FCA Là Gì? Trong Điều Kiện Incoterms Xuất Nhập Khẩu
FCA là gì? FCA thuộc nhóm F trong 11 điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010. Những ai đã và đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chắc chắn phải nắm rõ những vấn đề liên quan đến FCA. Vậy FCA là gì? Trách nhiệm của bên bán và bên mua được quy định như thế nào đối với điều kiện FCA? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
1. FCA là gì?
FCA trước hết là một điều khoản của Incoterms, viết tắt của Free Carrier - giao cho người chuyên chở. Theo đó, người xuất khẩu chịu trách nhiệm cho việc đóng gói hàng hoá và xếp hàng lên thiết bị chuyên chở tại vị trí đã được chỉ định, ví dụ như bến cảng hoặc nhà xe của đơn vị vận tải. Trong mua bán quốc tế, FCA được sử dụng rộng rãi, phổ biến tỏng vận chuyển đường sắt, đường biển, đường hàng không hoặc kết hợp các hình thức với nhau.
2. Nội dung của điều kiện FCA
FCA đã quy định rõ bên bán có trách nhiệm giao lô hàng đã được thông quan cho người mua tại địa điểm được chỉ định. Trách nhiệm tìm đơn vị vận tải để vận chuyển lô hàng thuộc về người mua. Như vậy, địa điểm giao hàng có thể là cơ sở của người bán hay các kho ngoại quan, cảng , sân bay,... Bên bán sẽ tiến hành giao hàng, rủi ro được chuyển cho người chuyên chở thứ nhất. >> Xem thêm: Danh Sách Các Hãng Tàu Nội Địa Việt Nam
3. Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FCA
Theo quy định của hợp đồng FCA, người bán hàng phải tiến hành thanh toán các chi phí cho việc sản xuất, kiểm tra chất lượng hàng hoá, đóng gói hàng hoá theo tiêu chuẩn, dán nhãn cho lô hàng. Bên cạnh đó, bên bán cũng sẽ có trách nhiệm đứng ra để tổ chức vận chuyển lô hàng đến cảng hoặc đến nơi mà người mua chỉ định để đưa hàng lên tàu, sẵn sàng xuất đi.
Như vậy, bên xuất khẩu sẽ chịu trách nhiệm cho khâu làm thủ tục hải quan, thông quan lô hàng. Trong khi đó, bên nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm tìm và ký hợp đồng vận tải với bên giao hàng để có thể đưa hàng về.
4. Khi nào chấm dứt trách nhiệm giao hàng của người bán
Trách nhiệm giao hàng của bên bán sẽ chấm dứt tại các thời điểm sau:
4.1 Khi lô hàng được vận chuyển bằng đường sắt
Hàng phải được bốc lên toa tàu, người bán sẽ có trách nhiệm bốc xếp container lên toa tàu. Như vậy, khi hàng được các nhân viên quản lý đường sắt tiếp quản thì trách nhiệm của người bán kết thúc. Nếu như hàng không được chứa trong các cont thì trách nhiệm của bên bán sẽ chấm dứt khi hàng được tiếp nhận bởi đơn vị thu gom hoặc được uỷ quyền.
4.2 Khi lô hàng được vận chuyển bằng đường bộ
Trong trường hợp bốc hàng diễn ra tại địa chỉ là cơ sở của người bán thì khi hàng được chất lên xe của người mua, trách nhiệm của bên bán hàng sẽ chấm dứt.
4.3 Khi hàng được vận chuyển bằng đường thuỷ nội địa
Khi hàng đã được chất lên tàu chở hàng được bên mua chỉ định tại bến cảng thì trách nhiệm của người bán chấm dứt.
4.4 Khi hàng được vận chuyển bằng đường biển
Nếu là hàng được đóng full cont thì các cont sẽ phải được vận chuyển và bốc xếp đến khu vực Terminal của cảng đi. Khi hàng được đưa vào bến cảng và đã thông quan thành công thì trách nhiệm của bên bán chấm dứt.
>> Xem thêm: Manifest là gì?
5. Ưu nhược điểm của FCA
FCA có những ưu điểm sau:
- bên xuất khẩu sẽ có thể nâng cáo giá bán của lô hàng bởi các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mình.
- Người mua sẽ nắm rõ các chi phí thực tế trong quá trình vận chuyển và bốc xếp hàng hoá. Chi phí sẽ không bị bên bán kênh lên quá cao.
- Trách nhiệm thông quan thuộc về bên xuất khẩu nên người mua không cần lo lắng về vấn đề này.
Nhược điểm của FCA có thể kể đến như:
- Người bán phải chịu thêm khá nhiều rủi ro.
- Người mua sẽ phải mua bảo hiểm cho lô hàng và tiếp nhận rủi ro sau khi hàng đã được giao và thông quan thành công.
- Người mua phải cung cấp chính xác cho người bán địa điểm giao hàng thực tế. Bên cạnh đó, người mua còn phải tiến hành sắp xếp việc vận chuyển lô hàng.
6. So sánh điều kiện FCA và FOB
Điều kiện FOB quy định rằng người bán cần giao hàng lên boong tàu. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số hàng container đều phải hạ tại bãi tập kết cầu cảng hoặc kho hàng lẻ. Trong trường hợp hàng được giao đến cầu cảng hoặc kho hàng lẻ mà xảy ra các tổn thất ngoài ý muốn thì tranh chấp giữa bên bán và bên mua có thể xảy ra. Như vậy, người bán nên quy định rõ thời gian và địa điểm chuyển giao rủi ro cho người mua.
Còn với điều kiện FCA, cả 2 bên sẽ thoả thuận rằng bên mua có trách nhiệm xếp và chất hàng lên phương tiện chuyên chở được cung cấp bởi người bán. Như vậy, rủi ro sẽ đươc giảm thiểu trong suốt quá tình chuyển giao hàng hoá giữa hai bên.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!
Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics.
Địa chỉ: 78/12 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Điện thoại: 0981 636 575 / 0908 702 303
Email1 : sales@quoctetruongphat.com
Email2 : Anniecao@quoctetruongphat.com
Website: https://truongphatlogistics.com/
Blogpost: https://truongphatlogistics.blogspot.com/
Từ khóa » Fca ý Nghĩa Gì
-
FCA Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết Theo Incoterms 2020 - PHAATA
-
FCA Là Gì? Những ý Nghĩa Của FCA
-
Cách Hiểu Và áp Dụng đúng đắn FCA – Điều Kiện Incoterms độc đáo ...
-
FCA Là Gì? Ý Nghĩa Của FCA Trong Ngành Xuất Nhập Khẩu - VOH
-
FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
-
FCA (Incoterm) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Điều Kiện FCA Là Gì? Tìm Hiểu Những Quy định Chi Tiết Trong điều ...
-
Điều Kiện FCA Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của điều Kiện FCA
-
FCA Là Gì
-
Điều Kiện Giao Hàng FCA (Free Carrier) - HP Toàn Cầu
-
Fca Là Gì - điều Kiện - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021
-
Free Carrier (FCA) Là Gì? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích - Sổ Tay Doanh Trí
-
Điều Kiện FCA Là Gì? Ý Nghĩa Của FCA Là Gì? - Quản Trị Nhân Sự
-
Điều Kiện FCA Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết FCA Trong Giao Nhận Hàng Hóa