FPT - Bản Lĩnh Vượt Thách Thức

Tin nóng
  • Sumitomo Corporation đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào Rikkeisoft
  • Hợp tác đầu tư dự án hơn 1 tỷ USD với 4 tập đoàn của Nhật Bản: Dấu ấn vươn mình ra thị trường quốc tế của Kim Oanh Group
  • Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước
  • Bà Lưu Thị Thanh Mẫu: Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài phải hướng đến dài hạn, bền vững
  • Coteccons không muốn trở thành “Big Brother" trong các thương vụ mua bán - sáp nhập
  • [Ảnh] Vinh danh đơn vị tư vấn, doanh nghiệp có chiến lược, thương vụ M&A tiêu biểu
Doanh nghiệp FPT - bản lĩnh vượt thách thức Hà Nguyễn - 31/03/2022 14:29 Kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2021 của FPT của tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam. FPT đã vượt cả thách thức về dịch bệnh lẫn thị trường để ghi nhận mức tăng trưởng nổi bật hơn 20%. TIN LIÊN QUAN
  • FPT Retail trước thách thức mục tiêu lợi nhuận tăng 30%
  • Chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu trợ giá thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir chính hãng
Với thương vụ “bom tấn”  mua lại Base.vn, FPT đã củng cố “vị trí thống lĩnh” của mình trong dịch vụ công nghệ thông tin trong nước
Với thương vụ “bom tấn” mua lại Base.vn, FPT đã củng cố “vị trí thống lĩnh” của mình trong dịch vụ công nghệ thông tin trong nước

Thắng lớn trên mọi... ““mặt trận””

Dù kết quả cuối cùng phải đợi Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 (dự kiến tổ chức vào ngày 7/4 tới) quyết nghị, song thông tin FPT dự kiến chia cổ tức tới 40% trong năm 2022, trong đó 20% bằng tiền (10% đã thực hiện chi trả trong năm 2021, 10% còn lại sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt), 20% bằng cổ phiếu (tỷ lệ 5:1), chắc chắn khiến các cổ đông mừng vui.

Năm 2020, với tăng trưởng doanh thu 16,4% và tăng trưởng lợi nhuận 18%, ĐHĐCĐ thường niên FPT 2021 đã quyết nghị trả cổ tức 35% (trong đó, 20% bằng tiền mặt). Khi ấy, tại ĐHĐCĐ, các cổ đông đã vui mừng nói rằng, họ hài lòng với việc trong Covid-19, FPT vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 2 chữ số.

Năm 2021, tình hình còn khó khăn hơn, nhưng FPT đã đạt kết quả kinh doanh ấn tượng, với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 19,5% và 20,4%, tương ứng đạt 35.657 tỷ đồng và 6.337 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm. Đây chính là cơ sở quan trọng để HĐQT FPT đề xuất chi trả cổ tức lên tới 40%.

“Bằng sự chủ động ứng phó, thích ứng linh hoạt với ‘bình thường mới’, chúng tôi không chỉ giữ vững được tốc độ tăng trưởng ổn định, mà còn vượt kế hoạch”, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT cho biết.

Đáng nói là, FPT đã thắng lớn trên mọi... mặt trận. Theo Báo cáo cổ đông FPT, năm 2021, khối công nghệ vẫn giữ vững vị thế là khối kinh doanh chủ lực, đạt hơn 20.700 tỷ đồng doanh thu và gần 2.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 23,4% và 24,3%, đóng góp 58% doanh thu và 44% lợi nhuận trước thuế.

Tính tới cuối năm 2021, vốn chủ sở hữu của FPT tăng 44,9% so với đầu năm 2019, đạt 21.418 tỷ đồng. Trên bảng xếp hạng vốn hóa cao nhất thị trường, FPT cũng nằm trong Top 20 doanh nghiệp với vốn hóa 84.400 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021, tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2018. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông Công ty mẹ tăng trưởng trung bình 18%/năm trong suốt 3 năm qua bất chấp đại dịch.

