File RAW Là Gì? Cách Mở Và Chuyển đổi File RAW Sang JPEG, JPG ...
Có thể bạn quan tâm
Một số mẫu điện thoại đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động: Đặt trước đến 10/01 Xiaomi Redmi Note 14 Pro 8GB/256GB Trả chậm 0% - Trả trước 0đ + Tặng tai nghe Redmi Buds 5 + Gói bảo hành toàn năng trị giá 2 triệu + Thu cũ lên đời trợ giá đến 1 triệu Trả chậm 0% - Trả trước 0đ + Tặng tai nghe Redmi Buds 5 + Gói bảo hành toàn năng trị giá 2 triệu + Thu cũ lên đời trợ giá đến 1 triệu Trả chậm 0% - Trả trước 0đ + Tặng tai nghe Redmi Buds 5 + Gói bảo hành toàn năng trị giá 2 triệu + Thu cũ lên đời trợ giá đến 1 triệu Trả chậm 0% - Trả trước 0đ + Tặng tai nghe Redmi Buds 5 + Gói bảo hành toàn năng trị giá 2 triệu + Thu cũ lên đời trợ giá đến 1 triệuHàng sắp về
Dự kiến: 7.990.000₫ Hàng sắp về
Dự kiến: 10.990.000₫ Hàng sắp về
Dự kiến: 9.490.000₫ Hàng sắp về
4.990.000₫
Bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh bằng các thiết bị DSLR bạn sẽ nghe đến định dạng file ảnh RAW, đa số các bức ảnh trên Internet là định dạng JPG vì lý do chính là kích thước nhỏ, màu sắc ổn định và không giảm chất lượng hình ảnh nhiều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn về RAW là gì? Có nên lưu ảnh dưới định dạng file RAW khi chụp hình không?
1. RAW là gì?
Khái niệm
RAW là định dạng tệp lưu lại tất cả dữ liệu hình ảnh mà cảm biến của máy ảnh ghi được khi bạn chụp ảnh.
Ảnh RAW chỉ là những bức ảnh thô chưa được qua xử lý, nghĩa là những thông tin về ánh sáng, màu sắc, cân bằng trắng, độ nét, độ tương phản,... sẽ được chuyển thẳng đến bộ nhớ tạm và lưu lại thành 1 file, gọi là file RAW.
Phần đuôi mở rộng của file RAW, không phải các file ảnh của các hãng đều cùng một đuôi, cái này là tùy mỗi hãng.
Ví dụ: Canon có đuôi của file RAW là .CRW hay .CR2, Nikon là .NEF còn Sony là .ARW,…
Bạn có thể tìm hiểu thêm về định dạng CR2 tại bài viết:
- File CR2 là gì? Cách mở và chuyển file CR2 sang JPG, PNG hàng loạt
Định nghĩa file RAW
Ưu điểm
- Đạt được chất lượng cao nhất
Khi bạn chụp ở định dạng RAW, máy ảnh sẽ ghi lại tất cả dữ liệu từ cảm biến. Điều này giúp các tệp đạt chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể tự mình xử lý những bức ảnh có định dạng .RAW và có thể tạo ra những hình ảnh tốt hơn.
- Độ sáng và độ tương phản
Khi chụp ảnh dưới định dạng JPEG, máy ảnh sẽ ghi lại khoảng 256 màu. Nhưng khi chụp cùng một cảnh với định dạng RAW, số lượng màu lên đến 4096 đến 16384, cho phép bạn chỉnh sửa chi tiết của các vùng sáng và bóng, thêm độ sáng và độ tương phản mà không làm giảm chất lượng.
- Dễ dàng sửa hình ảnh bị phơi sáng
Một bức ảnh đẹp luôn cần có một độ phơi sáng tốt nhất, nhưng khi bạn chụp ảnh quá nhanh trong điều kiện ánh sáng cao thì sẽ khiến ảnh bị phơi sáng.
