FrontEnd Là Gì? BackEnd Là Gì ? Và Fullstack Là Gì? | TopDev
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang theo đuổi con đường trở thành lập trình viên nhưng vẫn chưa thật sự hiểu hết về Frontend, Backend và Fullstack. Cùng TopDev giải đáp thắc mắc về những công việc này qua bài viết sau đây để hiểu về sự khác biệt giữa front end, back end và full stack developer.
Khái quát về Frontend
Phần front-end của một trang web là phần tương tác với người dùng. Tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy khi điều hướng trên Internet, từ các font chữ, màu sắc cho tới các menu xổ xuống và các thanh trượt, là một sự kết hợp của HTML, CSS, và JavaScript được điều khiển bởi trình duyệt máy tính của bạn.
Một lập trình viên front-end là người chịu trách nhiệm thiết kế nội thất của ngôi nhà đã được xây dựng bởi một lập trình viên back-end.
Các kỹ năng và công cụ cần biết khi làm Frontend
Các lập trình viên front-end chịu trách nhiệm cho giao diện của một trang web và kiến trúc những trải nghiệm của người dùng. Để thực hiện được những mục tiêu đó, các lập trình viên front-end phải tinh thông 3 ngôn ngữ chính: HTML, CSS, và ngôn ngữ lập trình JavaScript.
Ngoài việc thông thạo các ngôn ngữ đó, các lập trình viên front-end cần phải làm quen với các framework như Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS, và EmberJS, để đảm bảo nội dung luôn hiển thị tốt trên mọi thiết bị khác nhau, và các thư viện như jQuery và LESS, đóng gói code vào trong một hình thức giúp tiết kiệm thời gian và hữu dụng hơn.
Rất nhiều công việc dành cho lập trình viên front-end cũng yêu cầu kinh nghiệm với Ajax, một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bằng cách dùng JavaScript để cho phép các trang load một cách tự động bằng cách tải dữ liệu máy chủ ở phần background.
Sử dụng những công cụ này, các lập trình viên front-end làm việc chặt chẽ với các designer hoặc nhà phân tích trải nghiệm người dùng để biến những mockup, hoặc wireframe, từ phát triển tới sản phẩm thực tế.
Các lập trình viên front-end giỏi cũng có thể xác định chính xác các vấn đề cụ thể trong trải nghiệm của người dùng, cung cấp các khuyến nghị và giải pháp hệ thống hóa để ảnh hưởng đến thiết kế đó. Một điều quan trọng là họ có khả năng hợp tác với những nhóm khác trong công ty để hiểu rõ mục đích cụ thể, nhu cầu và cơ hội, và sau đó thực hiện theo những chỉ dẫn đó.
Nói chung, một lập trình viên front-end chịu trách nhiệm cho thiết kế nội thất của một ngôi nhà đã được xây dựng bởi một lập trình viên back-end. Các hương vị và phong cách trang trí được quyết định bởi chủ nhà. Theo Greg Matranga, Giám đốc tiếp thị sản phẩm tại Apptix, nói về cả hai nhóm lập trình viên front-end và back-end mà ông giám sát, “Các lập trình viên làm việc trên front-end đôi khi hào hứng nhiều hơn về những gì họ làm bởi vì họ thực sự có thể tận dụng khả năng sáng tạo của mình.”
>> Xem thêm: Mô tả công việc của một lập trình viên Front-end
Mức lương của Front-end Developer
Tại Việt Nam
- Junior (0-2 năm kinh nghiệm): 10,000,000 – 15,000,000 VND/tháng
- Mid-level (2-5 năm kinh nghiệm): 15,000,000 – 25,000,000 VND/tháng
- Senior (Trên 5 năm kinh nghiệm): 25,000,000 – 35,000,000 VND/tháng
Trên Thế giới
- Junior: 50,000 – 70,000 USD/năm
- Mid-level: 70,000 – 100,000 USD/năm
- Senior: 100,000 – 130,000 USD/năm
Cơ hội việc làm Front-end Developer
- Tăng trưởng việc làm: Ngành phát triển web, bao gồm Front-end Development, đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Theo báo cáo của Bureau of Labor Statistics, việc làm trong lĩnh vực phát triển web dự kiến sẽ tăng trưởng 8% từ năm 2020 đến 2030, nhanh hơn mức trung bình của tất cả các nghề nghiệp khác.
