FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2OFeS2+ HNO3Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

FeS2 tác dụng HNO3

  • 1. Phương trình phản ứng FeS2 tác dụng HNO3 
    • 3FeS2 + 26HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 6H2SO4 + 17NO + 7H2O
  • 2. Điều kiện để FeS2 + HNO3
  • 3. Cân bằng phản ứng FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O 
  • 3. Cách tiến hành để FeS2 + HNO3
  • 4. Hiện tượng phản ứng hóa học cho FeS2 tác dụng với acid HNO3
  • 5. Câu hỏi vận dụng liên quan

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O là phản ứng oxi hóa khử được VnDoc biên soạn, phương trình này sẽ xuất hiện trong nội dung các bài học Hóa học 10, cũng như các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng FeS2 tác dụng HNO3 

3FeS2 + 26HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 6H2SO4 + 17NO + 7H2O

2. Điều kiện để FeS2 + HNO3

Không có

3. Cân bằng phản ứng FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O 

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa:

Fe+2 →  Fe+3

S-2 →  S+6

N+5→  N+2

(Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng)

b. Lập thăng bằng electron:

Fe+2 →  Fe+3 + 1e

S-2 →  S+6 + 8e

FeS → Fe+3 + S+6 + 9e

N+5 + 3e →  2N+2

→ Có 3FeS và 9NO.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại:

3FeS2 + 26HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 6H2SO4 + 17NO + 7H2O

3. Cách tiến hành để FeS2 + HNO3

Cho FeS2 tác dụng với acid HNO3.

4. Hiện tượng phản ứng hóa học cho FeS2 tác dụng với acid HNO3

Sau phản ứng xuất hiện khí không màu (NO) hóa nâu trong không khí

5. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Cho các chất sau: FeS, FeS2, FeO, Fe2O3. Chất có hàm lượng sắt lớn nhất.

A. FeS

B. FeS2

C. FeO

D. Fe2O3

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 2. Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Khí X là:

A. N2O5

B. NO

C. N2O

D. NO2

Xem đáp ánĐáp án B

Ta có:

nMg = 3,6/24 = 0,3 mol

nX = 2,24/22,4 =0,1 mol

Mg0 → Mg+2 +2e

0,15 →  0,3

N+5 + (5 - n) e → N+n

0,3 → 0,1

=> 0,1 (5-n) = 0,3 => n = 2 => NO

Câu 3. Cho 13,7 g hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 26,88 lit khí NO (đktc) duy nhất. Khối lượng (g) của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là:

A. 2,7; 11

B. 8,1; 5,6

C. 5,6; 8,1

D. 11; 2,7

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 4. Dãy kim loại nào dưới đây không phản ứng với axit HNO3 đặc nguội?

A. Cu, Fe, Ag

B. Cu, Fe, Cr

C. Cr, Fe, Al

D. Fe, Cr, Ag

Xem đáp ánĐáp án C: Al, Fe, Cr là những kim loại bị thụ động với HNO3 đặc nguội

Câu 5. Dãy chất nào dưới đây gồm các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

A. SO2, O3, dung dịch H2SO4 (loãng)

B. SO2 , Cl2, F2

C. O2, SO2, Cl2

D. Cl2, SO2, Br2

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 6. Cho m (g) hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hết với 100 ml dung dịch HNO3 2,4 M có nung nóng thu được dung dịch A và một khí màu nâu đỏ. Cô cạn dung dịch A thu được 10,48 g hỗn hợp 2 muối khan. Giá trị của m (g)?

A. 3,04 gam

B. 6,08 gam

C. 1,52 gam

D. 4,56 gam

Xem đáp ánĐáp án A

nHNO3 = 0,1.2,4 = 0,24 mol;

2H+ + NO3- + e → NO2 + H2O

nNO3- tạo muối = 0,12 mol

mmuối = m + mNO3- = m + 0,12.62 ⇒ m = 10,48 – 7,44 = 3,04 gam

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn hh X gồm 8,1 gam Al và 29,25 gam Zn bằng dd HNO3 12,6% (vừa đủ) thu được V lit N2O (đktc, khí duy nhất) và dung dịch Y chứa 154,95 gam muối tan. Giá trị của V là

A. 2,24 lít

B. 3,36 lít

C. 4,48 lít

D. 6,72 lít

Xem đáp ánĐáp án B

mAl(NO3)3 = 8,1.213/27 = 63,9 gam; mZn(NO3)3 = 29,25.189/65 = 85,05 gam

my = mAl(NO3)3 + mZn(NO3)2 + mNH4NO3 ⇒ mNH4NO3 = 6 gam ⇒ nNH4NO3 = 0,075 mol

nN2O = (0,3.3 + 0,45.2 - 0,075.8)/8 = 0,15 mol ⇒ V = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Câu 8. Hòa tan 38,4 gam Cu vào dung dịchHNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V:

A. 2,24 lít

B. 3,36 lít

C. 8,96 lít

D. 6,72 lít

Xem đáp ánĐáp án C. Sử dụng bảo toàn e: nNO = 38,4/64 . 2/3 = 0,4 mol ⇒ V = 0,4.22,4 = 8,96 lít

Câu 9. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí người ta thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.

B. Fe2O3, NO2.

C. Fe, NO2, O2.

D. Fe2O3 ,NO2 ,O2.

Xem đáp ánĐáp án D

Phương trình phản ứng

4Fe(NO3)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Axit nitric phản ứng với tất cả bazơ.

B. Axit nitric (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.

C. tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.

D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

Xem đáp ánĐáp án C

.............................

VnDoc đã gửi tới bạn phương trình hóa học FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O là phản ứng oxi hóa khử khá phức tạp, do đó trong quá trình viết và cân bằng các em lưu ý. Hy vong phần nội dung tài liệu trên đây giúp các bạn học sinh cân bằng phương trình một cách nhanh và chính xác nhất.

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

  • FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
  • FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
  • FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O
  • FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
  • Các dạng bài tập về Axit sunfuric
  • Các dạng bài tập về H2S và muối sunfua

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Hóa lớp 12, Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 10.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài Liệu Học Tập VnDoc.com. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Từ khóa » Fes2 Hno3 đặc Nóng Pt Ion