân viên tại GTV
  • Dịch vụ
        • Dịch vụ

          Cung cấp Dịch vụ SEO tổng thể chuyên nghiệp giúp các doanh nghiệp & tập đoàn tăng trưởng bền vững với đội ngũ chuyên gia SEO 10+ năm kinh nghiệm, phương pháp SEO tối ưu cho người dùng, doanh nghiệp và công cụ tìm kiếm

        • Dịch vụ SEO Tổng ThểLợi ích, phạm vi công việc và các bước thực thi chiến lược SEO tổng thể
        • Dịch vụ SEO TPHCMCase Study thành công và Báo giá Dịch vụ SEO tại TP.HCM
        • Báo giá SEOBảng giá, Quy trình và Form báo giá Dịch vụ SEO tổng thể
        • Dịch vụ SEO Hà NộiCase Study thành công và Báo giá Dịch vụ tại Hà Nội
        • Tư Vấn SEOQuy trình triển khai và cố vấn SEO cho doanh nghiệp
        • Thiết Kế Website Chuẩn SEOGiải pháp thiết kế đảm bảo trải nghiệm người dùng, thương hiệu và Google
        • Xem tất cả Dịch vụ
  • Đào tạo
        • Đào tạo

          Trọn bộ khóa học SEO từ cơ bản đến nâng cao tại GTV, trang bị kiến thức SEO kết hợp với AI, giúp bứt phá doanh nghiệp trên kênh SEO Website.

        • SEO Blueprint AIKhoá học trực tiếp với giảng viên cho học viên từ 0.5 – 3 năm kinh nghiệm
        • SEO KickStart AIKhoá học trực tiếp với giảng viên cho người mới bắt đầu SEO
        • Khóa học SEOCác khóa học SEO Online từ cơ bản đến nâng cao, linh hoạt địa điểm và thời gian
        • Xem tất cả Khóa học
  • Kiến thức
        • Kiến thức

          Tổng hợp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Digital Marketing, khám phá các chiến lược SEO và kết hợp Multichannel để phát triển doanh nghiệp của bạn

        • SEOKiến thức tiêu chuẩn và xu hướng SEO mới nhất từ cơ bản đến nâng cao
        • Google AdsKiến thức triển khai Google Ads kết hợp với SEO hiệu quả, tối ưu ngân sách
        • Inbound MarketingCập nhật liên tục kiến thức về Inbound Marketing
        • Facebook MarketingKiến thức nền tảng và cách triển khai Facebook Marketing hiệu quả
        • MarketingTổng hợp kiến thức Marketing từ truyền thống đến Digital Marketing
        • Email MarketingCách xây dựng chiến dịch và triển khai Email Marketing A-Z
        • Xem tất cả Bài viết
  • Case Study
  • Liên hệ
  • VI
  • EN
Trang chủ / Facebook Marketing / Facebook Ads / Chạy Ads là gì? Facebook Ads là gì? 10 Điều cần biết về Ads Facebook 2024 GTV SEO Team
Thẩm định chuyên môn Vincent Do

Quảng cáo Facebook hay Facebook Ads là gì? Tại sao phải sử dụng Facebook Ads? Những ai nên sử dụng công cụ này? Làm thế nào để target Facebook Ads?

Có phải đây là những gì bạn đang thắc mắc? Hãy cùng tôi giải quyết những câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Chạy Ads là gì?

Chạy ads là hình thức quảng cáo có trả phí, nhằm hiển thị, phân phối tự động đến người dùng dựa trên hành vi, sở thích, vị trí, độ tuổi, khu vực,…trên các nền tảng khác nhau. Chạy Ads nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, tiếp cận số lượng lớn người tiêu dùng, từ đó tăng lượng khách hàng tiềm năng và thúc đẩy gia tăng doanh số.

Đặc điểm của chạy ads

  • Chạy Ads là hình thức quảng cáo một chiều, doanh nghiệp truyền bá thông tin sản phẩm, dịch vụ đến người dùng mà không nhận lại sự tương tác ngay lập tức.
  • Chạy Ads sẽ mất phí, chi phí cao hay thấp phụ thuộc vào loại chiến dịch.
  • Ads không phải là Marketing, Ads chỉ là một phần nhỏ thuộc trong Marketing.

Mục tiêu của chạy ads

  • Thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Khắc sâu tâm trí của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm,dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.

chạy ads là gì
Ví dụ về mẫu chạy quảng cáo Facebook Ads

Facebook Ads là gì?

Facebook Ads là hệ thống quảng cáo trực tuyến được cung cấp bởi Facebook, cho phép các doanh nghiệp và cá nhân tạo ra các chiến dịch quảng cáo nhắm đến đối tượng cụ thể dựa trên các thông tin nhân khẩu học, sở thích và hành vi người dùng. Các quảng cáo này xuất hiện trên Facebook, Instagram và mạng lưới đối tác của Facebook.

Facebook Ads cung cấp nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm khả năng nhắm đúng đối tượng mục tiêu, theo dõi và phân tích hiệu quả chiến dịch, và linh hoạt điều chỉnh chiến lược quảng cáo dựa trên dữ liệu thực tế. Ngoài ra, Facebook Ads còn cho phép tạo ra nhiều định dạng quảng cáo phong phú như video, hình ảnh, carousel và quảng cáo động, giúp thu hút sự chú ý của người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Facebook ads là một phần quan trọng của facebook marketing, giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả. Tìm hiểu thêm về facebook marketing là gì qua bài viết chuyên sâu của GTV.

Ví dụ: cửa hàng bán lẻ thời trang có thể sử dụng Facebook Ads để quảng cáo các sản phẩm mới của họ. đối tượng là phụ nữ từ 18-35 tuổi, sống tại Tp.HCM và có sở thích về thời trang. Quảng cáo có thể hiển thị hình ảnh và video sản phẩm để người dùng dễ dàng tương tác.

Cách nhận biết Facebook Ads

Bởi vì Facebook nhận được rất nhiều dữ liệu từ người dùng (tất cả đều nhập thông tin một cách tự giác về độ tuổi, giới tính, địa điểm và sở thích). Nên họ biết được những người này là ai và thích gì.

quảng cáo facebook là gì
Cách nhận biết Facebook Ads

Bởi vì lẽ trên, Facebook hiểu rất rõ về khách hàng của họ. Do đó họ có thể “phân phát” những target ads (quảng cáo nhắm đến đối tượng). Bao gồm những món hàng đến những người dùng có khả năng sẽ mua.

