FMCG Là Gì? Ngành FMCG Tại Việt Nam HậuCovid-19

Ngành hàng FMCG nghe có vẻ trừu tượng, nhưng lại là ngành hàng quan trọng và thân thuộc nhất với cuộc sống hàng ngày của ta đấy. Nếu bạn tự hỏi: FMCG là gì? Đặc điểm của ngành hàng này ra sao? Tổng quan về ngành FMCG tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Vậy hãy tiếp tục theo dõi bài viết sau đây. Dịch vụ backlink giá rẻ, chất lượng Dịch vụ SEO tổng thể Hà Nội cách nghiên cứu từ khóa google Hướng dẫn SEO web lên google Công cụ tìm kiếm từ khóa mua backlink seo tổng thể Dịch vụ SEO Google Map Dịch vụ SEO Entity Dịch vụ seo tại hà nội Chuyên nghiệp, giá rẻ

Mục lục

Toggle
  • FMCG là gì?
  • Các công ty FMCG tại Việt Nam
    • Công ty FMCG tại Việt Nam – Nestle
    • Vinamilk – Nhóm ngành sữa và sản phẩm từ sữa
    • Masan – Nhóm ngành thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn
    • Acecook – Nhóm ngành thực phẩm đóng gói
    • Unilever – Nhóm ngành hàng tiêu dùng chăm sóc sức khỏe
  • Tổng quan về đặc điểm ngành FMCG
    • Khối lượng bán lớn, lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp
    • Mạng lưới phân phối rộng khắp
    • Cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất
    • Ngành FMCG có nhiều thay đổi trong thời đại ngày nay
  • Xu hướng thị trường FMCG Việt Nam năm 2022
    • Sản phẩm thân thiện với môi trường
    • Sản phẩm phi giới tính, dành cho cả nam và nữ
    • Sản phẩm tốt cho sức khỏe
    • Ứng dụng công nghệ trong phân phối sản phẩm
  • Lời kết

FMCG là gì?

FMCG là viết tắt của từ Fast Moving Consumer Good – được hiểu nghĩa là: ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đó là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được sử dụng hàng ngày, được bán với số lượng lớn với mức chi phí bình dân khi đưa ra thị trường (siêu thị, chợ, cửa hàng…). Nói đến các công ty ngành FMCG là nói đến những đơn vị sản xuất các mặt hàng thiết yếu như: dầu gội, kem đáng răng, sửa tắm, kem dưỡng da, đồ ăn hàng ngày… hay là xăng xe, dầu nhớt, card điện thoại…

Ngành FMCG gồm 4 lĩnh vực lớn:

  • Sản phẩm gia dụng
  • Sản phẩm ăn uống
  • Đồ chăm sóc sức khỏe cơ bản
  • Đồ tiêu dùng cá nhân

Một số nhãn hiệu trong ngành FMCG mà ta bắt gặp hàng ngày như bột giặt OMO, sữa tắm Dove, sữa tươi Vinamilk, mì Hảo Hảo…

=>> Chiến lược marketing của Vinamilk đã thành công nhờ đâu?

Một số thương hiệu của công ty hoạt động trong ngành FMCG 
Một số thương hiệu của công ty hoạt động trong ngành FMCG

Hàng tiêu dùng chính là sản phẩm của ngành FMCG, được chia làm 3 loại:

  • Hàng tiêu dùng bền lâu: thời gian sử dụng từ 3 năm trở lên
  • Hàng hóa tiêu dùng không thể sửa chửa được: thời gian sử dụng dưới 1 năm, thường được tiêu thụ ngay lập tức
  • Dịch vụ

Các công ty FMCG tại Việt Nam

Các công ty FMCG tại Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất có thể tới như:

Công ty FMCG tại Việt Nam – Nestle

Nestlé có CRP đạt 32,7 triệu điểm tại bốn thành phố trọng điểm và trở thành thương hiệu được lựa chọn nhiều thứ tư tại các thành phố đô thị này. CRP của Nestlé ở các tỉnh nông thôn là 78,4 triệu điểm. Thương hiệu cốt lõi của Nestlé – Milo, được tiêu thụ chủ yếu ở các thành phố, đô thị, đứng thứ 9 trong danh sách các thương hiệu FMCG được lựa chọn nhiều nhất về tỷ lệ thâm nhập.