- Cơ hội việc làm tại Việt Nam: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu cao về các ứng dụng web và di động, cơ hội việc làm cho Front-end Developers tại Việt Nam đang gia tăng. Các công ty công nghệ, start-ups, và doanh nghiệp truyền thống đều đang tìm kiếm các lập trình viên có kỹ năng Front-end.
142 Việc làm Front-End lương cao cho bạn
Khái quát về Backend
Backend là gì? Thế nhưng điều gì giúp phần front-end của một trang web có thể hoạt động được? Tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ ở đâu? Đó là phần việc của back end. Phần back end của một trang web bao gồm một máy chủ, một ứng dụng, và một cơ sở dữ liệu. Một lập trình viên back-end xây dựng và duy trì công nghệ mà sức mạnh của những thành phần đó, cho phép phần giao diện người dùng của trang web có thể tồn tại được.
Các kỹ năng và công cụ cần biết khi làm Backend
Để khiến cho máy chủ, ứng dụng, và cơ sở dữ liệu có thể giao tiếp được với nhau, các lập trình viên back-end sử dụng các ngôn ngữ server-side như PHP, Ruby, Python, Java, và .Net để xây dựng một ứng dụng, và các công cụ như MySQL, Oracle, và SQL Server để tìm kiếm, lưu trữ, hoặc thay đổi dữ liệu và phục vụ trở lại tới người dùng trong phần front-end. Các công việc tuyển dụng lập trình viên back-end cũng thường yêu cầu kinh nghiệm về các framework PHP như Zend, Symfony, và CakePHP; có kinh nghiệm với các phần mềm quản lý phiên bản như SVN, CVS, hoặc Git; và kinh nghiệm với Linux trong việc phát triển và triển khai hệ thống.
Các lập trình viên backend sử dụng những công cụ này để tạo ra hoặc đóng góp vào các ứng dụng web với code sạch, portable, và được viết tài liệu chu đáo. Nhưng trước khi viết code, họ cần phối hợp với bên liên quan về nghiệp vụ để hiểu những nhu cầu cụ thể, sau đó chuyển thành những yêu cầu kỹ thuật và đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất cho việc kiến trúc công nghệ.
Một ví dụ để hình dung công việc của Back-end, khi bạn nhập thông tin để đăng nhập vào một hệ thống, ví dụ như trang tuyển dụng IT TopDev, thì backend có nhiệm vụ nhận yêu cầu đăng nhập từ frontend, sau đó kiểm tra dữ liệu đăng nhập, đảm bảo rằng thông tin từ frontend đã được gửi đúng cách và không có lỗi. Tiếp theo, Backend truy vấn cơ sở dữ liệu để kiểm tra xem tên người dùng có tồn tại không, so sánh mật khẩu nhập vào với mật khẩu đã được mã hóa lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Nếu mật khẩu đúng, backend tạo một token phiên làm việc (session token) hoặc JSON Web Token (JWT) để xác nhận danh tính người dùng và cấp quyền truy cập. Nếu mật khẩu sai, backend gửi phản hồi lỗi tới frontend thông báo rằng thông tin đăng nhập không chính xác.