Đôi khi, những sản phẩm cũng có thể là những trang web mà người dùng có thể quan tâm tới hoặc là những sự kiện mà có thể họ sẽ muốn tham gia.

Ví dụ cụ thể như:

Gần đây tôi có tham gia vào một Group Facebook mang tên Udemy (một loại khóa học trực tuyến).

Thế là Facebook nhanh chóng thu thập dữ liệu này và xác định rằng tôi quan tâm đến những khóa học liên quan đến game. Ngay sau đó, họ bắt đầu hiển thị những loại quảng cáo trên Facebook nhắc tôi đăng ký một khóa học về thiết kế video games.

facebook ads
Ví dụ về Facebook Ads

Sẽ có nhiều người nghĩ rằng “Bạn đã vào Group Udemy, đây chỉ là một bài đăng từ họ thôi. Làm sao mà bạn có thể chắc rằng đây là quảng cáo?”

Chính xác! Vậy làm thế nào để biết nó là quảng cáo?

Có một vài tính năng mà quảng cáo Facebook nào cũng có, và chính những tính năng này đã phanh phui bản chất quảng cáo của nó. Bạn có thể xem hình dưới đây để biết các dấu hiệu của một bài quảng cáo.

facebook ads là gì
Dấu hiệu nhận biết Facebook Ads

Không thể nhầm lẫn với những bài đăng thông thường được, đúng không nào?

Bạn có thể nhìn thấy chữ “Sponsored” ngay bên dưới tên của Fanpage, nút “Like Page” trên góc phải. Và cuối cùng là nút CTA – Signup. Những bài đăng thường sẽ không có những cài đặt hiển thị như thế.

Ngoài loại quảng cáo bài đăng, còn có những quảng cáo hiện ở thanh bên, trông giống như biểu ngữ. Bởi vì Facebook liên kết với Instagram, nên một khi sử dụng FB Ads, bạn cũng có thể dùng tính năng liên kết tài khoản và chạy quảng cáo trên Instagram. Một công đôi việc đúng không nào?

Hiểu rõ fanpage là gì và cách tạo dựng fanpage là bước đầu quan trọng trong chiến lược Facebook Ads.

Các loại Facebook Ads

Các định dạng quản bạn đang thắc mắc Facebook phụ thuộc vào mục tiêu quảng cáo của người sử dụng và hình thức quảng cáo facebook mà người chạy định áp dụng.

1. Quảng cáo theo mục tiêu

Mục tiêu có thể ảnh hưởng đến vị trí (Facebook, Instagram, Messenger….) nơi quảng cáo Facebook có thể xuất hiện.

Có 3 loại quảng cáo trên Facebook theo mục tiêu bao gồm:

  • Awareness (Nhận thức): Nhắm mục tiêu là phần đỉnh của sale funnel. Quảng cáo này xây dựng nhận thức và sự quan tâm hàng đầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn bằng cách tăng:
    • Brand Awareness (Nhận thức về thương hiệu) – Khuyến khích khám phá thương hiệu của bạn
    • Local Awareness (Nhận thức địa phương) – Khuyến khích khám phá doanh nghiệp địa phương của bạn. (tùy chọn nhắm mục tiêu giới hạn, mục tiêu dựa trên mức độ gần gũi với doanh nghiệp)
    • Reach (Phạm vi tiếp cận) – Hiển thị quảng cáo của bạn với số lượng người tối đa có thể. (số lượng có hạn)
  • Consideration (Xem xét): Loại quảng cáo này khiến mọi người bắt đầu suy nghĩ về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Và tìm kiếm thêm thông tin về nó, có thể nhìn thấy qua các mục tiêu quảng cáo tăng:
    • Traffic – dẫn mọi người đến một trang trên trang web của bạn
    • Engagement – Thúc đẩy engagement với doanh nghiệp bạn
    • Page Likes – Tăng lượt thích trang Facebook
    • Post Engagemen – Tăng sự tương tác với một bài đăng cụ thể
    • Offer Claims – Khiến mọi người yêu cầu một đề nghị
    • Event Responses – Thu hút mọi người tham dự một sự kiện
    • App Installs – Tạo cài đặt ứng dụng
    • Video Views – Tạo lượt xem trên video
    • Lead Generation – Có được khách hàng tiềm năng mới thông qua hình thức khách hàng tiềm năng mà người dùng Facebook có thể điền vào ngay trên nền tảng
    • Messenger Ads – Gửi quảng cáo cho mọi người ngay vào tài khoản Facebook Messenger của họ.
  • Conversion (Chuyển đối): Quảng cáo này chuyển đổi, khuyến khích mọi người thực hiện một hành động cụ thể hoặc mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bao gồm các mục tiêu quảng cáo tăng:
    • Conversion – Thúc đẩy hành động trên trang web của bạn
    • Product Catalog Sales (Danh mục sản phẩm Bán hàng) – Thúc đẩy doanh số
    • Store Visits (Lượt truy cập cửa hàng) (Tính khả dụng hạn chế) – Lưu lượng truy cập đặt chân đến cửa hàng

2. Quảng cáo theo thể loại

2.1 Hình ảnh

Bạn nên sử dụng image của sản phẩm hoặc thương hiệu của muốn quảng cáo. Danh sách đầy đủ các định dạng ảnh được hỗ trợ bao gồm:

JPEG, JPG, PNG, PSD, TIF, TIFF, WBMP, WEBP, XBM, BMP, DIB, GIF, HEIC, HEIF, IFF, JFIF, JP2, JPE

Tuy nhiên Facebook đề xuất file ảnh tỉ lệ 1.91:1 đến 4:5. Chỉ có 20% text trong ảnh và được lưu dưới dạng jpg hoặc png.

2.2 Video

Thêm nhiều image chuyển động trong quảng cáo để làm cho nó bắt mắt hơn trong News Feed.

2.3 Trình chiếu

Trình chiếu kết hợp hình ảnh hoặc video, văn bản và âm thanh, có thể bao gồm 3-10 ảnh hoặc một video trong một quảng cáo trình chiếu.