Công ty FMCG tại Việt Nam - Nestle

Vinamilk – Nhóm ngành sữa và sản phẩm từ sữa

Vinamilk là thương hiệu FMCG được lựa chọn nhiều nhất tại 4 thành phố trọng điểm ở Việt Nam, với điểm tiếp cận người tiêu dùng (CRP) là 70,5 triệu điểm. Ở khu vực nông thôn, Vinamilk là thương hiệu được lựa chọn nhiều thứ ba, với 238,4 triệu điểm. Tỷ lệ thâm nhập của Vinamilk ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 90,4% và 73,2%.

Masan – Nhóm ngành thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn

Masan Consumer là top 10công ty FMCG tại Việt Nam ngành thực phẩm uy tín nhất. Masan được lựa chọn nhiều thứ ba tại bốn thành phố trọng điểm và đứng thứ hai ở khu vực nông thôn. CRP của Masan Consumer lần lượt đạt 42,3 triệu và 319,5 triệu điểm. Trong đó, Chinsu và Nam Ngư là hai sản phẩm nước chấm nổi tiếng nhất của Masan, đứng thứ hai và thứ ba về tỷ lệ thâm nhập thị trường các tỉnh nông thôn, lần lượt là 77,3% và 75,8%.

Masan - Công ty FMCG ngành thực phẩm đóng gói

Acecook – Nhóm ngành thực phẩm đóng gói

Việt Nam là một thị trường tiêu thụ mì ăn liền mạnh nhất nhì khu vực Đông Nam Á, thậm chí sức tiêu thụ còn tăng nhanh chóng mặt trong 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành. Mặc dù số lượng lớn mì ăn liền từ những thương hiệu khác vẫn được bán trên thị trường, nhưng Acecook vẫn là công ty FMCG được lựa chọn nhiều nhất ở khu vực thành thị và nông thôn. Theo thống kê, CRP của Acecook tại 4 thành phố trọng điểm là 24,5 triệu điểm và mì gói Hảo Hảo – sản phẩm cốt lõi của Acecook, đạt tỷ lệ thâm nhập 78,8% tại khu vực thành thị, trở thành thương hiệu FMCG được lựa chọn nhiều thứ hai.

Unilever – Nhóm ngành hàng tiêu dùng chăm sóc sức khỏe

Unilever đứng thứ hai ở thành thị với 55,1 triệu CRP và đứng đầu ở khu vực nông thôn với 321,3 triệu CRP. Trong đó P/S – nhãn hiệu kem đánh răng nổi tiếng của Unilever có tỷ lệ thâm nhập 83% ở khu vực nông thôn. Sản phẩm Sunlight – nhãn hiệu chất tẩy rửa dành cho máy rửa bát thuộc Unilever là nhãn hiệu FMCG được lựa chọn nhiều nhất ở khu vực thành thị về tỷ lệ thâm nhập, với tỷ lệ 72,9%.

Bên cạnh đó, Heineken, Suntory, C.P, Lavie, Vinacafe, Hương Sen, Habeco,… cũng là các công ty FMCG tại Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

Công ty FMCG tại Việt Nam - Unilever

Tổng quan về đặc điểm ngành FMCG

 Để hiểu thêm về ngành FMCG – hàng tiêu dùng nhanh, ta cũng điểm qua một vài đặc điểm của ngành này.

Ngành FMCG
Là những sản phẩm thiết yếu, giá rẻ

Đúng như khái niệm của thuật ngữ FMCG, các mặt hàng của ngành hàng tiêu dùng nhanh là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, cần thiết cho cuộc sống. Thường được đóng gói với khối lượng nhỏ, giá thành rẻ để khách hàng dễ dàng mua sắm, sử dụng thường xuyên và liên tục. Vậy nên các sản phẩm cũng có thời gian sử dụng ngắn và bán rất nhanh.

