FCF Là Gì Và Những ảnh Hưởng Của FCF đến Doanh Nghiệp

1. Chi phí vốn và công thức xác định

FCF là viết tắt của cụm từ Free Cash Flow mang ý nghĩa dòng tiền tự do cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh cần bỏ ra các chi phí. Sau khi đã phân bổ chi phí cho các dự án số tiền còn lại của doanh nghiệp sẽ được gọi là dòng tiền tự do trong doanh nghiệp. Đây là yếu tố đầu tiên bạn cần nắm bắt khi muốn biết FCF là gì.

Chi phí vốn và công thức xác định
Chi phí vốn và công thức xác định

FCF được sử dụng để phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều công thức khác nhau dùng để tính toán dòng tiền tự do trong doanh nghiệp, trong đó công thức sau đây được dùng phổ biến nhất:

FCF = Thu nhập ròng + Khấu hao - Sự thay đổi của vốn lưu động - Chi phí vốn

Trong đó cụ thể về từng yếu tố như sau:

- Sau khi lấy tổng thu nhập trừ đi các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra ra được thu nhập ròng của doanh nghiệp.

- Khấu hao là sự hao mòn về tài sản hay các thiết bị mà kế toán tính được sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Sự thay đổi của vốn lưu động được tính bằng số vốn lưu động tăng thêm trừ đi số vốn lưu động đã giảm.

- Chi phí vốn của doanh nghiệp là những chi phí được sử dụng để tạo ra nguồn vốn của doanh nghiệp.

Lưu ý về chỉ số FCF
Lưu ý về chỉ số FCF

Một điểm mà bạn cần lưu ý đó là hàng năm chỉ số FCF sẽ thay đổi tùy theo từng ngành công nghiệp. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần đo lường chỉ số này thường xuyên nhất là trong bối cảnh sự biến động của nền kinh tế diễn ra liên tục như hiện nay.

Chỉ số FCF cao có có nghĩa là doanh nghiệp đang tập trung cho đầu tư vào các nhà máy, thiết bị. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc nhà máy đó có tình hình tài chính tốt và đang đầu tư một cách hợp lý. Và ngược lại, chỉ số FCF thấp thì chưa chắc tình hình tài chính của công ty không ổn định.

Xem thêm: WebEx là gì? Tìm hiểu thông tin về phần mềm họp trực tuyến WebEx

2. Những công thức tính toán liên quan đến chi phí vốn

2.1. Công thức tính dòng tiền tự do cho một doanh nghiệp

FCF = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh + (Chi phí lãi vay x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)) – Chi phí vốn.

Cụ thể thông tin về từng yếu tố trong công thức tính như sau:

Công thức tính dòng tiền tự do cho một doanh nghiệp
Công thức tính dòng tiền tự do cho một doanh nghiệp

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được lấy từ khoản mục lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh ở trong báo cáo về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

- Chi phí lãi vay x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) được dùng để điều chỉnh chi phí lãi vay cho doanh nghiệp. Trong đó chi phí lãi vay được lấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thuế suất thuế thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay là 20%.

- Chi phí vốn sẽ được lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đó là tiền chi cho việc xây dựng, mua sắm tài sản cố định.

2.2. Dòng tiền tự do tính theo vốn chủ sở hữu

FCFE = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh - Chi phí vốn + Các khoản vay của doanh nghiệp - Các khoản nợ

Nhà đầu tư sẽ căn cứ vào chỉ số này để đánh giá xem chủ sở hữu đang nắm giữ bao nhiêu trong tổng giá trị của doanh nghiệp. Chỉ số này cũng có ý nghĩa với chủ sở hữu khi cần điều chỉnh những chính sách tài chính trong doanh nghiệp.

Dòng tiền tự do tính theo vốn chủ sở hữu
Dòng tiền tự do tính theo vốn chủ sở hữu

Khi FCFE > 0, điều này có nghĩa dòng tiền của doanh nghiệp có dư để tiến hành chi trả cổ tức cho các cổ đông. Số lượng tiền còn dư của dòng tiền sẽ quyết định mức cổ tức mà mỗi cổ đông được chi trả.

Sau khi chi trả đầy đủ cổ tức cho các cổ đông doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc trả bớt số nợ còn dư. Ngoài ra một số doanh nghiệp sẽ sử dụng số tiền đó để mua lại cổ phần tránh trường hợp quyền quyết định với doanh nghiệp bị san sẻ quá nhiều.