2.4 Carousel (Quảng cáo băng chuyền)

Carousel Ads hiển thị tối đa 10 ảnh hoặc video trong một quảng cáo, mỗi quảng cáo có một liên kết riêng.

2.5 Trải nghiệm tức thì

Trải nghiệm tức thì sẽ mở ra khi người xem ấn vô quảng cáo trên di động của họ. Việc tạo một trải nghiệm như trên sẽ làm nổi bật thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo.

2.6 Bộ sưu tập

Định dạng bộ sưu tập bao gồm nhiều sản phẩm và sẽ mở ra như một trải nghiệm tức thì khi có người tương tác với nó. Khách hàng có thể khám phá và duyệt các sản phẩm mua từ điện thoại của họ trong một cách trực quan.

Facebook Ads hoạt động như thế nào?

Quảng cáo Facebook nhắm mục tiêu người dùng dựa vào vị trí, độ tuổi, nhân khẩu và thông tin cá nhân.

Đối tượng sẽ do bạn chọn lựa thông qua các thao tác trong cài đặt quảng cáo. Sau khi tạo quảng cáo, bạn có thể đặt ngân sách và giá thầu cho mỗi lần khách hàng nhấp (CPC- cost per click) hoặc cho mỗi hàng nghìn lần hiển thị.

Bạn nên hiểu rõ giá quảng cáo facebook để lập kế hoạch ngân sách hiệu quả hơn và hạn chế được những chi phí không đáng có.

Việc quan trọng nhất trong quảng cáo Facebook là target – nhắm mục tiêu quảng cáo. Bạn có thể xem ví dụ của bảng tùy chỉnh Targeting Options dưới đây:

fb ads
Ví dụ của bảng tùy chỉnh Targeting Options

Bạn sẽ cần phải điền:

  • Location (Vị trí)
  • Age – Gender (tuổi và giới tính)
  • Interests (sở thích)
  • Broad Categories (Danh mục mở rộng) – bạn có thể chọn những hoạt động hoặc sở thích mà khách hàng của bạn thường có.

Facebook Ads sau đó sẽ dùng những thông tin này để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho bạn và hiển thị quảng cáo của bạn cho họ.

Để hiểu rõ hơn cách target thì hãy xem phần tiếp thep trong bài viết nhé.

Những ai nên quảng cáo trên Facebook?

Một quy tắc ngầm mà bạn cần phải biết đó là phải luôn kiểm tra các kênh Marketing mới (đặc biệt là các kênh nổi tiếng, dễ xảy ra hiện tượng cầu vượt cung làm tăng giá cả). Bạn cần phải xem xét xem công ty của bạn có phù hợp với mạng lưới tiếp thị đó hay không trước khi bắt tay vào làm.

Facebook cũng không phải ngoại lệ, có khá nhiều doanh nghiệp đã gặp thất bại khi chạy quảng cáo trên Facebook bởi vì họ không phù hợp. Hãy cẩn thận để không biến mình thành 1 trong số họ nhé!

Bạn nên biết rằng quảng cáo Facebook thiêng về hiển thị hơn là tìm kiếm. Nó được tạo ra để tạo ra nhu cầu chứ không phải là để đáp ứng, bởi người dùng lên Facebook để kết nối với bạn bè chứ không phải tìm sản phẩm để mua.

1. Low-Friction Conversions – Chuyển đổi tương tác thấp

Những doanh nghiệp đã từng thành công khi sử dụng quảng cáo Facebook thường sử dụng chiến lược: yêu cầu người dùng đăng ký – không ép mua. Hay còn gọi là những yêu cầu Low-friction conversion – chuyển đổi tương tác thấp.

Bạn cảm thấy chưa hiểu lắm? Vậy hãy xem ví dụ sau đây:

Có một khách hàng truy cập vào trang web của bạn nhưng không phải đến để tìm mua món hàng. Anh ta chỉ đột nhiên muốn vào xem hay đơn giản là vô tình nhấn vào quảng cáo. Nếu bạn nhắn tin cho khách hàng này và khuyên anh mua hàng của bạn để tăng ROI thì bạn đã mắc phải sai lầm.

Khi khách hàng vừa vào cửa hàng bạn đã yêu cầu họ mua hàng chắc chắn khách hàng sẽ thấy khó chịu.

Hãy cho họ thời gian để tham quan cửa hàng, sau đó bạn tư vấn thêm để họ chọn lựa. Hoặc bạn cũng có thể giới thiệu ưu đãi cho họ, để khách hàng biết rằng bạn luôn ở đây để cung cấp thông tin khi họ cần.

Người dùng Facebook cũng tương tự, họ rất hay thay đổi và có khả năng cao sẽ thoát web để quay lại Facebook nếu bạn đột nhiên yêu cầu họ mua hàng.

Vì thế, hãy chỉ yêu cầu những chuyển đổi đơn giản như đăng ký tài khoản, đăng ký nhận tin, điền vào biểu mẫu hoặc gửi địa chỉ email (nên kèm theo những ưu đãi). Sau đó bạn có thể dùng những thông tin thu thập được để tiếp thị.

Cách thu thập thông tin để chạy Ads Facebook

Các trang web giao dịch hằng ngày như Groupop, AppSumo và Fab là những ví dụ điển hình về các doanh nghiệp chạy quảng cáo Facebook thành công.

Khi bạn nhấn vào quảng cáo, họ chỉ hỏi về địa chỉ email của bạn, không mời chào, không làm khó chịu. Sau đó họ sẽ gửi thông tin tiếp thị, khuyến mãi thông qua email đến bạn để bán hàng.

2. Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh phù hợp nhất trên Facebook là kiếm tiền lâu dài. Bạn nên kiếm thu nhập từ người dùng theo thời gian chứ không phải tại 1 thời điểm duy nhất.

Khách hàng có thể đã cung cấp email, nhưng bạn vẫn cần phải xây dựng niềm tin trước khi họ mua hàng.

Bạn cũng không nên trông chờ vào những đơn hàng lớn, những đơn hàng nhỏ lẻ nhưng lâu dài mới là thứ bạn nên hướng tới. Để đạt được điều này bạn cần phải dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc cũng như tiếp thị khách hàng.

