FILE EXCEL QUẢN LÝ PHÒNG KHÁCH SẠN/ NHÀ NGHỈ - Free
Có thể bạn quan tâm
Tải mẫu File Excel quản lý phòng khách sạn miễn phí của WPRO.vn phát hành. Ngoài ra bạn có thể quản lý kho, bán hàng các mặt hàng khác như nước, đồ ăn, dịch vụ thuê xe,… trên cùng một file. Rất tiện phải không nào.
Bạn có thể tải về để tham khảo.
Hi vọng giúp bạn có thêm giải pháp hoàn thiện trong quản lý ngành hàng đó.
File Excel trên cho bạn hình dung được thông tin cơ bản về dữ liệu cần thiết và lên báo cáo kinh doanh.
Cùng nhau tìm hiểu nhé ^^
PHẦN 1 : FILE EXCEL QUẢN LÝ PHÒNG KHÁCH SẠN.
1.1. Danh mục hàng hóa
Sản phẩm được nhắc đến trong kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ chính là các phòng nghỉ có kèm thêm các dịch vụ chăm sóc phụ khác.
Với danh mục này cần các thông tin sau:
- Phòng: mã phòng được gọi theo số thứ tự có sẵn trên Tòa nhà. Hoặc được đặt theo tên gọi cho dễ quản lý nhất.
- Diện tích: Độ rộng tối đa của phòng nghỉ đó.
- Loại: Phân nhóm phòng
- View: Hướng chính để thu hút khách muốn đặt phòng nghỉ đó.
- Gía: Bảng giá niêm yết từng phòng. Phải đảm bảo không thấp hơn với giá quy định.
- Số khách tối đa: Sức chứa tối đa của một phòng/ số người dùng.
- Tình trạng: Hiện trạng phòng đó trống hoặc khách hàng đang sử dụng. ví dụ: đang ở, trống, sắp trả phòng.
- Ghi chú nếu có.
Từ đó ta có kế hoạch sắp xếp khách mới vào phòng trống, dọn dẹp với phòng khách sắp trả hàng. Quản lý an ninh của khách đang ở nghỉ.
FILE EXCEL QUẢN LÝ KHO BÁN HÀNG KHÁCH SẠN
1.2. Quản lý Data – phòng.
Dữ liệu đặt phòng của khách hàng: Một trong những phần quan trọng của FILE EXCEL QUẢN LÝ PHÒNG KHÁCH SẠN/ NHÀ NGHỈ.
Yêu cầu cần có các thông tin sau:
- Ngày/tháng/năm: Bắt đầu thuê phòng
- Ngày ra: Ngày trả phòng theo lịch đặt (áp dụng với khách hàng đặt lịch và trả phòng thực tế).
- Phòng: Tên phòng bạn cung cấp.
- Diện tích, loại, giá: Sẽ tự động được cập nhật theo phần khai báo bên danh mục.
- Khách hàng: Người trực tiếp đăng ký thuê phòng.
- Thông tin khách hàng: Chứng minh thư, số điện thoại… để bạn có thể quản lý hiệu quả triệt để dữ liệu.
- Thành tiền
Dịch vụ đi kèm
Ngoài dịch vụ chính, bạn còn cung cấp một số sản phẩm đi kèm: đồ uống, đồ ăn nhanh… và thu lợi nhuận thêm từ đó.
- Tên mặt hàng cung cấp khác
- Số lượng
- Số tiền
- Tổng cộng: Là tổng số tiền khách cần phải trả trước khi trả phòng.
Bạn có thể quản lý được khách hàng đặt phòng quá hạn. Bằng cách thêm cột ngày thực tế, sau đó cần tính toán trừ đi số ngày chênh lệch.
Tuy nhiên nếu bạn không có kinh nghiệm làm công thức trong Excel thì bạn cần một phần mềm. Nó sẽ giúp bạn quản lý nhanh, đơn giản hơn rất nhiều.
Vì nếu không quản lý được khách hàng ở quá ngày đặt sẽ dẫn rất nhiều ảnh hưởng.
- Bạn sẽ không nắm chắc được ngày cụ thể khách sẽ rời đi.
- Khách thanh toán tiền phòng hay không thu được một đồng nào nếu khách cố tính không trả.
- Bạn luôn canh trừng phòng quá hạn để sắp xếp cho một khách thuê mới.
- Kèm theo đó bạn cần phải có các chính sách giải quyết với khách hàng này cương quyết.
==> XEM THÊM:
Link Tải DEMO MIỄN PHÍ WPRO 2.0: https://wpro.vn/
Báo giá: https://wpro.vn/bg-20/
Hướng dẫn sử dụng: https://wpro.vn/hd_20/
Hướng dẫn mua hàng chuyển khoản thanh toán: https://wpro.vn/ck/
1.3. Báo cáo tồn – Bar
Sau khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. Bạn cần quản lý hàng tồn của quầy Bar.
Yêu cầu cần có để lên báo cáo tồn như sau:
- Ngày/ tháng/ năm: Đã nhập hàng về quầy
- Hóa đơn: Số hóa đơn đã được ghi nhận nhập thực tế.
- Loại: Tên sản phẩm, dịch vụ bán kèm cho khách.
- Số lượng: Lượng hàng nhập
- Gía nhập: Gía đầu vào của mặt hàng
- Thành tiền
- Nơi mua: Địa chỉ nhà cung cấp
Bên cạnh mẫu file này là báo cáo số lượng tồn chi tiết sau bán và giá bán của cửa hàng bạn.
1.4. Báo cáo bán hàng
Mục quan trọng cuối cùng chính là lên báo cáo bán hàng.