Với RAW, bạn có thể khôi phục nhiều vùng sáng bị thiếu và dễ đổ bóng hơn. Vì vậy việc chỉnh sửa hình ảnh dễ dàng hơn nhiều mà không làm giảm chất lượng nghiêm trọng.
Đạt được mức chất lượng cao nhất
- Dễ dàng điều chỉnh cân bằng trắng
Khi bạn chụp JPEG, cân bằng trắng sẽ được áp dụng cho ảnh. Với RAW, cân bằng trắng vẫn được lưu lại, nhưng vì bạn có nhiều dữ liệu hơn nên rất dễ điều chỉnh.
Mức độ cân bằng trắng và màu sắc phù hợp là 2 yếu tố cần thiết để có một hình ảnh tuyệt vời. Chụp RAW cho phép bạn thực hiện các điều chỉnh dễ dàng hơn và nhanh hơn với kết quả tốt hơn.
- Chỉnh sửa dễ dàng
Với hình ảnh RAW, khi bạn chỉnh sửa hình ảnh trong Photoshop hoặc Lightroom, hình ảnh này sẽ không thay đổi. Bạn có thể tự do điều chỉnh hình ảnh khi bạn thấy phù hợp sau đó bạn có thể lưu và xuất hình ảnh ở các định dạng khác nhau.
- Chọn khoảng màu để xuất
Có hai khoảng màu cơ bản là sRGB được sử dụng cho trang web, trong khi RGB tốt hơn trong việc in và chỉnh sửa.
Hình ảnh RAW có khả năng được lưu trong nhiều khoảng màu, trong khi JPEG chỉ có thể có một.
Dễ dàng điều chỉnh Cân bằng trắng
Nhược điểm
- Xử lý chậm
Khi chụp ở định dạng như vậy, thiết bị mất nhiều thời gian để tạo hình ảnh.
- Dung lượng lớn
Ảnh trong RAW chiếm rất nhiều không gian trên thẻ nhớ. Vì vậy để làm việc với nó, bạn cần phải có thẻ nhớ với dung lượng trống lớn.
- Cần được xử lý
Để làm việc với RAW trên máy tính, bạn cần các bộ chuyển đổi đặc biệt, điều này có thể gây khó khăn cho các nhiếp ảnh gia mới làm quen với ảnh RAW.
- Ở định dạng độc quyền
Các tệp RAW thường được ghi ở định dạng độc quyền, có nghĩa là các nhà sản xuất máy ảnh chưa chính thức tiết lộ cách dữ liệu thô có thể được chuyển đổi.
Các công ty như Adobe cần phải cấp phép cho phần mềm để giải mã tệp RAW giúp quá trình sử dụng của người dùng thêm tiện lợi. Đối với máy ảnh Canon, định dạng RAW là .CR2 còn Nikon là .NEF.
Nhược điểm file RAW
2. Cách mở file RAW
Bước 1: Nhấn chuột phải vào file RAW bất kỳ.
Bước 2: Chọn Open with > Chọn phần mềm, chương trình bạn muốn mở.
Ngoài ra bạn có thể chọn Choose another App để chọn mở với chương trình khác
3. Phần mềm đọc và chỉnh sửa file RAW
Adobe Photoshop
Adobe Photoshop hay Ps chắc chắn sẽ là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong việc thiết kế hình ảnh. Ngoài chức năng tạo ra những tác phẩm hình ảnh sáng tạo và sinh động, Ps còn được sử dụng để chỉnh sửa file RAW. Không những hỗ trợ nhiều định dạng file hình ảnh khác, Adobe Photoshop sẽ giúp bạn đọc cả file RAW.
- Nền tảng: Windows, macOS.
- Nhà phát hành: Adobe.
- Dung lượng: ~1.5GB.
- Đặc điểm nổi bật:
+ Hỗ trợ đầy đủ công cụ chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.
