FMEA - Phân Tích Mô Hình Lỗi Sai Và ảnh Hưởng Của Nó đến Hoạt ...

FMEA là gì? Là quá trình xem xét nhiều thành phần, tổ hợp và hệ thống để xác định các chế độ lỗi tiềm năng, nguyên nhân và hậu quả của chúng. FMEA là một loại đánh giá rủi ro sử dụng cách tiếp cận từng bước để xác định.

Mục lục

  • FMEA là gì?
  • Mối quan hệ giữa FMEA và các phương pháp giải quyết vấn đề khác
  • Phân loại FMEA
    • FMEA thiết kế (DFMEA – Design FMEA)
    • FMEA quy trình (PFMEA – Process FMEA)
  • Tại sao cần phải thực hiện phân tích hư hỏng và tác động?
  • Các bước thực hiện FMEA

FMEA là gì?

FMEA là viết tắt của Failure Mode, Effects and Criticity Analysis, có nghĩa là phân tích mô hình sai lỗi và ảnh hưởng. FMEA là một loại đánh giá rủi ro sử dụng cách tiếp cận từng bước để xác định các lỗi tiềm ẩn trong thiết kế, quy trình hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nhận dạng này cho phép phân tích để ngăn ngừa hoặc giảm bớt những sai sót trong tương lai. FMEA là một hành động phòng ngừa, có nghĩa là phải được thực hiện trước khi một quy trình hoặc sản phẩm được thiết kế, sửa đổi hoặc áp dụng theo cách mới.

Fmea La Gi Min
FMEA là gì? Khái niệm FMEA
  • Failure (Sai hỏng): Là những thứ chúng ta không mong muốn, là hậu quả của quy trình. Nhưng sai hỏng được nhấn mạnh trong FMEA là sai hỏng dưới dạng tiềm ẩn, chứ không phải là sai hỏng đã xảy ra, có nghĩa là những sai hỏng có thể xảy ra trong tương lai.
  • Mode (Cách thức): Failure mode là cách thức gây ra sai hỏng hoặc kiểu sai hỏng. Chúng ta cũng rất dễ nhầm lẫn giữa từ Failure mode và Defect, trong khi hai từ này hoàn toàn khác biệt nhau. Failure mode tập trung nói về cơ chế, nguyên nhân. Còn Defect thì tập trung nói về vật, nói về số lượng sản phẩm,…
  • Effects (Ảnh hưởng, tác động): Có nghĩa là ảnh hưởng hoặc tác động của sai hỏng lên sản phẩm đầu ra là gì. Ví dụ: Một vết trầy xước, vết cắt trên bán thành phẩm chỉ là lỗi ngoại quan; Nhưng nếu nó là trên bao bì có thể gây thủng dẫn đến hư thành phẩm.
  • Analysis (Phân tích): Có nghĩa là chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân, phân tích rủi ro và hậu quả để từ đó phân loại ưu tiên để đưa ra hướng cải tiến.

Mối quan hệ giữa FMEA và các phương pháp giải quyết vấn đề khác

Khi đến đây, có nhiều bạn có thể tò mò về sự khác biệt giữa việc phân tích các kiểu lỗi trong FMEA và phương pháp phân tích lỗi trong các kỹ thuật giải quyết vấn đề như A4, 8D, 5 Whys, KT, FTA, biểu đồ nhân quả… Điểm khác biệt chủ yếu giữa hai kiểu phân tích này nằm ở khía cạnh thời gian.

Về phía FMEA:

Hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc phân tích các kiểu lỗi tiềm ẩn, những vấn đề chưa xảy ra. Do đó, ưu điểm lớn nhất của FMEA là khả năng đối phó kịp thời, có nghĩa là thực hiện biện pháp khắc phục trước khi sự cố xảy ra.