Yêu cầu của cần có các thông tin sau:
- Phòng: Tên phòng
- Diện tích, loại: sẽ tự động được cập nhật theo khai báo danh mục trước đó. Nếu bạn biết sử dụng Excel hoặc phần mềm. Còn không bạn sẽ phải nhập liệu thủ công tốn nhiều thời gian.
- Doanh thu phòng: Bảng giá phải trả cho phòng khách đã thuê chưa kèm sản phẩm phụ khác.
- Minibar: tiền thu được bán hàng kèm tại quầy bar.
- Tổng cộng: Tổng số tiền khách phải thanh toán.
Trên đây là phần gợi ý trong quản lý khách sạn, nhà nghỉ. Nếu có yêu cầu riêng, đừng ngại bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay nhé.
FILE EXCEL QUẢN LÝ KHO BÁN HÀNG KHÁCH SẠN
PHẦN 2: MỘT SỐ LƯU Ý CẦN TRONG QUẢN LÝ PHÒNG KHÁCH SẠN/ NHÀ NGHỈ
Ngày nay, đi kèm với việc phát triển mạnh mẽ của du lịch, thì dịch vụ khách sạn và nhà nghỉ cũng mọc lên như nấm. Điều đó có nghĩa là nếu bạn lựa chọn kinh doanh lĩnh vực này, thì sẽ đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn.
Vậy làm sao để quản lý hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng? Bài viết này xin đưa ra một số lưu ý trong quản lý kho bán hàng Khách sạn nhà nghỉ.
==> XEM THÊM:
Link Tải DEMO MIỄN PHÍ WPRO 2.0: https://wpro.vn/
Báo giá: https://wpro.vn/bg-20/
Hướng dẫn sử dụng: https://wpro.vn/hd_20/
Hướng dẫn mua hàng chuyển khoản thanh toán: https://wpro.vn/ck/
2.1. Quản lý việc phân loại phòng
Tất nhiên quản lý phòng là quan trọng nhất trong kinh doanh khách sạn và nhà nghỉ. Bạn cần sự lựa chọn phần mềm có giao diện đơn giản, dễ nhìn và dễ sử dụng. Bởi phần mềm này còn được sử dụng bởi các nhân viên. Nên bạn cần đảm bảo nó dễ sử dụng cho tất cả mọi người.
Để quản lý tốt bạn cần phân loại phòng rõ. Bạn có thể phân loại theo phòng đơn, phòng đôi, phòng bình thường, hay phòng thượng hạng, phòng view biển hay view mặt phố… Để tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà bạn có sự tư vấn cho phù hợp.
==> XEM THÊM:
Link Tải DEMO MIỄN PHÍ WPRO 2.0: https://wpro.vn/
Báo giá: https://wpro.vn/bg-20/
Hướng dẫn sử dụng: https://wpro.vn/hd_20/
Hướng dẫn mua hàng chuyển khoản thanh toán: https://wpro.vn/ck/
2.2. Quản lý tình trạng phòng
Bạn cần phần mềm thể hiện sơ đồ và thông tin tổng quan tình trạng sử dụng phòng trong ngày. Bạn có bao nhiêu phòng trống, bao nhiêu phòng đang sử dụng, và bao nhiêu phòng đã được đặt trước. Đó là những phòng loại nào và giá cả bao nhiêu.
Với phòng trống, bạn cần thông tin phòng đó đã được dọn dẹp, chưa dọn, hay đang sửa chữa. Điều này sẽ khiến bạn không rơi vào tình trạng khách vào mà phòng chưa chuẩn bị sẵn sàng.
Với phòng đang sử dụng, bạn cần biết được có bao nhiêu người thuê. Trong đó có bao nhiêu người lớn và trẻ nhỏ. Và khi nào họ sẽ rời đi. Và những dịch vụ mà họ đã sử dụng…
Với phòng đã được đặt trước, bạn cần những thông tin cơ bản về khách hàng. Như họ tên, số điện thoại, số lượng người đến thuê phòng, và thời gian dự kiến họ sẽ đến.
Bạn cũng cần hệ thống nhắc nhở thời gian khách đặt phòng trước đến để chuẩn bị chu đáo. Hoặc nếu như chưa thấy khách đến như đã đặt thì nhân viên có thể gọi điện để nhắc nhở
+ 100 Mẫu File, phần mềm quản lý hàng hóa dịch vụ bằng excel: Click xem
Từ khóa » Excel Cho Khách Sạn
-
Cách Tính Giá Phòng Khách Sạn Trong Excel - Thủ Thuật
-
Bài Tập Excel Cơ Bản 5 - Quản Lý Thuê Phòng Khách Sạn - YouTube
-
Bài Tập Excel - Quản Lý Cho Thuê Phòng Khách Sạn (có đáp án)
-
Bài Tập Thực Hành Bảng Kê Chi Phí Khách Sạn Trong Excel
-
Tính Số Ngày ở Khách Sạn Trong Excel
-
Có Nên Quản Lý Khách Sạn Bằng Excel? - Smart Hotel
-
Cách Tính Giá Phòng Khách Sạn Trong Excel
-
Quản Lý Khách Sạn Bằng Excel Hay Phần Mềm Chuyên Dụng
-
Khách Sạn Gần Trung Tâm Triển Lãm ExCeL, London
-
Xu Hướng 7/2022 # Cách Tính Giá Phòng Khách Sạn Trong Excel ...
-
Haneda Excel Hotel Tokyu, Tokyo – Cập Nhật Giá Năm 2022
-
Cách Tính Bảng Tính Tiền Khách Sạn Trong Excel - Thả Rông
-
Công Thức Tính Giá Phòng Khách Sạn Trong Excel - Thả Rông
-
Cách Tính Số Ngày ở Khách Sạn Trong Excel: Rất Nhanh Và đơn Giản