Mức lương theo cấp bậc Back-end Developer
Mức lương của backend developer tại Việt Nam 2024 dao động từ 10 triệu VNĐ cho cấp Fresher đến 90 triệu VNĐ cho cấp Lead/Manager. Dưới đây là mức lương chi tiết:
Cấp Bậc | Mức Lương Trung Bình (VNĐ/Tháng) |
---|---|
Fresher | 10,000,000 – 15,000,000 |
Junior | 15,000,000 – 25,000,000 |
Mid-Level | 25,000,000 – 40,000,000 |
Senior | 40,000,000 – 60,000,000 |
Lead/Manager | 60,000,000 – 90,000,000 |
Cơ Hội Việc Làm
Do sự chuyển đổi số và nhu cầu mở rộng hệ thống IT, nhu cầu về các kỹ sư backend có kỹ năng tốt đang tăng cao. Các lĩnh vực như fintech, e-commerce, và các dịch vụ trực tuyến đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra, Backend developers có thể làm việc cho các công ty công nghệ trong nước, công ty nước ngoài tại Việt Nam, hoặc từ xa cho các công ty quốc tế với mức lương hấp dẫn.
Nhiều tin tuyển dụng Backend lương cao trên TopDev
Lập trình viên Full Stack là gì?
Thường thì không có một sự phân biệt rõ ràng trắng đen giữa phát triển front-end và back-end. “Các lập trình viên front-end thường cần phải tìm hiểu thêm những kỹ năng back-end, và ngược lại, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế hiện nay,” Matranga nói. “Các lập trình viên cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau và có kiến thức tổng hợp.” Vậy lập trình viên fullstack là gì?
Fullstack = Front-end + Back-end
“Làm việc chuyên nghiệp trên cả server side và client side mở ra nhiều cơ hội,” Federico Ulfo, một lập trình viên full stack tại công ty Grovo nói. Nhưng, dĩ nhiên, phát triển full stack không phải là không có những thách thức của nó. “Để làm ra một món ăn ngon, bạn có thể giỏi nấu hoặc giỏi nướng, nhưng để làm chủ cả hai kỹ năng này thì cần có thời gian và kinh nghiệm. Và tôi không nói về việc cứ làm theo một công thức nào đó, vì bất kỳ ai cũng có thể làm như vậy. Tôi đang nói về việc có các thành phần nguyên liệu để chuẩn bị cho một cái gì đó thực sự tốt.”
37 Việc làm Full-Stack lương cao tại đây
Lập trình viên Full Stack cần có các kỹ năng gì?
Các lập trình viên full stack làm việc giống như các lập trình viên back-end ở phía máy chủ của lập trình web, nhưng họ có thể cũng thành thạo các ngôn ngữ front-end để điều khiển nội dung trông như thế nào ở phía giao diện của trang web. Họ là những người đa năng.
Bất kể là sử dụng công cụ xác định nào, tùy thuộc vào dự án và khách hàng, các lập trình viên full stack nên có kiến thức ở mọi cấp độ về cách web hoạt động: cài đặt và cấu hình các máy chủ Linux, viết các API server-side, nhảy vào phần JavaScript client-side của một ứng dụng, và cũng cần có “con mắt thẩm mỹ” với CSS.
Sử dụng những công cụ này, các lập trình viên full stack cần có khả năng ngay lập tức xác định trách nhiệm của client-side hay server-side, và trình bày rõ ràng về mặt ưu nhược điểm của các giải pháp khác nhau.
Ví dụ, một lập trình viên full stack sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ luồng trải nghiệm của bạn với bài viết blog này, từ thời gian tải và bố cục cho tới tính tương tác và cấu trúc của nó.
Mức lương theo cấp bậc Fullstack Developer
Dưới đây là bảng so sánh mức lương trung bình của Fullstack Developer tại Việt Nam và trên thế giới trong năm 2024:
Việt Nam | Thế Giới | |
---|---|---|
Fresher | 12 – 18 triệu VNĐ/tháng | |
Junior | 18 – 30 triệu VNĐ/tháng | $60,000 – $80,000 USD/năm |
Mid-Level | 30 – 50 triệu VNĐ/tháng | $80,000 – $110,000 USD/năm |
Senior | 50 – 80 triệu VNĐ/tháng | $110,000 – $150,000 USD/năm |
Lead/Manager | 80 – 120 triệu VNĐ/tháng | $150,000 – $200,000 USD/năm |
Cơ Hội Việc Làm Fullstack Developer
Cơ hội việc làm cho Fullstack Developers trong năm 2024 rất tích cực và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu cao từ các công ty công nghệ và startups. Các công ty quy mô nhỏ và vừa có xu hướng tìm kiếm các nhà phát triển có khả năng làm việc ở cả hai phía frontend và backend để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đáp ứng vận hành công ty. Các nhà phát triển Fullstack thường có nhiều cơ hội làm việc từ xa hoặc freelance, nhờ vào sự linh hoạt của công việc và nhu cầu từ các công ty toàn cầu.
