[Free] Mẫu Bảng Lương Mới Nhất Cho Từng Loại Hình Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Mẫu bảng lương là một dạng biểu mẫu đơn giản nhằm phục vụ công tác kiểm soát lương, thưởng, bảo hiểm, ngày công thực tế, phụ cấp của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Sở hữu mẫu bảng lương công ty chuẩn chỉnh không chỉ thể hiện sự công bằng, minh bạch trong công tác trả lương mà còn cho thấy mức độ chuyên nghiệp trong cơ chế quản lý của nhà quản trị.
Dưới đây là hệ thống mẫu file tính lương excel chi tiết nhất 2022 miễn phí cho từng loại hình doanh nghiệp mà CEO cần.
1. Tại sao doanh nghiệp cần một mẫu bảng lương hoàn chỉnh?
Sở hữu một bảng lương hoàn chỉnh, chi tiết đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp và quản trị nhân sự:
- Kiểm soát tốt công tác chi trả lương tới từng nhân sự, đảm bảo sự rõ ràng, công bằng.
- Giảm thiểu tối đa sai sót trong quá trình tính toán, đơn giản hóa các bước trả lương.
- Nhanh chóng phát hiện, điều chỉnh các vướng mắc trong quá trình trả lương (nếu có).
- Làm căn cứ lên kế hoạch phân bổ quỹ lương, chi phí lương nhân viên hợp lý.
- Một bảng lương minh bạch, công bằng còn giúp tạo động lực và giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Lợi ích của bảng lương là không thể phủ nhận, nhưng không phải ai cũng biết cách xây dựng một bảng lương hoàn chỉnh; thậm chí nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng hệ thống bảng lương tự phát, không đầy đủ, thiếu logic khiến công tác quản trị nhân sự gặp vô vàn khó khăn. Do đó bảng lương mẫu sẽ là 1 giải pháp hoàn hảo giúp CEO nhanh chóng sở hữu bảng lương hoàn chỉnh, hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian và công sức.
2. Một mẫu bảng lương excel gồm những thông tin gì?
2.1. Thông tin cá nhân của nhân viên và chức vụ: Đây là thành phần không thể thiếu đầu tiên trong bảng lương, dùng để định danh nhân viên và xác định các thông tin tính lương sau này như lương cơ bản, phụ cấp, thưởng.. Tùy mỗi doanh nghiệp có thể có thêm email, số điện thoại liên hệ..
2.2. Mức lương cơ bản tương ứng: Là mức lương đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và bản thân nhân sự. Lương cơ bản ở mỗi cá nhân, vị trí chuyên môn là không giống nhau; nó phụ thuộc vào quỹ lương phân bổ của doanh nghiệp, giá trị công việc của vị trí chức danh đó. Mức lương cơ bản tối thiểu phải bằng hoặc hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP từ ngày 01/01/2021 mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
- Vùng I – 4.420.000
- Vùng II – 3.920.000
- Vùng III – 3.430.000
- Vùng IV – 3.070.000
2.3. Số ngày công quy định, ngày công thực tế, tăng ca (nếu có): Các chỉ số này làm căn cứ tính lương sau này.
2.4. Các khoản phụ cấp, thưởng theo quy định: Phụ cấp thường gồm 2 loại chính, là phụ cấp yêu cầu đóng bảo hiểm và phụ cấp không yêu cầu đóng bảo hiểm.
- Các loại phụ cấp yêu cầu đóng bảo hiểm bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay phụ cấp khu vực, thâm niên.
- Các loại phụ cấp không cần đóng bảo hiểm bao gồm tiền ăn, tiền điện thoại, hỗ trợ xăng xe, nhà ở.
Các khoản thưởng theo quy định trong quy chế lương do doanh nghiệp ban hành sẽ không phải đóng BHXH. Mỗi vị trí, loại hình doanh nghiệp sẽ có những mức thưởng, khoản thưởng tương ứng theo quy định.
Xem thêm: Cập nhật mẫu quy chế lương chuẩn 2022
2.5. Lương Gross: Lương Gross là tổng lương tháng thực tế chưa trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm.
Link: Lương Gross là gì? Phân biệt Gross và Net
Trong đó, lương thực tế phụ thuộc vào hình thức trả lương mà doanh nghiệp lựa chọn (thường là hình thức trả lương theo thời gian). Công thức tính lương theo thời gian như sau:
Cách 1:
- Lương tháng = [Lương + phụ cấp (nếu có)]/ số ngày công chuẩn theo tháng * số ngày làm việc thực tế
Hoặc:
- Lương tháng = Lương – lương/ số ngày công chuẩn theo tháng * số ngày nghỉ không lương
Trong đó, Số ngày công chuẩn theo tháng được tính = Số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ. Theo quy định sẽ không được quá 26 ngày.