Trong đó, lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài đạt hơn 14.500 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 21%, lợi nhuận đạt hơn 2.400 tỷ đồng và ghi nhận sự tăng trưởng ở tất cả các thị trường. Cụ thể, doanh thu tại riêng thị trường Mỹ tăng 52%, đạt 4.369 tỷ đồng. Năm 2021, FPT ghi nhận 19 dự án lớn tại các thị trường với giá trị trên 5 triệu USD mỗi dự án.

Lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin trong nước cũng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chú trọng phát triển các giải pháp, nền tảng Made by FPT, hoàn thiện năng lực cung cấp các sản phẩm - dịch vụ chuyển đổi số, tăng tốc trong bối cảnh đại dịch. Con số gần 6.200 tỷ đồng doanh thu, tăng 29% và 377 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 34% là rất ấn tượng.

Bên cạnh đó, FPT cũng cho biết, khối viễn thông và khối giáo dục đều tăng trưởng tốt trong mùa dịch.

Bản lĩnh vượt thách thức

Đầu năm 2021, khi chia sẻ với các doanh nghiệp, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nói rằng, năm 2021 là một năm thử thách lòng quả cảm của các doanh nghiệp, với những tác động khó đoán từ đại dịch và diễn biến tiếp theo của “trật tự thế giới mới”. Và đúng là như vậy, kết quả kinh doanh vượt trội của năm 2021, có thể nói, đã chứng minh bản lĩnh của “ông lớn” công nghệ Việt Nam.

“Khi đối mặt với thách thức lịch sử không thể đảo ngược, FPT chọn kiên định nắm bắt ‘cơ’ trong ‘nguy’, phản ứng nhanh trước biến cố, ‘mỗi người làm việc bằng hai’, quyết tâm không để người lao động mất việc”, Chủ tịch FPT đã từng nói như vậy.

Phản ứng nhanh trước biến cố, năm 2020, FPT đã kích hoạt “kế hoạch kinh doanh thời chiến”. Để nắm bắt “cơ” trong “nguy”, FPT đã kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Tập trung vào chuyển đổi số là một ví dụ điển hình.

Dù trước đó, câu chuyện chuyển đổi số đã được các nhà lãnh đạo

FPT nhắc đến, nhưng phải tới khi Covid-19 bùng nổ, thúc đẩy nhu cầu dịch vụ chuyển đổi số tăng cao ở cả thị trường toàn cầu và trong nước, FPT mới đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực này.

Theo IDC, chi tiêu trực tiếp cho chuyển đổi số được dự báo tăng với tốc độ 15,5%/năm trong giai đoạn 2020 - 2023, đạt 6.800 tỷ USD. Quy mô thị trường rất lớn, tha hồ để FPT “canh tác” và gặt hái thành công, nếu có chiến lược và kế hoạch đúng đắn.

Nếu như năm 2020, chuyển đổi số ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 31%, từ 2.453 tỷ đồng của năm 2019 tăng lên 3.219 tỷ đồng, thì năm 2021, mức tăng trưởng đã lên tới gần 72%.

Tháng 4/2021, ĐHĐCĐ FPT đặt mục tiêu tăng trưởng của lĩnh vực này là 30 - 40%, mà ngay cả với con số ấy, không ít người cũng đã đặt câu hỏi, liệu FPT có đạt được hay không. Vậy mà kết quả đã vượt mọi dự kiến.

Ngoài các hợp đồng chuyển đổi số với các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài, năm 2021 đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội của dịch vụ chuyển đổi số trong nước. Bằng sự nỗ lực vượt bậc, FPT đã tiếp cận và hợp tác với hơn 20 tập đoàn lớn nhất Việt Nam, với số lượng hợp đồng ký mới tăng tới 45%. Trong đó, các hợp đồng với khối khách hàng ngân hàng tăng trưởng vượt trội, khối bất động sản khai phá nhiều hợp đồng lớn.

Không dừng ở các doanh nghiệp, năm 2021 đã ghi nhận sự nỗ lực tuyệt vời của FPT trong tiếp cận và thực hiện các hợp đồng chuyển đổi số cho các địa phương. Trong 54 tỉnh, thành phố đã ban hành nghị quyết/chương trình chuyển đổi số, FPT đã tiếp cận, ký kết hợp tác chiến lược và đào tạo thay đổi nhận thức chuyển đổi số với hơn 40 tỉnh, thành phố.