Khối lượng bán lớn, lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp

Do mặt hàng FMCG là hàng được sử dụng hàng ngày và liên tục, nên công ty sản xuất đặt mức lợi nhuận nhỏ trên từng sản phẩm bán lẻ,  để kích thích khách hàng mua sắm. Nhưng bù lại tổng số lượng sản xuất và bán ra của sản phẩm lại là con số khổng lồ. Mang đến tổng lợi nhuận vô cùng lớn, là mảnh đất màu mỡ trù phú cho nhiều doanh nghiệp.

Mạng lưới phân phối rộng khắp

Để đáp ứng đúng tiêu chí thiết yếu và tiện dụng, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng FMCG vận chuyển đến nhà phân phối, rồi lại chuyển tiếp đến các nhà bán lẻ trên mạng lưới thị trường rộng lớn. Làm sao cho sản phẩm luôn có sẵn ở siêu thị, khu chợ, cửa hàng bán lẻ… thuận tiện cho việc mua sắm của khách hàng.

Kênh phân phối rất quan trong trong ngành và cũng chiếm một phần tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

Cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất

Vì là vùng đất màu mỡ nên không thiếu những doanh nghiệp lớn nhỏ muốn thử sức. Vì vậy ngành FMCG có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Tuy rất đa dạng về ngành hàng, chủng loại, sản phẩm tuy nhiên số lượng nhãn hàng cũng vô cùng lớn.

Với giá cả, công dụng giữa các nhãn hàng đều tương đối giống nhau. Vậy làm sao để nhiều người biết đến và sử dụng sản phẩm là vấn đề then chốt cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Một số cách như quảng bá sản phẩm, khẳng định quyền thương hiệu, thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm… đều đã được sử dụng và mang lại hiệu quả.

=>> Cách để tạo nên các hình thức khuyến mãi hấp dẫn

Ngành FMCG có nhiều thay đổi trong thời đại ngày nay

Khi thời thế thay đổi, bạn không theo kịp thời đại hiển nhiên là bạn sẽ bị bỏ lại. Ngành tiêu dùng nhanh là ngành chạy theo “thị hiếu số đông”, vì vậy đã trên đường đua bạn phải theo sát nhu cầu thị trường theo ngày, giờ.

Chỉ cần một thiết bị thông minh cho tất cả hoạt động mua hàng
Chỉ cần một thiết bị thông minh cho tất cả hoạt động mua hàng

Ngày nay là thời của công nghệ số, thương mại điện tử đang là xu hướng toàn cầu. Theo nghiên cứu cho thấy số lượng người mua hàng tìm kiếm sản phẩm trên internet chiếm đến hơn 80% và 60% quyết định mua hàng trực tuyến. Vậy nên các doanh nghiệp trong ngành nên tích cực quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình trên mọi trang thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm tốt, an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường… đòi hỏi các nhà sản xuất FMCG có những nghiên cứu đổi mới sản phẩm cho phù hợp

Xu hướng thị trường FMCG Việt Nam năm 2022

Theo dự báo, ngành hàng tiêu dùng nhanh toàn cầu từ năm 2017 – 2022 sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 6% – 7%/năm. Tốc độ FMCG tại Việt Nam đến năm 2022 sẽ tăng trưởng 8% mỗi năm, đây là tốc độ tăng trưởng ngang bằng với các quốc gia phát triển. Với đặc điểm là sản phẩm luôn có tồn kho lớn, mọi thương hiệu FMCG đều nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ bằng các phương thức marketing. Và đây là những xu hướng nổi bật của ngành FMCG tại Việt Nam:

Sản phẩm thân thiện với môi trường

Khi quảng bá cho sản phẩm FMCG, rất nhiều hãng đã quyết định đưa yếu tố thân thiện với môi trường lên làm thông điệp chủ đạo. Những sản phẩm có nguồn gốc xanh, không gây tổn hại cho môi trường chính là biện pháp để xoa dịu những căng thẳng về ô nhiễm trong quá trình sản xuất, tạo thiện cảm với người tiêu dùng. Tuy nhiên sự thân thiện này không nên là những khẩu hiệu sáo rỗng mà phải là những sản phẩm eco-friendly đích thực, đi kèm với những động thái giảm ô nhiễm thiết thực từ phía nhà sản xuất.

