FLC Gán Nợ Tòa Nhà Trụ Sở Cho OCB - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn
(KTSG Online) – Ngày 6-5 vừa qua, Tập đoàn FLC công bố thông tin công văn về việc cải chính và bổ sung thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nội dung công văn thể hiện nhiều giao dịch vay vốn bằng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, kể cả việc gán nợ tòa nhà trụ sở cho OCB.
- OCB đang thu hồi nợ của FLC và Đại Nam
Công văn với độ dài 326 trang này nêu rõ nhiều nghị quyết mà Hội đồng quản trị (HĐQT) của FLC đã họp trong năm 2020 và 2021, bổ sung và điều chỉnh thông tin trong báo cáo tình hình quản trị năm 2020, 2021, thông tin giao dịch giữa người nội bộ công ty, người liên quan của người nội bộ với công ty con, công ty do FLC nắm quyền kiểm soát.
Nội dung của các nghị quyết HĐQT chủ yếu là về việc FLC đứng ra bảo đảm, bảo lãnh cho các nghĩa vụ tài chính để các doanh nghiệp liên quan vay vốn như Bamboo Airways, FLC Faros, FLCHomes, FLC Stone (mã chứng khoán AMD). Các nhà băng cho vay bao gồm OCB, Vietinbank, BIDV, Vietcombank, MB,…
Đáng chú ý, theo Nghị quyết 61B của HĐQT ban hành tháng 9-11-2020 do cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết ký, FLC đã dùng tòa nhà là trụ sở tại 265 Cầu Giấy (Hà Nội) để gán nợ cho Ngân hàng OCB.
Đây là tài sản của FLC và FLCHomes, cũng là tòa nhà mà FLC, Bamboo Airways đặt trụ sở, được sử dụng để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ bao gồm dư nợ gốc, lãi, dư nợ quá hạn (nếu có) của FLC, FLC Faros, FLCHomes, Bamboo Airways tại OCB, phát sinh từ tất cả các hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng cấp bảo lãnh, văn bản tín dụng được ký kết giữa FLC, FLC Faros, FLCHomes, FLC Sotne và Bamboo Airways tinsh đến thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản.
Sau khi gán nợ, FLC thuê lại một phần tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại này từ chính OCB để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn và các bên thứ ba do FLC chỉ định. Tòa nhà này do FLC xây dựng từ năm 2015, tổng vốn đầu tư 5.200 tỉ đồng và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2019, diện tích sử dụng hơn 100.000 m2.
Trước đó hai tháng, HĐQT của FLC cũng ban hành Nghị quyết 51B ngày 21-9-2020, thông qua việc sử dụng tài sản đảm bảo là sàn thương phẩm kinh doanh hình thành trong tương lai của 3 tầng hầm, 6 tầng trung tâm thương mại (từ tầng 1-6), khu tháp văn phòng (từ tầng 7-17 và tầng 21-38) để đảm bảo cho Bamboo Airways vay vốn tại OCB chi nhánh Thăng Long.
Liên quan đến khoản nợ của FLC, thông tin trước đó tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, cho biết ngân hàng đang thương thảo để thu nợ của tập đoàn FLC trước hạn, dự kiến từ 1.200-1.500 tỉ đồng.
Theo ông Tùng, số tài sản đảm bảo bằng bất động sản là trên 2.000 tỉ đồng, đất đai nhận là có sổ cấp cho chủ đầu tư chứ không phải hình thành trong tương lai. Khoản vay của FLC chủ yếu là vay đầu tư vào dự án, ngoài ra có cho vay ngắn hạn vốn lưu động với Bamboo Airways, nhưng không nhiều.
Bên cạnh việc công bố các giao dịch vay nợ, FLC cũng cải chính thông tin về báo cáo tài chính bán niên năm 2021 với các khoản mục doanh thu điều chỉnh giảm 550 tỉ đồng. “Nguyên nhân của sự chênh lệch là do công ty phân loại nhầm khoản góp vôn bằng tài sản vào công ty liên kết trên mục doanh thu bán hàng và mục giá vốn hàng bán thay vì ghi nhận giá trị thuần của khoản góp vốn này vào mục thu nhập khác. Tuy nhiên, việc này không làm ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên báo cáo tài chính”, văn bản của FLC có đoạn.
Trong diễn biến có liên quan, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa công bố quyết định chuyển cổ phiếu FLC từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 12-5-2022, vì chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Trước đó, ngày 24-3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt Tập đoàn FLC tổng cộng 370 triệu đồng vì các vi phạm liên quan tới công bố thông tin như công bố thông tin sai lệch, không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật, hoặc công bố thông tin không đầy đủ nội dung. Đồng thời cơ quan quản lý cũng yêu cầu FLC phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như công bố bổ sung thông tin và cải chính những thông tin đã công bố sai lệch.
Từ khóa » Flc Nợ Bao Nhiêu
-
Các Khoản Nợ Của Tập đoàn FLC Liệu Có đáng Lo Ngại? | Tài Chính
-
Những Chủ Nợ Nghìn Tỷ Của FLC - VietNamNet
-
Sacombank đã Thu Nợ Hơn 2.600 Tỉ đồng Của Tập đoàn FLC, Một ...
-
Các Khoản Nợ Của Tập đoàn FLC Có đáng Lo Ngại?
-
Ai Là Chủ Nợ Lớn Nhất Của FLC? - Tài Chính - Chứng Khoán - Zing News
-
Các Chủ Nợ Nói Gì Về Khoản Vay Của FLC? - Báo Thanh Niên
-
Chủ Nợ Lớn Nhất Của FLC Lên Tiếng Sau Khi ông Trịnh Văn Quyết Bị Bắt
-
Sacombank Muốn Thu Hết Nợ Của FLC Trong Tháng Sau - VnExpress
-
Tách Bạch Chuyện ở FLC | MBS
-
Nhiều Ngân Hàng Muốn Thu Nợ Trước Hạn, FLC Lấy Tiền đâu để Trả ...
-
FLC Muốn Mua Lại Trụ Sở đã Gán Nợ Cho OCB - VnExpress Kinh Doanh
-
Điều Gì Nằm Sau Cái Bắt Tay Của Ngân Hàng OCB Và Tập đoàn FLC?
-
Dù Không Quá Rủi Ro, Hàng Nghìn Tỷ đồng Nợ Vay Của FLC Bị Nhiều ...
-
Sacombank đã Thu Hồi được Bao Nhiêu Nợ Từ FLC Của ông Trịnh ...