5 Lý do hàng đầu để sử dụng quảng cáo Facebook

1. Quảng cáo Facebook có hiệu quả cao

Vào năm 2004, không ai có thể đoán được Facebook sẽ trở thành một gã khổng lồ như vậy.

Với hơn 2.2 tỷ người hoạt động trên mạng xã hội này hàng tháng và gần 1.5 tỷ người hoạt động hằng ngày, Facebook giờ đây đã trở thành một phần trong đời sống của nhiều người. Xu hướng này khó mà thay đổi khi mà đã có quá nhiều người quen thuộc với Facebook.

Mạng xã hội này được xem là một trong những kênh quảng cáo trực tuyến hàng đầu. Số liệu cho thấy số tiền đổ vào kỹ thuật số chiếm tới 51% tổng quảng cáo tại Mỹ. Trong một cuộc khảo sát của Kleiner Perkins, có đến 78% người tiêu dùng Mỹ nói rằng họ đã phát hiện ra các sản phẩm mà họ mua trên Facebook.

Facebook sẽ tiếp tục là nơi quảng cáo hiệu quả và là cách tốt nhất để bạn kết nối với người tiêu dùng. Lợi nhuận của FB tăng với tốc độ rất nhanh và không hề có dấu hiệu dừng lại từ năm 2009 đến năm 2018. Chắc chắn trong tương lai nó sẽ vẫn tiếp tục phát triển.

2. Quá trình thiết lập đơn giản và cho kết quả nhanh.

Thiết lập một chiến dịch trên Facebook không hề ngốn nhiều thời gian mà lại có thể mang lại kết quả đáng mong đợi. Có một sự thật là những quảng cáo kỹ thuật số tạo ra tỉ lệ ROI tốt, nhất là đối với những chiến dịch và sản phẩm phù hợp. Bởi vì lý do đó, rất nhiều những cửa hàng nhỏ đến những doanh nghiệp nhỏ và tập đoàn lớn đều chạy quảng cáo Facebook.

ads fb
Tiềm năng của Facebook Ads qua các năm

Bất cứ ai cũng đều có thể đăng ký/đăng nhập vào Facebook, lập tài khoản Facebook Business, đặt phương thức thanh toán và xuất bản chiến dịch chỉ trong vòng vài phút. Bạn còn có thể thử nghiệm chiến dịch của mình để tìm ra phương pháp ít tốn tiền đầu tư nhất thông qua những công cụ như AdEspresso.

facebook adwords
Những thay đổi về chỉ số CPC trên nền tảng Instagram

Biểu đồ sau đây cho thấy những thay đổi trong một năm của CPC (trả tiền theo mỗi lần bấm) trên Instagram theo các vị trí đặt quảng cáo (năm 2017). Như bạn có thể thấy, số tiền phải trả cho Instagram ở quý có thể lên đến $1.1, tuy nhiên bạn cũng chỉ cần phải trả $0.5 nếu để quảng cáo ở Desktop Newsfeed trong cùng quý.

Như bảng trên đã thể hiện, bạn cũng có thể bắt đầu lôi traffic về website chỉ với 10 cent một lần nhấp khi bắt đầu. Vì thế, không cần lo lắng quá về việc phải bạn không có ngân sách lớn khi bắt đầu chạy quảng cáo Facebook.

Vì nguồn khách hàng trên Facebook là rất lớn, và quảng cáo Facebook có cách target khách hàng rất hữu hiệu (bằng từ khóa sở thích, độ tuổi, giới tính,..) nên kết quả trả về cho bạn cũng sẽ rất nhanh. Việc thanh toán theo kiểu CPC cũng giúp ích bạn rất nhiều, vì phải có khách hàng nhấp vào quảng cáo thì bạn mới cần trả tiền.

3. Bạn có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng

Chúng ta đều đã biết số lượng người truy cập vào Facebook mỗi ngày nhiều thế nào. Vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi đây là nơi tuyệt vời để tiếp cận khách hàng cả.

Facebook cung cấp rất nhiều cách để tiếp cận những nhóm người cụ thể dựa trên những hành vi họ thực hiện trên website hoặc trang Fanpage Facebook của bạn. Những thứ họ likes, xem, bình luận, độ tuổi, giới tính, vị trí và rất nhiều những điều khác về những khách hàng này. Bạn có thể tạo ra mô hình cực kỳ chi tiết về đối tượng mà bạn hướng đến để đạt được tỉ lệ ROI cao khi dùng Facebook Ads.

Trong một nghiên cứu năm 2017, có tới 57% người tiêu dùng nói rằng những phương tiện truyền thông xã hội ảnh hưởng đến việc mua sắm của họ. 44% trong số 57% người này cho rằng Facebook là mạng xã hội có ảnh hưởng nhất.

Với nhiều tính năng target (nhắm mục tiêu, đối tượng khách hàng) tích hợp cho những nhà quảng cáo cùng với tầm ảnh hưởng lớn vốn có của mình. Facebook đã và đang chứng minh mình là kênh truyền thông hoàn hảo để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

4. Chiến dịch quảng cáo Facebook Ads có khả năng tùy chỉnh cao

FB Ads có thể mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm hay ho hơn trong quá trình làm quảng cáo. Trái ngược với những ông lớn ngành kỹ thuật số khác như Google, bạn có nhiều lựa chọn khi xây dựng quảng cáo hơn khi dùng quảng cáo Facebook: tùy chỉnh video, hình ảnh, content, sự kiện,…

Có rất nhiều thứ bạn có thể làm với quảng cáo Facebook ví dụ như:

  • Tạo một bài đăng quảng cáo về sản phẩm kèm hình ảnh năng động, tươi vui để thu hút những người nuôi chó trẻ tuổi
  • Hay bạn có thể tạo một video quảng cáo về sản phẩm cho chó, khiến nó hấp dẫn đến nỗi những cô chú U30 cũng muốn nhấp vào xem
  • Hoặc tạo một “quảng cáo tức thì” (Canvas ads) có chiều sâu dành cho những người chủ sở hữu chó cảnh cao cấp. Giải thích cho họ chi tiết về lợi ích của sản phẩm thức ăn cho chó của công ty bạn.

Facebook Ads còn cho phép nhiều tùy chỉnh khác nữa. Chúng ta sẽ đi sâu hơn khi vào phần IV nhé các bạn.