+ Có thể dùng trong cắt, ghép, xoay, thiết kế ảnh và cả logo.
+ Giúp bạn xóa phông, làm mờ nền, tách ảnh khỏi nền.
+ Cắt, ghép, sáng tạo từ nhiều hình ảnh khác nhau tạo ra một tác phẩm riêng biệt.
+ Chèn chữ, kẻ khung, tạo viền chữ sinh động.
+ Tô màu, đổi màu cho đối tượng ảnh.
Tải Adobe Photoshop TẠI ĐÂY.
Ps là phần mềm nổi tiếng đối với giới thiết kế ấn phẩm
Adobe Lightroom
Một phần mềm nổi tiếng khác đến từ nhà Adobe chính là Adobe Lightroom (Lr). Đây là một phần mềm chỉnh sửa, xử lý ảnh RAW chuyên nghiệp đang được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia. Với Lr bạn có thể dùng nhiều công cụ chỉnh sửa ảnh, dễ dàng loại bỏ đi các khuyết điểm ảnh không mong muốn. Chỉnh màu tự nhiên, sinh động tùy theo ý thích.
- Nền tảng: Windows 7 trở lên, macOS 10.12 trở lên.
- Nhà phát hành: Adobe.
- Dung lượng: Windows ~ 2.25 GB, macOS ~ 2 GB.
- Đặc điểm nổi bật:
+ Hỗ trợ chỉnh sửa ảnh RAW, các ảnh quang sai màu, thay đổi siêu dữ liệu và tạo bản sao ảo.
+ Hỗ trợ công cụ loại bỏ mắt đỏ.
+ Có thể kết hợp nhiều ảnh tạo ảnh toàn cảnh bằng tính năng panorama.
+ Có khả năng xếp chồng cho ảnh HDR và ảnh panorama.
+ Tạo ra độ sâu trường ảnh với Depth Range Mask.
+ Tính năng điều chỉnh thông minh dựa trên các đặc điểm về màu sắc và ánh sáng của ảnh.
+ Tự điều chỉnh màu sắc, bộ lọc theo ý thích.
+ Có thể dễ dàng copy công thức chỉnh ảnh cho các bức ảnh khác nhau.
+ Hỗ trợ trên cả điện thoại và máy tính.
Tải Adobe Lightroom TẠI ĐÂY.
Lr còn hỗ trợ trên các thiết bị điện thoại
Luminar
Luminar là một chương trình chỉnh sửa hình ảnh dành cho các tín đồ máy tính MacBook. Tuy nhiên, với sự phát triển hiện nay, Luminar đã có mặt trên hệ điều hành Windows. Với chương trình này, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa ảnh cùng nhiều hiệu ứng, cho phép sử dụng đa dạng bộ lọc, chỉnh sửa bầu trời trong ảnh bằng công cụ AI Sky Replacement thông minh.
- Nền tảng: macOS 10.12 trở lên.
- Nhà phát hành: Skylum Software Usa, Inc.
- Dung lượng: 457.8 MB.
- Đặc điểm nổi bật:
+ Hỗ trợ nhiều hiệu ứng Preset ảnh khác nhau.
+ Giúp bạn điều chỉnh độ phơi sáng, độ rõ nét, độ tương phản, vùng sáng và vùng tối.
+ Xóa các đối tượng không mong muốn một cách dễ dàng.
+ Xuất, nhập các định dạng ảnh như: PNG, TIFF, JPEG, JPEG-2000, PSD, PDF.
+ Sử dụng tia nắng làm sáng ảnh.
+ Có thể chỉnh sửa hàng loạt ảnh.
+ Điều chỉnh từng khu vực cụ thế khi sử dụng các tùy chọn tạo mặt nạ.
Tải Luminar TẠI ĐÂY.
Luminar sẽ giúp bạn tạo những đám mây tự nhiên
4. Cách chuyển đổi file RAW
Chuyển file RAW sang JPG, JPEG, PNG trực tuyến
Bước 1: Truy cập Zamzar TẠI ĐÂY.
