Facebook, Google, Microsoft Nộp 4.518 Tỉ đồng Thuế Trong Hơn 4 ...
Có thể bạn quan tâm
(KTSG Online) – Một số tổ chức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google, Microsoft đã khai, nộp thuế với tổng số tiền 4.518 tỉ đồng từ năm 2018 tới hết tháng 4-2022, theo Bộ Tài chính.
- Facebook sẽ nộp thuế nhà thầu nước ngoài ở Việt Nam
Báo cáo Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết cơ quan quản lý đã thu trung bình hơn 1.100 tỉ đồng tiền thuế mỗi năm với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới đang thực hiện nộp thuế qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài – PV) giai đoạn từ năm 2018 đến hết tháng 4-2022.
Tổng số thuế các đơn vị này đã kê khai và nộp là hơn 5.111 tỉ đồng. Cụ thể, số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ số xuyên biên giới đạt 770 tỉ đồng năm 2018, 1.168 tỉ đồng năm 2019, 1.143 tỉ đồng năm 2020, 1.591 tỉ đồng năm 2021, 437 tỉ đồng 4 tháng đầu năm 2022.
Cũng trong giai đoạn này, Facebook đã nộp 1.965 tỉ đồng, Google nộp 1.902 tỉ đồng, Microsoft nộp 651 tỉ đồng.
Về quản lý thu thuế với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), cơ quan thuế đã thu khoảng 735 tỉ đồng tính tới hết tháng 4-2022 qua hoạt động xử lý vi phạm, chống thất thu. Trong đó, số thu 4 tháng đầu năm 2022 đạt 176 tỉ đồng.
Trước đó, ông Đặng Ngọc Minh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hàng đầu thế giới như Microsoft, Netflix, TikTok đã tiến hành kê khai và nộp thuế đầy đủ qua cổng thông tin điện tử cho nhà cung cấp nước ngoài của cơ quan thuế. Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng tiến hành thu thuế trực tiếp với nhiều nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khác không đặt trụ sở tại Việt Nam như Facebook, YouTube, Google…
Bổ sung thông tin, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Thuế doanh nghiệp nhỏ và cá nhân thuộc Tổng cục Thuế cho biết các cá nhân phát sinh doanh thu từ các nhà cung cấp nước ngoài đều đã được Tổng cục Thuế xác định, quản lý và tiến hành kê khai nộp thuế, bên cạnh các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã nộp thuế trực tiếp tại Việt Nam.
Về thách thức với với công tác quản lý thuế trên môi trường số, Bộ Tài chính cho biết có 5 khó khăn chính.
Thứ nhất, khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới mà không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống là sự hiện diện vật chất của người nộp thuế.
Với bối cảnh này, doanh nghiệp, cá nhân có thể phân bổ thu nhập về địa điểm có lợi nhất về thuế theo quy định của từng nước.
Thứ hai, không xác định được căn cứ tính thuế trên môi trường số do các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện thông qua website hiện diện ở một khu vực thị trường nào đó mà không cần sự hiện diện vật chất của người nộp thuế tại đó.
“Sự hiện diện trong không gian số không nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật thuế đang căn cứ vào sự hiện diện vật chất của tổ chức kinh doanh - nguyên tắc đánh thuế hiện hành. Điển hình cho hoạt động này là quảng cáo trực tuyến và các hoạt động tương tác thông qua nền tảng các mạng xã hội”, Bộ Tài chính cho biết.
Thứ ba, không phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế. Theo đó, rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế số. Điển hình là doanh thu liên quan đến phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, các ứng dụng đăng tải trên mạng.
“Rất khó để xác định số tiền chi trả cho bản quyền, phí dịch vụ hay lợi nhận kinh doanh. Ngoài ra, mô hình kinh tế chia sẻ cũng đặt ra nhiều câu hỏi trong việc xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh làm căn cứ tính thuế GTGT, nghĩa vụ khai thuế, ví dụ như việc xác định mô hình của Grab - là kinh doanh dịch vụ vận tải hay chỉ là cung cấp dịch vụ kết nối”, Bộ Tài chính đánh giá.
Thứ tư, khó kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT do chủ thể kinh doanh không cần đến cửa hàng, cửa hiệu theo cách truyền thống. Ngoài ra, các giao dịch hoàn toàn thực hiện bằng phương thức điện tử, máy chủ có thể đặt tại nước ngoài giúp một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên một sàn giao dịch TMĐT và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch TMĐT, trang mạng xã hội.
Thứ năm, khó khăn khi kiểm soát dòng tiền. Cụ thể, song hành cùng sự phát triển của nền kinh tế số là những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt với thanh toán qua ngân hàng, thanh toán điện tử, thanh toán ngang hàng (P2P), tiền điện tử.
Với Việt Nam, việc kiểm soát giao dịch kinh doanh thương mại điện tử trong nước khó khăn hơn khi hệ thống thanh toán theo hình thức COD (trả tiền mặt khi giao hàng) được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Từ khóa » Google Dịch Tí Hon
-
Hàng Chục Cá Nhân Thu Nhập "khủng" Từ Google Bị Truy Thu Thuế 169 Tỉ đồng
-
Nga Cảnh Báo Phạt Google Liên Quan Các Thông Tin Sai Lệch
-
Thu Thuế Google, Facebook... Hơn 5.432 Tỉ đồng
-
Galaxy Z Fold 3 Và Flip 3 Giảm Giá Sâu đến Hơn 10 Triệu
-
Google Cấp 20.000 Học Bổng đào Tạo IT Cho Việt Nam
-
Những Câu Nói Hay Kinh điển Của Larry Page - Nhà Sáng Lập Tập đoàn Google
-
5 ứng Dụng Không Thể Thiếu Khi Du Lịch Tây Ban Nha
-
Căn Hộ Dịch Vụ Còn “cửa Sống”?
-
Nhìn Lại Năm Học đặc Biệt Sóng Gió Của Ngành Giáo Dục
-
Nữ TikToker Xinh Như Hoa Hậu Hút Triệu View Chỉ Nhờ Nói Tiếng Anh ...
-
Trại Hè Của Tỉ Phú
-
Trại Hè Của Tỉ Phú
-
Thế Giới Lao đao Vì Dịch, Google Vẫn Có Lãi Ròng 76 Tỉ đô
-
Hơn 4.000 Tỉ đồng Thuế Từ Google, Facebook, Microsoft, Thực Chất Ai ...