Trước hết, hãy ngó qua những lựa chọn mục tiêu chiến dịch của Facebook:

fb ads là gì
Các mục tiêu của chiến dịch Facebook Ads

Có 11 mục tiêu khác nhau để bạn lựa chọn tùy theo mục đích. Bạn có thể tùy chỉnh thiết kế ads, trang đích và hầu hết mọi yếu tố của chiến dịch quảng cáo ngay cả về khía cạnh kỹ thuật như:

  • Target Audience – Đối tượng mục tiêu
  • Bidding – Đấu thầu
  • Delivery Optimization – Tối ưu hóa giao hàng

Các tùy chọn này làm cho Facebook trở thành mạng quảng cáo tùy biến nhất. Cho phép bạn tạo các trải nghiệm quảng cáo rất khác biệt và cụ thể.

5. Facebook Ads bổ sung tính năng mới mỗi tháng

Facebook thường xuyên thêm nhiều tính năng cũng như cải thiện trải nghiệm cho người dùng (cả nhà quảng cáo lẫn người dùng Facebook). Đây là một phần trong số những lý do giúp Facebook duy trì tăng trưởng trong thời gian dài như vậy.

Trong năm 2018, có nhiều sự thay đổi trên nền tảng Facebook đã có tác động tích cực đến những nhà quảng cáo.

Có những loại quảng cáo Facebook mới ra đời như quảng cáo xoay vòng (Carousel Ads) trên Instagram Story cho hay những danh mục mới cho quảng cáo động (Dynamic Ads).

Học chạy quảng cáo Facebook càng nhanh, bạn càng sớm mở khóa tiềm năng của quảng cáo truyền thông xã hội. Cách tốt nhất để tìm hiểu chính là thực hành!

Cách Facebook Ads chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số

Để đạt hiệu quả cao, bạn cần biết cách tối ưu quảng cáo facebook nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm chi phí. Tham khảo một số cách triển khai Facebook Ads dưới đây:

Chiến lược ưu đãi khách hàng

Các quảng cáo ưu đãi thường sẽ thu hút mạnh các khách hàng tiềm năng, tùy thuộc vào mức độ hấp dẫn của ưu đãi, từ đó số lượng người có khả năng mua hàng cao sẽ đi theo quy trình mà bạn đã thiết lập từ trước đó.

Bạn có thể thu hút khách hàng bằng các nội dung tiềm năng, hoặc các phần quà hấp dẫn để đổi lấy thông tin liên hệ của khách hàng. Doanh nghiệp có thể dùng các thông tin khách hàng tiềm năng này để nuôi dưỡng và theo dõi.

Bất kì chiến dịch ưu đãi nào cũng cần đảm bảo tính phù hợp với khách hàng mục tiêu, đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm và sử dụng. Nếu nội dung không đúng, những người đăng ký sẽ không phải đối tượng tiềm năng của doanh nghiệp.

Tạo chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng

Bạn có thể dùng Facebook Lead Ads để tự động điền và yêu cầu số điện thoại của khách hàng tiềm năng. Nhiều người sử dụng Facebook thường sẽ tạo tài khoản bằng số điện thoại, vậy nên việc lấy thông tin số điện thoại sẽ hiệu quả hơn là lấy địa chỉ Email.

Facebook Lead Ads hoạt động hiệu quả cao khi bạn muốn cung cấp nội dung ưu đãi đến khách hàng thông qua tin nhắn văn bản. Bạn cũng có thể liên kết video để mọi người nhấp vào liên kết trên điện thoại nhanh chóng, dễ dàng. Bạn có thể sử dụng biểu mẫu ở trang đích trên website của bạn thông qua quảng cáo Facebook để thu thập thông tin liên hệ của khách hàng.

Cung cấp đường dẫn để bán hàng

Nhiều chiến dịch quảng cáo tạo ra không đạt được doanh số bán hàng như mong muốn. Lý do lớn nhất là do chủ doanh nghiệp không biết cách thiết lập các bước tiếp theo sau khi đã có được khách hàng tiềm năng.

Hoặc doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nội dung ưu đãi với mong muốn thu hút khách hàng mà quên rằng nhiều người không bao giờ mở những nội dung đó ra. Mọi người thấy và lưu nó vào để sau đó đọc, nhưng hầu như không có sau đó.

Thời điểm người dùng thấy quảng cáo, tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn, đó là lúc sự chú ý của họ tập trung vào bạn. Hãy tận dụng thời điểm đó để điều hướng họ đến với các bước tiếp theo trong quy trình bán hàng.

Do đó, doanh nghiệp cần lên kế hoạch những việc bạn cần thực hiện bán hàng. Hoạch định nơi diễn ra giao dịch bán hàng đó: tại cửa hàng hay mua sắm online, qua điện thoại hay nhiều kênh kết hợp? Làm sao để điều hướng khách hàng, dẫn dắt khách hàng tiềm năng thông qua quy trình đó đến được bước bán hàng cuối cùng?

Sống trong thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt này, nếu bạn không sử dụng các sợi dây chặt chẽ để kết nối với khách hàng tiềm năng thì sẽ rất khó đạt được mục tiêu.

Theo dõi những khách hàng tiềm năng chưa chuyển đổi

Có những khách hàng sẽ ngay lập tức quyết định mua hàng và tạo ra chuyển đổi, nhưng sẽ có những khách hàng phải mất từ 6 tháng – 2 năm mới tạo ra chuyển đổi. Đối với những đối tượng này, việc tiếp tục theo dõi họ sẽ không mang lại nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để đối đa hóa mối quan hệ, liên kết giữa bạn và mọi khách hàng tiềm năng mà bạn đã trả tiền thì đừng lãng phí.

Nếu khách hàng của bạn không chuyển đổi ngay lập tức, bạn nên dành thời gian chăm sóc tốt hơn cho mối quan hệ đó để chuyển đổi họ thành khách hàng mua hàng.

Doanh nghiệp cần lên kế hoạch tiếp tục cung cấp các nội dung có giá trị để họ luôn nhớ tới doanh nghiệp và tin tưởng doanh nghiệp. Bạn cũng có thể dựa vào danh mục mà đối tượng của bạn quan tâm để đề xuất các sản phẩm, dịch vụ liên quan của bạn. Các nội dung hữu ích như blog mẹo vặt, thủ thuật nhanh, video, lời chứng thực,… là những gợi ý dành cho bạn.