So sánh Frontend, Backend và Fullstack
Dưới đây là bảng phân biệt giữa các vai trò Frontend, Backend và Fullstack trong phát triển phần mềm:
Yếu tố | Frontend | Backend | Fullstack |
---|---|---|---|
Ngôn ngữ lập trình chính | HTML, CSS, JavaScript | Python, Java, Ruby, PHP, Node.js, C# | HTML, CSS, JavaScript (Frontend) và Python, Java, Ruby, PHP, Node.js (Backend) |
Công cụ và thư viện | React, Angular, Vue.js, Bootstrap, jQuery | Express, Django, Spring, Laravel, ASP.NET, MySQL, MongoDB. | Kết hợp các công cụ và thư viện của cả Frontend và Backend |
Công việc chính | Tạo và tối ưu hóa giao diện người dùng, đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà. | Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu, API, xử lý logic ứng dụng, bảo mật. | Phát triển cả frontend và backend, quản lý toàn bộ chu trình phát triển phần mềm. |
Kỹ năng cần có | Thiết kế giao diện, CSS, Responsive design, JavaScript Frameworks. | Cơ sở dữ liệu, lập trình máy chủ, API, bảo mật | Kỹ năng của cả Frontend và Backend, khả năng tích hợp và quản lý dự án |
Tóm lại, mỗi vai trò đều đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển và duy trì ứng dụng hoặc hệ thống. Frontend Developer mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất, Backend Developer đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả, trong khi Fullstack Developer kết hợp cả hai để tạo ra một giải pháp hoàn chỉnh. Qua bài viết của TopDev hi vọng có thể giúp bạn có được những quyết định đúng đắn hơn trong việc lựa con đường phát triển sự nghiệp trong sự nghiệp IT của mình.
TopDev tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Mô tả công việc – Vị trí lập trình Backend
- Lộ trình trở thành Backend Developer
- Tiêu chuẩn Coding Backend hiệu quả là gì
Truy cập ngay việc làm IT đãi ngộ tốt trên TopDev
Từ khóa » Top Ngôn Ngữ Lập Trình Backend
-
Top 7 Ngôn Ngữ Lập Trình Backend Phổ Biến Nhất - Blog | Got It AI
-
Bật Mí Backend Nên Học Gì? Top 7 Ngôn Ngữ Backend Thông Dụng Nhất
-
Top Ngôn Ngữ Lập Trình Backend Phổ Biến
-
Những Ngôn Ngữ Lập Trình Backend Phổ Biến Nhất
-
Dự Đoán Ngôn Ngữ Back-end Phổ Biến Nhất Năm 2021 - CodeLearn
-
10 Backend Web Development Tốt Nhất Năm 2022
-
Những Ngôn Ngữ Lập Trình Nào Nên Dùng để Tạo Trang Web? - Viblo
-
Top 10 Ngôn Ngữ Lập Trình Nên Học Trong Năm 2022 - ITviec
-
Nên Chọn Ngôn Ngữ Nào để Code Backend? - Dev Chat - Dạy Nhau Học
-
Backend Là Gì? Điều Kiện Cần Và đủ để Làm Backend Developer
-
THAM KHẢO LỘ TRÌNH HỌC BACK END MỚI NHẤT 2022 CÓ GÌ MỚI
-
Lộ Trình để Trở Thành Backend Developer | TopDev
-
TOP 5 Ngôn Ngữ Lập Trình đáng Học Nhất Năm 2022 - Techmaster
-
TOP 10 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHỔ BIẾN NHẤT 2022