FAMOTIDIN

Tên chung quốc tế: Famotidine.

Loại thuốc: Ðối kháng thụ thể histamin H2

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén: 10 mg, 20 mg, 40 mg; lọ 400 mg bột để pha 50 ml hỗn dịch uống.

Dạng thuốc tiêm: Lọ 20 mg bột đông khô, kèm ống dung môi 5 ml để pha tiêm. Lọ 20 mg/50 ml; 20 mg/2 ml; 40 mg/4 ml; 200 mg/20 ml.

Cơ chế tác dụng

Famotidin ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 tế bào vách, làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ngày và đêm, và cả khi bị kích thích do thức ăn, histamin hoặc pentagastrin. Hoạt tính đối kháng histamin ở thụ thể H2 của famotidin phục hồi chậm, do thuốc tách chậm khỏi thụ thể. So sánh theo phân tử lượng famotidin có hoạt lực mạnh hơn gấp 20 – 150 lần so với cimetidin và 3 – 20 lần so với ranitidin trong ức chế tiết acid dạ dày.

Sau khi uống, tác dụng chống tiết bắt đầu trong vòng 1 giờ, tác dụng tối đa phụ thuộc vào liều, trong vòng 1 – 3 giờ. Với liều 20 đến 40 mg, thời gian ức chế tiết là 10 đến 12 giờ.

Sau khi tiêm tĩnh mạch, tác dụng tối đa đạt trong vòng 30 phút. Liều tĩnh mạch duy nhất 10 và 20 mg ức chế tiết ban đêm trong thời gian 10 đến 12 giờ. Liều 20 mg có tác dụng lâu nhất ở phần lớn người bệnh. Liều duy nhất uống buổi tối 20 và 40 mg ức chế tiết acid cơ bản vào ban đêm ở mọi người bệnh.

Dược động học

Sau khi uống, famotidin được hấp thu không hoàn toàn ở đường tiêu hóa và sinh khả dụng khoảng 40 – 45%. Famotidin chuyển hóa ít ở pha đầu. Sau khi uống, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt trong 1 – 3 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết tương sau khi dùng nhiều liều cũng tương đương như dùng liều đơn. 15 – 20% famotidin liên kết với protein huyết tương. Nửa đời thải trừ: 2,5 – 3,5 giờ. Thải trừ qua thận 65 – 70% và qua đường chuyển hóa 30 – 35%. Ðộ thanh thải ở thận là 250 – 450 ml/phút, chứng tỏ bài tiết một phần ở ống thận.

25 – 30% liều uống và 65 – 70% liều tiêm tĩnh mạch có trong nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Chất chuyển hóa duy nhất xác định được ở người là S – oxid. Có mối liên quan chặt chẽ giữa độ thanh thải creatinin và nửa đời thải trừ của famotidin. Ở người suy thận nặng, độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, thì nửa đời thải trừ có thể hơn 20 giờ, vì vậy cần điều chỉnh liều hoặc khoảng cách giữa các liều dùng.

Ðiều trị duy trì ở liều thấp các thuốc kháng histamin H2 làm giảm tỷ lệ loét tái phát, nhưng không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh khi ngừng thuốc và phải xét đến điều trị triệt căn H. pylori. Ðiều trị duy trì là thích hợp nhất cho những trường hợp thường xuyên tái phát nặng và cho những người cao tuổi bị biến chứng loét.

Chỉ định

Loét dạ dày hoạt động lành tính, loét tá tràng hoạt động. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Bệnh lý tăng tiết đường tiêu hóa (thí dụ: Hội chứng Zollinger – Ellison, đa u tuyến nội tiết).

Chống chỉ định

Dị ứng với các thành phần của chế phẩm.

Thận trọng

Ðáp ứng triệu chứng với famotidin không loại trừ được tính chất ác tính của loét dạ dày. Famotidin nên dùng thận trọng ở người suy thận (nghĩa là độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút) do thuốc thải trừ chủ yếu qua thận. Cần giảm liều hoặc tăng thời khoảng giữa các liều dùng. Tuy vậy, nhà sản xuất cho rằng tác dụng phụ không liên quan đến nồng độ cao đo được trong huyết tương của người suy thận.