Trong trường hợp FCFE < 0 cho thấy dòng tiền đang không đủ để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Như năm hoạt động tài chính này các cổ đông sẽ không nhận được cổ tức, doanh nghiệp cần tập trung vốn để thực hiện các dự án đầu tư do đó có thể doanh nghiệp sẽ huy động thêm vốn bằng việc phát hành cổ phiếu mới hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông.

Tập trung đầu tư cho các dự án là rất tốt nhưng doanh nghiệp cũng nên tính toán để cân đối giữa thời gian đầu tư và thời gian hoàn vốn. Nếu như dự án kéo dài quá lâu khiến cho thời gian thu hồi vốn bị chậm lại, các cổ đông sẽ mất dần lòng tin vào doanh nghiệp. Thêm vào đó doanh nghiệp phải cân đối giữa dòng tiền vay vốn và dòng tiền đầu tư để kịp thời thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tham khảo: Phần mềm CRM 365 - Phần mềm Quản lý Quan hệ khách hàng miễn phí

3. Lợi ích chi phí vốn mang đến cho doanh nghiệp

Là chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá về giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp, FCF không những là chỉ số chủ sở hữu quan tâm mà còn là chỉ số những nhà đầu tìm hiểu trước khi quyết định góp vốn vào một doanh nghiệp nào đó. Kết quả dòng tiền mặt trong tương lai của doanh nghiệp được coi như giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Lợi ích chi phí vốn mang đến cho doanh nghiệp
Lợi ích chi phí vốn mang đến cho doanh nghiệp

Giá trị của một cổ phiếu không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp vì thế các nhà đầu tư căn cứ vào FCF để kiểm tra giá trị thực tế cổ phiếu của một doanh nghiệp. FCF cũng được nhà đầu tư sử dụng để đánh giá khả năng trả cổ tức của doanh nghiệp với các cổ đông.

Giá trị FCF được đánh giá là mang tính tích cực khi có giá trị lớn hơn 0 sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí cho doanh nghiệp. Và ngược lại nếu như chỉ số này nhỏ hơn 0 chứng tỏ doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra không đủ để trang trải các khoản chi phí và trả cổ tức.

Hiện tại, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đang được cho là chưa mang lại kết quả đáng kể. Doanh nghiệp cần giải thích rõ cho nhà đầu tư về lý do chỉ số này nhỏ hơn 0. Đó có thể doanh nghiệp đang tập trung tất cả nguồn vốn cho dự án hay các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đang gặp vấn đề để kịp thời có các phương án xử lý.

4. Một vài vấn đề cần lưu ý với chỉ số FCF

Khi đưa ra kết quả tính toán chỉ số FCF, nhiều doanh nghiệp không đưa ra các thông tin rõ ràng về tỷ lệ chi phí doanh nghiệp dùng để duy trì kinh doanh và tỷ lệ sử dụng để mở rộng hoạt động sản xuất là bao nhiêu. Như vậy nhà đầu tư hay các khách hàng không có được cái nhìn cụ thể về tình hình lưu chuyển dòng vốn của doanh nghiệp có thể gây tác động đến quan hệ khách hàng với doanh nghiệp, tác động xấu lên các chỉ số trên phần mềm CRM.

Một vài vấn đề cần lưu ý với chỉ số FCF
Một vài vấn đề cần lưu ý với chỉ số FCF

Doanh nghiệp cần chỉ ra cụ thể chi phí cho việc duy trì hoạt động kinh doanh để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn và quá trình lưu chuyển tiền của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp tính toán dòng tiền tự do theo những công thức khác nhau gây khó khăn cho nhà đầu tư khi nhận định tình hình doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp tính FCF sau khi trừ đi các chi phí tài chính cần thiết, doanh nghiệp khác lại tính toán dòng tiền tự do trước khi tính chi phí tài chính hay trước khi thanh toán nợ và các khoản lãi suất đi kèm. Đây là điểm các doanh nghiệp nên cân nhắc về cách tính toán bởi nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào doanh nghiệp cũng như lòng tin của các khách hàng.

Vậy là bạn đã biết được FCF là gì và tầm quan trọng của FCF đối với những hoạt động tài chính của doanh nghiệp rồi đúng không? Nắm bắt được những lợi ích mà FCF mang lại và tận dụng thật tốt những thông tin mà FCF chỉ ra sẽ mang đến hiệu quả kinh doanh bất ngờ cho công ty của bạn đấy nhé. Chúc bạn và doanh nghiệp của mình sẽ ngày càng thành công hơn nữa.

Từ khóa » Công Thức Fcf