Bước 2: Chọn Add Files... để chọn hình ảnh bạn muốn chuyển.
Chọn file cần chuyển và nhấn Open
Bước 3: Chọn định dạng bạn muốn chuyển sang ở mục Convert to.
Chọn định dạng muốn chuyển
Bước 4: Nhấn chọn Convert Now để bắt đầu chuyển đổi.
Nhấn Convert Now để chuyển đổi diễn ra
Chuyển file RAW sang JPG, JPEG, PNG bằng Photoshop
Bước 1: Khởi động phần mềm Photoshop > Chọn mục File trên góc trái màn hình > Chọn Open.
Bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + O
Bước 2: Chọn ảnh RAW bạn muốn chuyển đổi.
Chọn ảnh muốn chuyển chọn Mở
Bước 3: Vào mục File > Chọn Save As.
Vào lại mục File và chọn Lưu lại với định dạng mong muốn
Bước 4: Bấm vào ô ngay mục Save as type > Chọn định dạng bạn muốn đổi sang > Chọn Save.
Nhấn mũi tên và chọn định dạng muốn chuyển sang
5. Có nên lưu ảnh dưới định dạng file RAW khi chụp hình không?
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng ảnh của bạn, dưới đây là một sẽ lưu ý khi bạn lưu ảnh dạng file RAW:
- File RAW của mỗi loại máy ảnh là khác nhau thậm chí trong cùng một hãng .
- Phần mềm để xử lý các file RAW của mỗi loại máy ảnh là khác nhau và thường đi kèm trong đĩa CD khi bán máy.
- Khi chụp một tấm ảnh hơi bị thiếu sáng bằng file RAW chẳng hạn, nếu bạn dùng phần mềm xử lý file RAW thì có thể đẩy độ sáng lên 1-2 stops để cứu lại các chi tiết vùng tối mà bố cục toàn tấm ảnh vẫn tốt, còn nếu chụp bằng JPEG thì chưa chắc .
- Khi tăng nét hay chỉnh sáng tối, màu sắc ở file RAW bao giờ cũng đạt chất lượng cao hơn khi chỉnh bằng file JPEG trong Photoshop.
- Khi tấm ảnh của bạn may mắn được mua hay có vấn đề tranh cãi về bản quyền thì bao giờ người ta cũng hỏi về file RAW của tấm ảnh.
Có nên lưu ảnh dưới định dạng file Raw khi chụp hình không
Lưu ý: Mọi người khi chuyển đổi từ file RAW sang JPEG nên dùng đúng phần mềm chỉ định của chính hãng, chất lượng ảnh bao giờ cũng tốt hơn là dùng Lightroom hay camera RAW của Photoshop.