Nhưng FPT sẽ không thể “thắng lớn” như vậy trong lĩnh vực chuyển đổi số nếu như không có một quyết định rất quan trọng, đó là mua lại Base.vn. Với thương vụ “bom tấn” này, FPT không chỉ củng cố “vị trí thống lĩnh” của mình trong dịch vụ công nghệ thông tin trong nước, mà còn giúp hoàn thiện hệ sinh thái ứng dụng phục vụ chuyển đổi số nhằm phục vụ tốt hơn phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nhu cầu chuyển đổi số được dự báo sẽ rất lớn trong tương lai.

Rõ ràng, việc doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số tăng trưởng vượt bậc ở mức 72% trong năm 2021 cho thấy, FPT đã bắt kịp xu hướng lớn là chuyển đổi số với nhu cầu đang gia tăng nhanh chóng.

Không chỉ là kết quả của sự kịp thời thích ứng trong 2 năm Covid-19, mà những thành tựu FPT đạt được trong năm 2021, có thể nói chính là những “trái ngọt” của các chiến lược, kế hoạch mà Tập đoàn đã bền bỉ thực hiện trong những năm qua.

Năm năm trước, với mục đích tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, FPT quyết định thoái vốn ở hai mảng bán lẻ và phân phối, để tập trung cho công nghệ. Và đó là quyết định hoàn toàn đúng đắn, khi FPT đã ngày càng khẳng định được vị thế là tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam.

Tại thị trường nước ngoài, FPT tập trung xây dựng năng lực tư vấn, phát triển các giải pháp công nghệ mới để hoàn thiện gói giải pháp số cho khách hàng toàn cầu. Đồng thời, tiếp tục theo đuổi chiến lược “Săn cá voi”,  khai thác khách hàng có quy mô doanh số lớn. Để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào, Tập đoàn ưu tiên phát triển nguồn nhân lực không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở các trung tâm khu vực như Ấn Độ, Philippines, Slovakia, Czech, Canada, Costa Rica, Columbia, Nhật Bản…; mở rộng đầu tư tại các thị trường mới. Từ đó, đưa Tập đoàn trở thành đối tác chiến lược trong hành trình chuyển đổi số của các khách hàng triệu đô trên toàn cầu.

Kết quả kinh doanh vượt trội của năm 2021, có thể nói, còn là lời khẳng định cho sự thành công của chiến lược “chuyển giao thế hệ” của FPT. 3 năm trước, HĐQT FPT đã quyết định bổ nhiệm nhân sự thế hệ 7X - Nguyễn Văn Khoa vào vị trí Tổng giám đốc. Ba năm giữ vị trí này, có tới 2 năm môi trường kinh doanh biến động dữ dội vì Covid-19, nhưng ông Nguyễn Văn Khoa cùng đội ngũ lãnh đạo của Tập đoàn đã thể hiện sự đổi mới, linh hoạt và quyết liệt trong quản trị chỉ đạo điều hành, giúp Tập đoàn gặt được những kết quả ấn tượng. Và bây giờ, HĐQT đề xuất tiếp tục tái bổ nhiệm ông Khoa vào vị trí này.

Con đường nào cho tương lai?

Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, FPT dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mục tiêu doanh thu tăng trưởng 19% so với năm 2021, đạt 42.420 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 20,2%, đạt 7.618 tỷ đồng. Trong đó, khối công nghệ doanh thu tăng 21,1%, khối viễn thông tăng 14,8%, khối giáo dục và còn lại tăng 32,5%. Lợi nhuận năm nay dự kiến đạt 7.618 tỷ đồng, tăng 20,2% so với năm 2021.

Ngoài một số thay đổi về thành viên HĐQT, kỳ họp này cũng dự kiến đánh dấu những thay đổi mang tính chiến lược. Theo tài liệu được gửi tới các cổ đông, trong giai đoạn 2022 - 2024 và tầm nhìn 2030, FPT chú trọng vào lợi nhuận, năng suất và đổi mới hướng tới mục tiêu lớn, dài hạn là trở thành doanh nghiệp số và đứng trong Top 50 công ty hàng đầu thế giới về cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030. 