Còn đối với các phương pháp khác:

Thời gian rất xa xỉ khi gặp sự cố xảy ra với áp lực dừng chuyền, xuất hàng và hủy hàng. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp phân tích FMEA có thể không hiệu quả và các phương pháp khác như A4, 8D, 5 Whys, KT, FTA trở nên hiệu quả hơn. Các phương pháp này đều có những cách tiếp cận vấn đề chặt chẽ, bao gồm cả việc phong tỏa vấn đề, đưa ra các giải pháp khắc phục tạm thời trước khi thực hiện quá trình phân tích tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ

Phân loại FMEA

Hiên tại, có hai loại FMEA chính là FMEA thiết kế (DFMEA) và FMEA quy trình (PFMEA), cụ thể:

FMEA thiết kế (DFMEA – Design FMEA)

FMEA thiết kế có khả năng tìm ra nguyên nhân gây ra trục trặc của sản phẩm, giảm tuổi thọ sản phẩm cũng như các mối quan tâm về quy định và an toàn từ:

  • Thuộc tính vật liệu
  • Dung sai
  • Hình học
  • Giao diện với các thành phần và hệ thống khác
  • Tiếng ồn kỹ thuật như: môi trường, suy thoái, tương tác hệ thống và hồ sơ người dùng.

FMEA quy trình (PFMEA – Process FMEA)

FMEA quy trình (PFMEA) giúp phát hiện các lỗi gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, sự không hài lòng từ khách hàng, giảm độ tin cậy từ quy trình và các mối nguy hại về an toàn môi trường bắt đầu từ:

  • Yếu tố con người
  • Vật liệu sử dụng
  • Máy móc thiết bị sử dụng
  • Hệ thống đo lường tác động đến sự chấp nhận
  • Những phương pháp được theo dõi trong quá trình xử lý

Tại sao cần phải thực hiện phân tích hư hỏng và tác động?

Trong bất cứ quy trình sản xuất ra sản phẩm nào đó thì việc phát hiện ra lỗi sai, hư hỏng càng càng sớm cáng tốt và sẽ ít gây ra tốn kém. Ngược lại, khi lỗi được phát hiện muộn trong giai đoạn phát triển hoặc ra mắt sản phẩm sẽ tác động tàn khốc theo cấp số nhân.

Vì thế, FMEA là một công cụ quan trọng trong phương pháp Lean Six Sigma được áp dụng phổ biến để phát hiện ra các lỗi sớm nhất trong việc thiết kế sản phẩm và quy trình. Dưới đây là một số lợi ích khi áp dụng FMEA, cụ thể:

  • Việc hợp tác giữa thiết kế sản phẩm và quy trình tốt hơn
  • Khả năng xác minh các thay đổi cao hơn
  • Thiết kế cải tiến để sản xuất và lắp ráp (DMF/A)
  • Xác định các hình thức lỗi sai tiềm tàng có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các lỗi này.
  • Đánh giá khả năng phát hiện ra các lỗi sai.
  • Tập trung vào loại trừ các nguyên nhân gây ra lỗi trọng yếu.
  • Gia tăng kinh nghiệm về rủi ro và những tác động của rủi ro

Để triển khai FMEA như thế nào, các bạn xem ngay phần bên dưới:

Các bước thực hiện FMEA

Fmea La Gi 1
Các bước thực hiện FMEA là gì?
  • Bước 1: Xác định quá trình hoặc sản phẩm
  • Bước 2: Xác định yêu cầu thành phẩm/ yêu cầu của quá trình
  • Bước 3: Liệt kê tất cả các kiểu lỗi sai có thể trong chức năng
  • Bước 4: Xác định tác động của các kiểu lỗi sai
  • Bước 5: Đánh giá tính nghiêm trọng
  • Bước 6: Xác định nguyên nhân hình thành các kiểu lỗi sai
  • Bước 7: Đánh giá khả năng xuất hiện của các kiểu lỗi sai
  • Bước 8: Xác định các biện pháp kiểm soát hiện tại
  • Bước 9: Đánh giá khả năng phát hiện ra lỗi sai
  • Bước 10: Tính hệ số rủi ro RPN và chọn ra các kiểu lỗi sai trọng yếu

FMEA là công cụ giúp phát hiện lỗi và giúp ngăn ngừa các tác động hư hỏng cơ bản. Nhưng để áp dụng và hiểu như thế nào còn rất nhiều người đang quan tâm. Chính vì thế, PMS thiết kế ra Khóa Học FMEA – Failure Modes and Effects Analysis nhằm giúp doanh nghiệp tìm ra các sai hỏng trong sản xuất hiệu quả.

Từ khóa » Các Loại Fmea