6. Sự khác nhau giữa ảnh RAW và JPEG
Ảnh RAW | Ảnh JPEG | |
Dung lượng | Dung lượng nặng | Nhẹ hơn ảnh RAW |
Quy ước | Định dạng RAW thì không có một quy ước cụ thể. Mỗi hãng máy ảnh lại có phần đuôi mở rộng riêng. Ví dụ như định dạng RAW của Canon có đuôi mở rộng là “.CR2” và của Sony có đuôi là “.ARW”, của Nikon có đuôi là “.NEF”… | Định dạng ảnh JPEG trên máy ảnh được quy ước chung trên toàn thế giới bao gồm tên file và phần đuôi mở rộng có tên là “.jpg” |
Xem ảnh | Ảnh RAW thì không phải thiết bị nào cũng có thể xem được. Nếu muốn xem file ảnh RAW, thì cần phải cài thêm phần mềm hỗ trợ đọc định dạng RAW. Ngay cả khi chính thiết bị máy ảnh đó tạo ra ảnh, đôi khi cũng không đọc được định dạng ảnh này. Đó cũng là lý do khiến một số loại máy ảnh không có chế độ chụp và lưu chỉ riêng file RAW. | Ảnh JPEG có thể xem được bằng toàn bộ các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, máy tính và cả máy ảnh,… |
Chỉnh sửa hậu kỳ | Ảnh RAW có phạm vi chỉnh sửa tốt hơn nhiều so với ảnh định dạng JPEG. Khi chỉnh sửa hậu kỳ, ảnh RAW giúp người dùng sử dụng tốt khả năng kéo lại những phần sáng và tối rất tốt. Không dễ làm hư chi tiết ảnh. | Khi chỉnh sửa hậu kỳ, ảnh JPEG có khả năng chỉnh sửa không tốt bằng ảnh RAW, dễ bị hư các chi tiết ảnh. |
Quà 365.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá Lenovo Ideapad Slim 3 15IAH8 i5 12450H (83ER000EVN) 13.890.000₫ 15.990.000₫ -13%Quà 365.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá Asus Vivobook Go 15 E1504FA R5 7520U (NJ776W)Online giá rẻ quá
12.390.000₫ 14.490.000₫ -14%Quà 590.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá HP 15 fd0303TU i3 1315U (A2NL4PA) 11.890.000₫ 13.490.000₫ -11%Quà 300.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá Acer Aspire 3 A315 44P R9W8 R7 5700U (NX.KSJSV.002) 10.990.000₫ 12.990.000₫ -15%Quà 200.000₫
Trả chậm 0% Acer Aspire Lite 14 51M 59BN i5 1235U (NX.KTXSV.001) 13.990.000₫ 14.990.000₫ -6%Quà 200.000₫
Trả chậm 0% Giá rẻ quá Lenovo Ideapad Slim 3 15AMN8 R5 7520U (82XQ00J0VN) 11.990.000₫ 14.390.000₫ -16%Quà 300.000₫
Trả góp 0% Giá rẻ quá HP 15 fc0085AU R5 7430U (A6VV8PA) 12.990.000₫ 15.190.000₫ -14%Quà 365.000₫
Xem thêm sản phẩm LaptopXem thêm:
- Cách thay đổi kích thước ảnh đơn giản trong macOS với Preview
- Chế độ chụp ảnh RAW trên smartphone
- File HEIC là gì? Cách mở và chuyển đổi sang JPG, PNG trên Windows
Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn hiểu rõ hơn RAW là gì? Có nên lưu ảnh dưới định dạng file RAW khi chụp hình không? Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.
Từ khóa » Chụp ảnh Raw Là Gì
-
Chế độ Chụp ảnh RAW Trên điện Thoại Là Gì?
-
Lí Do Nên Lưu ảnh Bằng File RAW Khi Chụp Hình
-
Ảnh RAW Là Gì? Vì Sao Bạn Nên Sử Dụng Nó Khi Chụp ảnh - Phong Vũ
-
RAW Là Gì? Ảnh RAW Là ảnh Gì? So Sánh RAW Và JPEG
-
Có Nên Chụp ảnh Chế độ RAW Hay Không?
-
Ảnh RAW Là Gì? Có Nên Lưu ảnh RAW Khi Chụp Hình Không?
-
Ảnh RAW Là Gì, điện Thoại Có Nên Chụp RAW? - VnReview
-
Phân Biệt Ảnh RAW Và JPEG? Đâu Là Định Dạng Phù Hợp Với Bạn?
-
File Raw Là Gì, Có Nên Chụp File Raw? | Aphoto
-
Khái Niệm định Dạng ảnh RAW Và JPEG - Vua Nhiếp ảnh
-
[Học Chụp ảnh] Tìm Hiểu Về định Dạng ảnh Raw
-
RAW (định Dạng ảnh) – Wikipedia Tiếng Việt
-
RAW Là Gì? Định Dạng ảnh Của Dân Photographer Có Gì
-
Ảnh RAW Là Gì? - LOGICO