Trừ trường hợp có hướng dẫn của thầy thuốc, còn thì người bệnh tự điều trị nên ngừng thuốc nếu vẫn còn các triệu chứng ợ nóng (rát ngực), tăng tiết acid dịch vị, xót rát dạ dày sau khi đã điều trị thuốc liên tục 2 tuần mà không khỏi.

Thời kỳ mang thai

Nghiên cứu ở động vật cho thấy không có hại đến thai. Nhưng không phải luôn luôn giống như ở người, thuốc chỉ được dùng cho người mang thai khi thật cần.

Thời kỳ cho con bú

Famotidin có bài tiết qua sữa mẹ. Người mẹ nên ngừng cho con bú trong thời kỳ dùng thuốc, hoặc ngừng dùng thuốc.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp, ADR>1/100

Toàn thân: Nhức đầu, chóng mặt. Tiêu hóa: Táo bón, ỉa chảy.

ÍT gặp, 1/1000 <ADR < 1/100

Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, suy nhược. Tim mạch: Loạn nhịp.

Tiêu hóa: Vàng da ứ mật, enzym gan bất thường, buồn nôn, nôn, chán ăn, khó chịu ở bụng, khô miệng.

Phản ứng quá mẫn: Choáng phản vệ, phù mạch, phù mắt, phù mặt, mày đay, phát ban, sung huyết kết mạc. Cơ xương: Ðau cơ xương, gồm chuột rút, đau khớp.

Thần kinh: Co giật toàn thân, rối loạn tâm thần như: Ảo giác, lú lẫn, kích động, trầm cảm lo âu, suy giảm tình dục, dị cảm, mất ngủ, ngủ gà. Hô hấp: Co thắt phế quản. Giác quan: Mất vị giác, ù tai.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Tim mạch: Blốc nhĩ thất, đánh trống ngực. Máu: Giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Máu: Hoại tử da nhiễm độc, rụng tóc, trứng cá, ngứa, khô da, đỏ ửng. Tác dụng khác: Liệt dương, vú to ở đàn ông.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng:

Famotidin thường dùng đường uống, có thể tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch chậm ở bệnh viện cho người bệnh quá tăng tiết acid hoặc loét tá tràng dai dẳng hoặc người không uống được. Có thể phối hợp với thuốc chống acid để giảm đau nếu cần.

Loét dạ dày thường do vi khuẩn Helicobacter pylori. Quá trình loét dạ dày, tá tràng có thể liền sau khi trừ tiệt vi khuẩn này. Các thuốc chống acid phối hợp với kháng sinh đạt được hiệu quả điều trị cao.

Ví dụ về một phác đồ điều trị tiệt khuẩn H. pylori:

Uống trong 2 tuần: Famotidin 40 mg trước khi ngủ (hoặc 20 mg, ngày 2 lần); amoxycilin 750 mg, ngày 3 lần; metronidazol 500 mg, ngày 3 lần; và bismuth citrat và/hoặc sucralfat.

Ðường uống:

Loét tá tràng:

Cấp tính: Liều uống cho người lớn là 40 mg/ngày một lần vào giờ đi ngủ. Hầu hết bệnh khỏi trong vòng 4 tuần, một số rất hiếm cần điều trị dài hơn, 6 – 8 tuần, có thể dùng 20 mg x 2 lần/ngày.

Duy trì: 20 mg/ngày, một lần vào giờ đi ngủ.

Loét dạ dày lành tính:

Cấp tính: Liều uống cho người lớn là 40 mg/ngày, một lần vào giờ đi ngủ.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:

Liều uống cho người lớn là 20 mg x 2 lần/ngày, cho tới 6 tuần. Liều uống cho người bệnh viêm thực quản có trợt loét kèm trào ngược là 20 hoặc 40 mg x 2 lần/ngày, cho tới 12 tuần.

Các bệnh lý tăng tiết dịch vị (hội chứng Zollinger – Ellison, đa u tuyến nội tiết):

Chia sẻ

Từ khóa » Famotidin Dược Thư