Bạn có biết: Sử dụng remarketing facebook giúp bạn nhắm mục tiêu lại khách hàng đã tương tác với thương hiệu, cũng như duy trì cho những mối quan hệ bền vững, lâu dài với họ.

Tự động hóa quản lý Leads và dẫn tới quy trình bán hàng

Tự động hóa quản lý Leads giúp quản lý và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn, đồng thời bạn sẽ không bỏ sót khách hàng và trả lời thắc mắc của họ kịp thời. Sau đó, bạn có thể theo dõi hiệu quả của quy trình thông qua các số liệu từ trang tổng quan trình quản lý quảng cáo.

Chỉ các thông tin trên trình quản lý thôi là chưa đủ, bạn phải biết nơi họ tham gia quy trình, các bước thực hiện thời điểm đó, liệu họ có muốn liên hệ để tìm hiểu thêm không. Các trường hợp này đều sẽ được tự động theo dõi thông qua công cụ quản lý khách hàng CRM, công cụ được điều chỉnh để phù hợp với các giai đoạn trong quy trình mua hàng của bạn.

Bất kỳ ai làm công việc bán hàng đều phải theo dõi các chỉ số như: bao nhiêu cuộc gọi đến mỗi ngày, bao nhiêu khách hàng tiềm năng trong các cuộc gọi đó, bao nhiêu yêu cầu được thực hiện và tỷ lệ khách hàng từ quảng cáo là bao nhiêu,…

Về mặt tiếp thị, bạn có thể xem cách người dùng thực hiện quy trình, họ từ đâu đến, bao nhiêu người lên lịch cuộc gọi và bao nhiêu cuộc gọi trong số đó đang chuyển đổi thành khách hàng trả tiền.

Cách target Facebook Ads

Sai lầm lớn nhất mà hầu hết các nhà tiếp thị mắc phải khi sử dụng Facebook Ads. Đó là: Không nhắm mục tiêu chuẩn xác.

Tùy chọn target của quảng cáo Facebook là độc nhất vô nhị. Bạn có thể target khách hàng bằng cách xác định:

  • Location – Vị trí
  • Age – Độ tuổi
  • Gender – Giới tính
  • Interests – Sở thích
  • Connections – Các kết nối liên quan
  • Relationship Status – Tình trạng quan hệ
  • Languages – Ngôn ngữ
  • Education – Giáo dục
  • Workplaces – Nơi làm việc

Mỗi tùy chọn có trở nên hữu ích hay không là tùy thuộc vào đối tượng mà bạn hướng đến.

Đa số những người chạy ads sẽ tập trung vào vị trí, độ tuổi, giới tính và sở thích.

1. Location – vị trí:

Tùy chọn này cho phép bạn nhắm mục tiêu người dùng theo địa lý. Bạn có thể lựa chọn mục tiêu ở gần nơi bạn bán sản phẩm của mình hoặc đi ra thế giới khi bạn kinh doanh online. Bạn có thể target theo quốc gia, tiểu bang, thành phố, quận,..

2. Age and gender – Tuổi và Giới tính:

Bạn cần xác định khách hàng hiện tại đang ở độ tuổi và giới tính nào.

Ví dụ: Nếu phụ nữ độ tuổi từ 25 đến 44 chiếm đa số khách hàng của bạn thì hãy bắt đầu target vào nhóm người dùng tương tự khi chạy quảng cáo Facebook. Sau khi đã có lợi nhuận bạn có thể mở rộng mục tiêu ra rộng hơn.

3. Interest – Sở thích:

Có thể xem tùy chọn này là quan trọng nhất trong số những tùy chọn mà chúng ta phải target. Cũng bởi vì nó rất quan trọng nên thường xuyên bị những nhà quảng cáo lạm dụng.

Khi tạo quảng cáo, bạn có hai tùy chọn: Danh mục mở rộng (broad categories) hoặc sở thích chi tiết (precise interests).

Target theo danh mục mở rộng – Broad Category

Target theo danh mục mở rộng còn được gọi tắt là target rộng. Đây là cách nhắm mục tiêu cơ bản nhất. Đúng như cái tên của nó, khi bạn nhập sở thích vào để target thì số lượng người trong tệp sẽ rất lớn. Chuyện một tệp chứa đến 5 triệu người là bình thường.

Sử dụng cách target này thường tốn nhiều chi phí hơn là kết quả thu lại do phải tiếp cận một lượng quá lớn người dùng. Ttuy nhiên, nếu bạn thiết kế content tốt, thu hút thì sẽ có cơ hội thành công.

Nếu bạn sử dụng tính năng này, hãy lưu ý tách các tệp theo từng sở thích riêng. Để dễ dàng test mức độ hiểu quả của những tệp đó. Khi bạn so sánh được mức độ phù hợp của những từ khóa sở thích rồi, bạn sẽ chọn được tệp khách hàng “xịn” hơn để chạy Facebook Ads. Từ đó đem lại tỉ lệ ROI khả quan hơn.

Ví dụ: bạn target “son môi” và “bút kẻ mắt”, sẽ có hai tệp hiện ra. Từ đây bạn kiểm tra xem tệp nào sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả hơn thì sử dụng tệp đó.

chạy quảng cáo facebook là gì
Số người tiếp cận cho tệp target “bút kẻ mắt”

ads facebook là gì
Số người tiếp cận cho tệp target “son môi”

Nên lưu ý, không phải tệp khách hàng to là tốt. Hãy chú ý đến những con số khác nữa nhé.

Target theo sở thích chi tiết – Precise Interest

Target theo sở thích chi tiết – đúng như cái tên của nó -target theo sở thích, nhưng chi tiết.

Chúng ta cũng có thể hiểu tính năng target trong quảng cáo Facebook này target theo thông tin người dùng. Những thông tin trên hồ sơ bao gồm danh sách những trang được họ thích, những apps họ sử dụng và những nội dung họ đăng trên timeline Facebook. Bạn sẽ phải điền target từ khóa liên quan đến những thông tin đó.

Khi target theo kiểu này, Facebook sẽ cung cấp số lượng đối tượng phù hợp. Với từ khóa sở thích và sẽ hiện thêm những sở thích đề xuất khác. Khi sở thích đã được xác định, Facebook sẽ hiển thị giá thầu đề xuất.