Cách 2:
- Lương tháng = [Lương + Phụ cấp]/ 26 * số ngày công thực tế làm việc
Trong đó, ngày công chuẩn cố định là 26 hoặc 22 ngày tùy doanh nghiệp
Chi tiết bài viết: Các hình thức trả lương
2.6. Khấu trừ thuế, bảo hiểm, các khoản giảm trừ theo luật hiện hành: Thường doanh nghiệp sẽ là đơn vị trung gian chịu trách nhiệm khai báo đóng thuế cũng như bảo hiểm cho nhân sự hiện hành. Khi đó, các khoản này đều phải được thể hiện trên bảng lương chi tiết tránh những xung đột sau này về lợi ích.
Trường hợp, số ít doanh nghiệp chi trả lương gross và thuế, bảo hiểm người lao động tự đóng thì khoản mục này và lương net sẽ không có trên bảng lương.
Xem thêm: Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 là bao nhiêu?
2.6. Lương Net thực nhận: Lương Net hiểu một cách đơn giản là lương thực nhận sau khi trừ các khoản bảo hiểm, thuế theo quy định. Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều chi trả lương net cho người lao động.
Link: Nên nhận lương Gross hay Net? Lương nào lợi hơn?
3. Mẫu bảng lương mới nhất cho từng loại hình doanh nghiệp (Tải về miễn phí)
Theo lĩnh vực kinh doanh
- Doanh nghiệp sản xuất – LINK DOWNLOAD: MẪU BẢNG LƯƠNG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
- Doanh nghiệp thương mại – LINK DOWNLOAD: MẪU BẢNG LƯƠNG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
- Doanh nghiệp dịch vụ – LINK DOWNLOAD: MẪU BẢNG LƯƠNG DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
Theo một số doanh nghiệp đặc thù phổ biến
- Doanh nghiệp xây dựng – LINK DOWNLOAD: MẪU BẢNG LƯƠNG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
- Dệt may – LINK DOWNLOAD: MẪU BẢNG LƯƠNG DOANH NGHIỆP DỆT MAY
- Dược phẩm – LINK DOWNLOAD: MẪU BẢNG LƯƠNG DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM
4. Đơn giản hóa công tác trả lương nhờ BỘ TÀI LIỆU SODES
Công tác trả lương vẫn là bài toán hóc búa với nhiều ông chủ bởi sự khó khăn trong việc kiểm soát; trả lương không đúng năng lực, trả lương quá cao hoặc quá thấp…khiến doanh nghiệp vỡ quỹ lương, lãng phí ngân sách mà không hiệu quả, nhân sự bất mãn, đùn đẩy công việc, mâu thuẫn nội bộ leo thang.. Do đó nhu cầu tìm kiếm một phương pháp, hệ thống trả lương phù hợp là điều cần thiết để góp phần ổn định nội bộ, tối ưu hiệu suất làm việc.
Thấu hiểu những vướng mắc đó, các chuyên gia của Sodes.vn đã nghiên cứu và cho ra đời hệ thống trả lương theo 3P (dựa trên 3 yếu tố: Vị trí công việc, Năng lực – kinh nghiệm, Kết quả công việc). Giải pháp trả lương minh bạch, chi tiết này khiến nhân viên “tâm phục, khẩu phục” khi họ biết khả năng làm việc của mình đến đâu, phấn đấu chăm chỉ để tự gia tăng lương thưởng, giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó doanh nghiệp phát triển ổn định, nhanh chóng.
Hệ thống lương 3P này nay được tích hợp đầy đủ trong BỘ TÀI LIỆU TỐI ƯU QUỸ LƯƠNG – TỐI ĐA HIỆU SUẤT với
- Hướng dẫn chi tiết cách tính lương 3P hiệu quả
- File biểu mẫu tính lương 3P xây dựng sẵn, đảm bảo thành công ngay từ lần đầu áp dụng.
- Hệ thống mẫu bảng lương có sẵn cho các loại hình doanh nghiệp và các quy định bảo hiểm
- Phương pháp đánh giá, tạo động lực hiệu quả cho nhân viên
Thông tin chi tiết tại: https://sodes.vn/luong3p/01
Từ khóa » File ứng Lương
-
Download Giấy đề Nghị Tạm ứng Tiền
-
File Excel Quản Lý Tạm ứng | Theo Dõi Tạm ứng Nhân Viên Bằng Excel
-
Mẫu Phiếu Lương Cho Nhân Viên đẹp, Chuyên Nghiệp - LuatVietnam
-
Mẫu đơn Xin ứng Lương Mới Nhất Năm 2021
-
Mẫu Bảng Lương Hiện Hành Mới Nhất (tải Về Bảng Tính Lương Excel)
-
Mẫu Bảng Thanh Toán Tiền Lương Excel 2022 Mới Nhất
-
Mẫu Bảng Thanh Toán Tiền Lương Bằng Excel
-
Mẫu đơn Xin Tạm ứng Lương Và Hướng Dẫn Soạn Thảo Chi Tiết Nhất
-
File Excel Tính Công Và Lương Theo Tháng
-
Mẫu Phiếu Lương 2022
-
Cách Tính Lương Tạm ứng Trong Excel
-
Giới Thiệu Về Phiếu Lương (Bảng Lương, Bảng Kê Lương ... - Nhân Kiệt
-
Mẫu Bảng Lương Trên Excel Mới Nhất 2022 - KẾ TOÁN TÀI CHÍNH