>> Xem thêm: Những bài viết giới thiệu sản phẩm hay

Những xu hướng trong ngành FMCG

Sản phẩm phi giới tính, dành cho cả nam và nữ

Nhiều sản phẩm trong lĩnh vực thời trang, làm đẹp ngày càng hướng tới vẻ đẹp không phân biệt giới tính, nghĩa là cả nam và nữ đều dùng được. Điều này giúp những sản phẩm nhanh được tiêu thụ còn nhanh hơn khi người mua không cần đắn đo về mẫu mã và công năng. Ngoài ra những thay đổi quan điểm về bản sắc cá nhân và giới tính đang tạo ra những cơ hội mới mẻ cho FMCG marketing.

=>> Xem thêm: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng

Những xu hướng trong ngành FMCG

Sản phẩm tốt cho sức khỏe

Sản phẩm tiêu dùng nhanh không có nghĩa là không tốt cho sức khỏe. Hiện nay sức khỏe là vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu, họ luôn nghi ngờ rằng sản phẩm họ dùng có chứa hóa chất gây hại hay không, có thực sự an toàn hay không, có tốt cho sức khỏe như quảng cáo hay không. Những công ty FMCG, đặc biệt là các nhà sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, đang tập trung hơn vào việc cắt giảm lượng đường, chất béo, tìm nguồn nguyên liệu thay thế tốt cho sức khỏe. Người tiêu dùng cũng có xu hướng quan tâm hơn đến các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ.

=>>Xem thêm: Những bài quảng cáo hay trên Facebook

Những xu hướng trong ngành FMCG

Ứng dụng công nghệ trong phân phối sản phẩm

Tiêu dùng nhanh không chỉ cần nhanh mà còn phải tiện lợi, khả năng đáp ứng khách hàng càng nhanh thì càng có sức cạnh tranh lớn. Với sức mạnh của công nghệ, hiện nay đa phần các sản phẩm FMCG đều có thể được mua qua mạng trong nháy mắt. Tốc độ tăng trưởng của ngành FMCG online được dự báo là vượt trội so với FMCG truyền thống. Các nhà sản xuất, nhà phân phối FMCG có xu hướng ứng dụng công nghệ để tạo điều kiện cho người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, chọn hàng hóa và thanh toán một cách thuận tiện nhất.

Lời kết

Hi vọng những thông tin mà Giải Pháp Marketing cung cấp có thể giúp bạn hiểu thêm về ngành hàng FMCG và từ đó có những định hướng và chiến lược riêng cho doanh nghiệp của mình.

Những bài viết bổ ích khác:

  • Điểm đặc sắc trong chiến lược marketing của Coca-Cola tại Việt Nam
  • Rich media là gì? Các loại hình rich media phổ biến
  • Saleforce là gì? 7 lý do saleforce thành công
Nguyễn Hồng Kỳ

Tôi là Nguyễn Hồng Kỳ, Founder của Giải Pháp Marketing. Blog của tôi chia sẻ các kiến thức về Marketing – Khởi nghiệp – Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ hơn 10 năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực – Công ty từ quy mô Start-up tới tập đoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hotline: 0828822226

Bài nổi bật Top 9 địa chỉ cung cấp dịch vụ SEO Hà Nội uy tín nhất Top 9 địa chỉ cung cấp dịch vụ SEO Hà Nội uy tín nhất Top 10 công ty SEO Hà Nội uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp Top 10 công ty SEO Hà Nội uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp Market size là gì? Các bước xác định quy mô thị trường cho doanh nghiệp Market size là gì? Các bước xác định quy mô thị trường cho doanh nghiệp Affiliate marketing là gì? Cách làm Affiliate marketing đơn giản nhất Affiliate marketing là gì? Cách làm Affiliate marketing đơn giản nhất Chiến lược marketing của Shopee – Cách chiếm lĩnh thị trường Chiến lược marketing của Shopee – Cách chiếm lĩnh thị trường Chiến lược marketing của Tiki – Màn thoát xác ngoạn mục Chiến lược marketing của Tiki – Màn thoát xác ngoạn mục Từ khóa:

Từ khóa » Ngành Tiêu Dùng Fmcg