Thay vì target các thuật ngữ rộng rãi như nhiếp ảnh, yoga… Target sở thích chi tiết cho phép bạn tập trung vào các tiêu chí cụ thể. Bạn sẽ cần nghiên cứu khách hàng trước khi sử dụng loại target này.

Ví dụ như nghiên cứu tên hoặc loại tạp chí mà khách hàng của bạn đọc, những người họ theo dõi trên Facebook, Instagram và những sản phẩm họ thường mua.

Hãy nhớ, những sở thích này phải là “điểm chung” của đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.

Dưới đây là ví dụ khi bạn đã điền sở thích chi tiết vào bảng. Phần suggested Likes and Interests chính là sở thích Facebook gợi ích. Nếu thấy nó phù hợp, bạn chỉ cần click vào ô.

face ads
Các sở thích thông dụng mà Facebook gợi ý

Dạng target này sẽ đưa ra những nhóm ít được nhắm mục tiêu. Và bản thân những nhóm này cũng chính xác và chất lượng hơn so với việc target rộng. Nhờ đó tỉ lệ ROI cũng sẽ cao hơn.

Mẹo nhỏ: Hãy thêm lựa chọn sign up with Facebook account (đăng ký với Facebook) cho website của bạn. Khi người dùng liên kết bằng tài khoản Facebook, bạn sẽ có thể phân tích được sở thích của họ. Hãy lưu thông tin lại và sử dụng những sở thích chiếm ưu thế để làm target khi chạy quảng cáo Facebook.

Theo dõi hiệu suất (Tracking performance)

Facebook hiện đã không còn cung cấp chức năng theo dõi chuyển đổi. Còn Insights lại không có thông tin của những người đã rời trang. Vậy chúng ta theo dõi hiệu suất quảng cáo Facebook bằng cách nào?

Bạn sẽ phải sử dụng một chương trình phân tích khác (giống như Google Analytics) hoặc hệ thống riêng của bạn.

1. Conversion Tracking – Theo dõi chuyển đổi

Như đã nói ở trên, hãy nhớ phân chia các chiến dịch theo nhóm sở thích để theo dõi mức độ hiệu quả của từng nhóm.

Bạn có thể theo dõi bằng cách thêm utm campaign và trong URL. Và dùng utm_content để phân biệt các quảng cáo. Bạn có thể tag và bằng Google’s URL builder hoặc đọc cách tag ở đây

2. Performance Tracking – Theo dõi hiệu suất

Bạn có thể theo dõi hiệu suất của mình trong giao diện quảng cáo Facebook. Hãy để mắt đến chỉ số nhấp (CTR – Click-through rate), đây là chỉ số quan trọng nhất. Nó chính là số lần nhấp mà bạn nhận được và cũng là số tiền bạn phải trả cho quảng cáo.

quảng cáo trên facebook là gì
Theo dõi hiệu suất quảng cáo trong Facebook Ads

Quảng cáo với CTR thấp sẽ bị ngừng cung cấp hoặc trở nên đắt hơn. Ngược lại, những quảng cáo với CTR cao sẽ có nhiều lần nhấp và phù hợp với ngân sách của bạn hơn (CPC sẽ thấp hơn).

Hãy theo dõi chặt chẽ CTR giữa quảng cáo dựa trên sở thích và những quảng cáo khác để xem cái nào phù hợp hơn.

Nếu hiệu suất của bạn cao, đừng vội mừng. Tất cả hiệu suất dù cao hay thấp đều sẽ giảm theo thời gian. Nhất là khi đối tượng mục tiêu của bạn nhỏ, nó sẽ xảy ra càng nhanh. Thông thường, lưu lượng truy cập sẽ bắt đầu giảm sau 3 đến 10 ngày.

Khi nó xảy ra, hãy làm mới quảng cáo với ảnh, content bằng cách copy quảng cáo có sẵn và thay đổi hình ảnh, câu chữ.

Lưu ý: Không chỉnh sửa quảng cáo Facebook hiện tại đang chạy và xóa tất cả những quảng cáo đang không có lượt nhấp. Vào hôm sau, bạn sẽ thấy các quảng cáo mới (bạn đã chỉnh ảnh và content) bắt đầu tích lũy số lần hiển thị và lần nhấp.

Bạn có thể tiếp tục thay đổi ảnh sau mỗi tuần đến khi những quảng cáo này không có lượt nhấn nữa.

Những lưu ý khi chạy Facebook Ads

Trong quá trình chạy quảng cáo Facebook, có rất nhiều tài khoản bị gắn cờ hoặc khóa vì vi phạm chính sách của “ông lớn”. Hãy cùng tôi tìm hiểu những chính sách quảng cáo facebook cần lưu ý để tình trạng này không xảy ra nhé:

1. Sử dụng từ ngữ

Bạn cần phải dùng từ cẩn thận khi chạy ads. Những từ bị cấm thường liên quan đến:

  • Lĩnh vực y tế – sức khỏe: Facebook cấm các từ ngữ liên quan đến – tên bệnh hoặc nội tạng cơ thể; từ chỉ người bệnh; tên thuốc; từ ngữ mang nghĩa tiêu cực.
  • Tài chính – tiền tệ: Các từ bị cấm khi chạy Facebook Ads thường liên quan đến “Vay”. Những câu từ như “cho vay”, “vay vốn”, “Lãi suất”, “Vay tín chấp”,…
  • Liên quan đến cảm xúc, tinh thần: Tự vẫn, tự tử, trầm uất,…
  • Thành phần hóa học: Các bài viết liệt kê thành phần hóa học như: vitamin, collagen,.. cũng thuộc vùng nguy hiểm
  • Phân biệt chủng tộc và giới tính: các từ như ông kia, bà nọ, người da đen, người da trắng, dân tộc,..cũng được liệt vào danh sách cấm.
  • Từ ngữ về đào tạo việc làm – cho thuê văn phòng, nhà ở
  • Quảng cáo về camera theo dõi
  • Content sai sự thật hoặc gây hiểu nhầm: nội dung cam đoan, cam kết 100%,…
  • Sử dụng hình ảnh nhạy cảm: Ảnh lộ da, bộ phận nhạy cảm,..
  • Sử dụng hình ảnh bạo lực: Những ảnh máu me, bạo lực, gây khó chịu cho người xem,…
  • Từ ngữ so sánh: Việc sử dụng image so sánh cơ thể, địa vị, sản phẩm, nhân quyền,..trong quảng cáo Facebook bị cấm. Kiểu quảng cáo tạo dựng niềm tin bằng so sánh trước sau cũng bị cấm hiển thị, liệt kê vào danh sách không nên dùng.
  • Vi phạm bản quyền thương hiệu: sử dụng từ ngữ của các hãng chính hãng như Adidas, Gucci, Balenciaga,…để quảng cáo cho shop bán hàng fake.
  • Các từ bị cấm khác như: thuốc lá, bộ phận nhạy cảm, tăng cân, giảm cân, sổ đỏ,…
  • Lỗi 20% chữ trong hình: Quảng cáo chứa hình ảnh có quá nhiều chữ bên trong. Hình với 20% là chữ sẽ nhận được thông báo “Quảng cáo của bạn có thể không được phê duyệt do ảnh chứa quá nhiều văn bản” từ Facebook.

