Feedback Là Gì? Phương Pháp Xử Lý Feedback Hiệu Quả - ThienTu

Trong kinh doanh, nhất là với xã hội công nghệ phát triển ngày nay, không thể thiếu các feedback. Vậy feedback là gì? Tại sao người kinh doanh lại cần những lời phản hồi? Nên xử lý các phản hồi như thế nào? Làm sao để nhận được feedback có tâm nhất? Cùng Thiên Tú khám phá thông tin về feedback tại bài viết này. Cực kì hữu ích cho việc vận hành kinh doanh, buôn bán của bạn!

1. Khái niệm feedback là gì?

Tìm hiểu feedback là gì?

Feedback là Phản hồi khách hàng trong kinh doanh. Nhận xét, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ. Qua hình thức trực tuyến: email, tin nhắn, bình luận, đánh giá, kí hiệu,...

Mở rộng hơn nghĩa trong tất cả lĩnh vực, feedback là phản hồi thông tin gửi từ người này sang người khác. Đó có thế là nhận xét, góp ý, hoặc các câu hỏi khi chưa hiểu về lĩnh vực liên quan.

Phản hồi là kết quả mà người kinh doanh, người bán mong muốn nhận được từ khách hàng. Qua đó biết được chất lượng dịch vụ, vị trí thương hiệu để phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.

Feed là một chuỗi thống nhất và liên tục, back là sự trở lại. Vậy feedback là sự phản hồi lại, kết quả cho một hoạt động, sản phẩm. Từ feedback thường được cộng đồng mạng biết đến từ viết tắt là Fb. Thuật ngữ này phổ biến từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế đa quốc gia. Thay thế cho từ Reply - Trả lời trong email.

1.1. Lợi ích từ lời phản hồi

Feedback mang trong mình một sức mạnh, thay bạn chinh phục những khách hàng mới, vì sao ư?

  1. Thang đo độ hài lòng của khách hàng, đồng thời khảo sát thị hiếu tiêu dùng. Khi đã biết được khách hàng đang hài lòng dịch vụ của mình đến mức độ nào. Bạn có thể thông qua feedback để biết thêm nhu cầu sử dụng mà khách hàng đang mong muốn. Từ đó cải thiện dịch vụ phù hợp với xu hướng thị trường và tiêu chí của doanh nghiệp.
  2. Cải thiện trải nghiệm khách hàng, một hình thức nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nhất là trong thời buổi ngày càng cạnh tranh.

2. Nên ứng xử như thế nào khi nhận feedback?

Phương pháp xử lý feedback

Tiếp theo là các phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để giải quyết ổn thỏa feedback. Dù nhận phản hồi tích cực hay tiêu cực, điều nên làm đối với mọi feedback là gì? Gồm các bước:

  1. Cảm ơn khách hàng vì những đóng góp của họ, thể hiện thái độ tiếp nhận niềm nở và chân thành nhất.
  2. Kiểm tra lại kĩ lưỡng, xã thực thông tin từ phản hồi của khách hàng. Giải thích tậm tình cho khách hàng hiểu.
  3. Bạn sẽ dễ gây thiện cảm với khách hàng, chứng tỏ độ thấu hiểu hơn khi trực tiếp giải quyết vấn đề. Sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn là hệ thống trả lời tự động.
  4. Giải quyết vấn đề trọng vẹn từ đầu đến cuối, tiếp tục hỏi thăm khách hàng dù đã giải quyết xong. Độ chuyên nghiệp và nhiệt tình của bạn sẽ tăng lên đáng kể trong mắt khách hàng. Có được khách hàng trung thành, sự thông cảm từ khách hàng hay không, là nhờ vào điểm này.

2.1. Cách hiệu quả để tích cực hóa các feedback là gì?

Xử lý được muôn kiểu phản hồi rồi, vậy bí quyết gặt hái càng nhiều tích cực càng tốt từ feedback là gì? Nói cách khác, làm sao để có nhiều feedback có tâm nhất? Bạn hãy thử những cách như:

  1. Chất lượng sản phẩm phải luôn đảm bảo. Tức là từ đoạn trao đổi giao dịch, hình ảnh quảng bá trên phương tiện truyền thông. Cho đến khi sản phẩm thực sự trên tay khách hàng. Khoảng cách chất lượng phải gần nhất có thể, không có sự khác biệt càng tốt.
  2. Thái độ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, thiện chí dường như là yếu tố quyết định uy tín thương hiệu và doanh thu của bạn.
  3. Khảo sát xu hướng tiêu dùng, giá cả, ưu đãi đang thịnh hành trên thị trường. Lựa chọn hình thức phù hợp với doanh nghiệp mình để áp dụng. Từ đó thu hút được nhiều phản hồi tích cực hơn từ khách hàng.

Xử lý mọi feedback không chưa đủ, kinh doanh hiệu quả là biết cách kiếm thêm cho mình nhiều phản hồi tích cực. Điều này đang được đông đảo sự quan tâm và đầu tư nghiêm túc bởi nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ.

3. Lời kết

Qua bài viết, Thiên Tú hi vọng cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về feedback là gì? Vai trò của feedback trong kinh doanh. Phương pháp hiệu quả nhất giải quyết mọi phản hồi khách hàng. Làm sao có được nhiều phản hồi tích cực? Giúp bạn quan tâm hơn đến chi tiết nhỏ này từ phía khách hàng. Công dụng của feedback đem lại cho thương hiệu và kết quả kinh doanh là không nhỏ nếu biết khai thác hiệu quả. Mong rằng bạn sẽ có cách xây dựng hệ thống feedback, kết nối với khách hàng phù hợp nhất cho mình.

Có thể bạn muốn xem thêm về Sắc sảo hay sắc xảo Từ nào mới đúng Tiếng Việt.

Từ khóa » Feedback Là Gì