Từ năm 2021, FPT đã đưa ra chiến lược Data Driven - Customer Centric (Vận hành dựa trên dữ liệu - Khách hàng làm trung tâm). Trong giai đoạn 2023-2024, FPT vẫn kiên định theo đuổi chiến lược này với trọng tâm “thúc đẩy tăng trưởng nhanh từ việc tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ mới, cũng như cung cấp dịch vụ chuyển đổi số quy mô lớn”.

Quyết tâm phát triển các sản phẩm công nghệ mới, nên FPT dự kiến dành ít nhất 5% lợi nhuận trước thuế năm liền trước để chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Năm 2022 và những năm tiếp theo, hệ sinh thái công nghệ Made by FPT sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ dựa trên các công nghệ dẫn đầu xu hướng như AI, Cloud, Big Data, Blockchain, Hyper Automation để phát triển, cung cấp các sản phẩm, giải pháp, nền tảng có tính mở, tin cậy, linh hoạt, thông minh, bảo mật và có tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực, từ chính phủ điện tử, y tế, tài chính - ngân hàng, viễn thông, giáo dục đến sản xuất, tiêu dùng…

Bước sang năm 2022, bên cạnh việc bền bỉ theo đuổi định hướng công nghệ về chuyển đổi số, FPT tiếp tục “quyết chiến” khi “start-up” các sản phẩm số phục vụ các giá trị cơ bản con người, gia đình, cộng đồng… như học tập, công việc, thực phẩm, sức khỏe. Trong đó, kỳ vọng về các sáng kiến số này sẽ đáp ứng nhu cầu về ăn (sạch - rẻ), học (hứng khởi - sáng tạo), làm (kết nối giữa người lao động và nhà tuyển dụng nhanh nhất với chi phí thấp nhất) và khỏe (chăm sóc sức khỏe người dân chu đáo nhất, tốt nhất và thuận lợi nhất) của hàng triệu người dùng. Theo đó, trọng tâm khách hàng của FPT sẽ không chỉ là các tập đoàn lớn, mà còn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và cả nhóm khách hàng cá nhân.

Những thành công mới có lẽ đang tiếp tục chờ đợi FPT!

FPT: Mục tiêu lãi 7.618 tỷ đồng, trở thành đối tác của các khách hàng triệu USD Công ty cổ phần FPT (HOSE:FPT) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20,4%, chia cổ tức 20% bằng tiền mặt, 20% bằng cổ phiếu và chi 4.000 tỷ đồng đầu tư... #Kết quả kinh doanh của FPT # FPT đã đạt kết quả kinh doanh ấn tượng # vốn chủ sở hữu của FPT tăng Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Sumitomo Corporation đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào Rikkeisoft
  • May Hưng Yên xuất khẩu sang EU tăng gấp đôi sau khi có EVFTA
  • Hợp tác đầu tư dự án hơn 1 tỷ USD với 4 tập đoàn của Nhật Bản: Dấu ấn vươn mình ra thị trường quốc tế của Kim Oanh Group
  • Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước
  • Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn
  • Biwase được vinh danh "Doanh nghiệp có thương vụ M&A tiêu biểu năm 2023 - 2024"
  • Bà Lưu Thị Thanh Mẫu: Hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài phải hướng đến dài hạn, bền vững
  • Toàn cảnh M&A Việt Nam 2024: Tiếp nối thách thức và thích nghi bằng chuyển đổi chiến lược
  • Ông Angus Liew: "Kiên trì" là từ khoá để M&A thành công
  • Thương vụ đàm phán xong nhưng "deal" có thể chưa đóng lại
  • Bà Bình Lê Vandekerckove: Xu hướng M&A đã thay đổi, ESG và AI đang được quan tâm
Đọc nhiều
  • 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11
  • 2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn
  • 3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế
  • 4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước
  • 5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
  • Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
  • Giải pickleball PWR Thủ Đức HTV DJOY mở rộng - Cúp WARRIOR chính thức diễn ra vào tháng 12
  • Soilbuild International tổ chức thành công Hội thảo Chính sách Thuế và Tín dụng Ngân hàng
  • Quỹ Phát triển tài năng Việt trao tặng hồ bơi, giúp trẻ em nghèo được học bơi miễn phí
  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối

Từ khóa » Fpt Lợi Nhuận 2021