2. Trong quá trình chạy quảng cáo

Khi chạy quảng cáo, bạn cần tuân theo những quy tắc của các nhà điều hành Facebook. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị khóa hoặc bị báo cáo lên Facebook như sau:

  • Vi phạm chính sách quảng cáo
  • Spam: chạy nhiều quảng cáo trên một địa chỉ IP
  • Bùng tiền hoặc nợ tiền quảng cáo facebook trả không đúng hạn
  • Tài khoản quảng cáo không đáng tin cậy do ít hoạt động
  • Hành vi bất thường như thường xuyên bật tắt các chiến dịch quảng cáo,..
  • Target không đúng độ tuổi khách hàng. Ví dụ như những quảng cáo tranh ảnh 21+ cho những người dưới 20.

Kết luận

Có thể bạn đã biết, SEO và Google Adwords được ví như hai “vũ khí” đem lại chuyển đổi hiệu quả nhất trong kế hoạch marketing tổng thể. Nhưng không thể chối cãi rằng Facebook Ads cũng là một kênh tiếp thị tuyệt vời không kém. Bạn cần nhớ những điểm cơ bản quan trọng khi sử dụng công cụ này là: target mục tiêu cụ thể, sử dụng hình ảnh bắt mắt, chuyển đổi tương tác thấp và đừng quên theo dõi mọi thứ.

Tôi chắc rằng sau một đến hai tuần tìm hiểu, bạn sẽ biến Facebook Ads thành công cụ hữu ích cho doanh nghiệp mình! Bên cạnh đó, bạn có thể chọn thuê chạy quảng cáo facebook để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Chúc bạn thành công!

Share:

  • linkIn
  • ig
GTV SEO Team Facebook Twitter Youtube facebook youtube linkedin twitter

GTV SEO, do Vincent Đỗ sáng lập, là công ty SEO hàng đầu cung cấp các giải pháp SEO, Inbound Marketing toàn diện, giúp bạn nâng tầm thương hiệu và đạt được mục tiêu kinh doanh. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về SEO, GTV SEO cam kết mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu SEO và Inbound Marketing hiệu quả nhất qua các chủ đề: Strategies, Content, Technical, Entity, Conversion,… GTV SEO luôn cập nhật những xu hướng SEO mới nhất và áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để mang đến cho bạn những những kiến thức hữu ích nhất.

Bài viết cùng chủ đề

SEO cơ bản Keywords Research SEO Content SEO Onpage SEO Offpage SEO Technical Công cụ SEO Entity SEO Nâng cao Facebook MarketingFacebook Marketing cơ bản | Facebook Marketing

Facebook Marketing: Định nghĩa, Phân loại & Chiến lược triển khai hiệu quả

GTV SEO TeamJun 19, 2024 facebook ads 1Facebook Ads | Facebook Marketing

Chạy Ads là gì? Facebook Ads là gì? 10 Điều cần biết về Ads Facebook 2024

GTV SEO TeamJun 1, 2024 kich thuoc anh quang cao facebook 1Facebook Ads | Facebook Marketing

Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook chuẩn nhất năm 2024

GTV SEO TeamJun 16, 2024 fanpage la gi 1Facebook Fanpage | Facebook Marketing

Fanpage là gì? Cách tạo Fanpage Facebook và thiết lập thông tin cơ bản

GTV SEO TeamJun 19, 2024 google ads 1Google Ads | Google Ads cơ bản

Google Ads là gì? 8 Bước thiết lập quảng cáo Google Adwords

GTV SEO TeamMay 1, 2024 Tư vấn dịch vụ

090.9104.718 (Ms.Ngân - Account Manager)

Tư vấn dịch vụ

090.9466.918 (Ms.Thùy)

Tư vấn khoá học

091.9009.319 (Ms.Trang)

Công ty TNHH TMDV GTV SEO

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0314135897 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 30/11/2016

Chịu trách nhiệm nội dung: Đỗ Anh Việt

  • Số 91, Đường số 6, Khu dân cư Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
  • Tầng 4, Tòa nhà SanNam, 78 phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Thứ hai - Thứ sáu 08:30 - 18:00
  • info@gtvseo.com
Facebook Youtube Linkedin Instagram Twitter

Thương hiệu cùng hệ sinh thái công ty

Về GTV
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
  • Tuyển dụng
  • Đội ngũ nhân sự
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách nội dung AI
Dịch vụ
  • Dịch vụ SEO Tổng Thể
  • Dịch vụ SEO TPHCM
  • Dịch vụ tư vấn SEO
  • Báo giá SEO Website
  • Thiết kế Website chuẩn SEO
Đào tạo
  • Đào tạo SEO cơ bản
  • Đào tạo SEO nâng cao
  • Khoá học SEO Online
Kiến thức
  • Thuật ngữ SEO
  • Thuật ngữ Marketing
  • Thuật ngữ Thiết kế Website
2021 GTV SEO. All rights reserved 0909 466 918 - Tư vấn dịch vụ 091 9009 319 - Đào tạo/Khóa học Lấy Proposal Đào tạo SEO Fanpage Zalo Phone xx

Từ khóa » Cách Xem Sở Thích Trên Facebook