FLC Báo Lỗ 465 Tỷ đồng 3 Tháng đầu Năm

qqwq

FLC báo lỗ 465 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2022. Ảnh: FLC.

Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2022 với doanh thu thuần 1.085 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Kinh doanh dưới giá vốn khiến FLC lỗ gộp hơn 14 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 108 tỷ.

Trong 3 tháng đầu năm 2022, chi phí tài chính của FLC tăng mạnh lên 161 tỷ đồng, gấp gần ba lần cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do tăng chi phí lãi vay và dự phòng các khoản đầu tư. Ngoài ra, FLC còn chịu lỗ 265 tỷ đồng vì khoản đầu tư trong các công ty liên doanh - liên kết, trong khi quý I năm ngoái khoản mục này có lãi gần 18 tỷ đồng.

Bài liên quan Đơn vị kiểm toán cho FLC bị đình chỉ tư cách kiểm toánĐơn vị kiểm toán cho FLC bị đình chỉ tư cách kiểm toán

Với các kết quả trên, FLC báo lỗ 465 tỷ đồng quý I, trong khi cùng kỳ lãi gần 43 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ sâu nhất mà FLC phải chịu kể từ quý II/2020.

Mặc dù vậy, so với thời điểm đầu năm, tổng tài sản của FLC vẫn tăng khoảng 5%, đạt gần 35.500 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền ở mức 291 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn với 14.898 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh thua lỗ của quý I là nguyên nhân chính khiến cho vốn chủ sở hữu của FLC giảm từ 9.723 tỷ đồng vào ngày đầu năm xuống còn 9.354 tỷ đồng tại ngày cuối tháng 3.

Đáng chú ý, nợ phải trả của FLC tăng thêm gần 2.100 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn (1.207 tỷ đồng) và vay ngắn hạn (1.169 tỷ đồng). Nợ vay hiện vào mức 7.100 tỷ đồng, bao gồm 3.204 tỷ dư nợ ngắn hạn và 4.106 tỷ dư nợ dài hạn.

Giải trình về kết quả này, FLC cho biết doanh thu giảm do doanh nghiệp đang phải tiến hành tái cơ cấu mảng kinh doanh thương mại. Quan trọng hơn, ảnh hưởng của dịch bệnh với tỷ lệ F0 COVID-19 tăng đột biến trong giai đoạn đầu năm đã làm hạn chế số lượng nhân công trực tiếp thi công, khiến doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ bàn giao một số dự án bất động sản và không kịp ghi nhận doanh thu trong quý I/2022.

Yếu tố dịch bệnh cũng tiếp tục ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của FLC trong nhiều lĩnh vực như du lịch, hàng không. Các mảng này chỉ thực sự khởi sắc từ cuối quý I trở đi, sau khi nhiều biện pháp hạn chế về đường bay, du lịch… dần dần được gỡ bỏ gần đây.

Bài liên quan 1.150 tỷ đồng trái phiếu chảy về FLC1.150 tỷ đồng trái phiếu chảy về FLC

Mới đây, FLC cũng cho biết tập đoàn đang xúc tiến pháp lý khoảng 300 dự án trên hơn 40 tỉnh thành cả nước và tiếp tục mở rộng quỹ đất từ Bắc vào Nam.

Đặc biệt, trong năm 2022, doanh nghiệp sẽ chính thức triển khai gần 25 dự án mới tại nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ…Trong số này, có các dự án hợp phần mới từ những đại dự án đã và đang được FLC triển khai như FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn…

Về kế hoạch kinh doanh, FLC đặt mục tiêu doanh thu gần 27.000 tỷ đồng, lợi nhuận 2.100 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu doanh thu lớn nhất thuộc về lĩnh vực bất động sản, với mục tiêu hơn 18.000 tỷ đồng; chiếm hơn 67% tổng doanh thu. Các lĩnh vực thương mại, sản xuất, du lịch và các dịch vụ khác dự tính đóng góp gần 33% doanh thu.

Bài liên quan Không có chuyện 'đánh chuột để vỡ bình' trong xử lý vụ án FLC, Tân Hoàng MinhKhông có chuyện 'đánh chuột để vỡ bình' trong xử lý vụ án FLC, Tân Hoàng Minh Thị trường giảm không phanh, nhóm FLC ngược dòng tăng mạnhThị trường giảm không phanh, nhóm FLC ngược dòng tăng mạnh Đơn vị kiểm toán cho FLC bị đình chỉ tư cách kiểm toánĐơn vị kiểm toán cho FLC bị đình chỉ tư cách kiểm toán Bộ Công An tìm nhà đầu tư bị thiệt hại bởi cổ phiếu FLCBộ Công An tìm nhà đầu tư bị thiệt hại bởi cổ phiếu FLC

Từ khóa » Flc Lỗ Quý 2