FULL Trình Tự - Thủ Tục đám Cưới ở Miền Bắc [A->Z]
Có thể bạn quan tâm
Thủ tục đám cưới ở miền Bắc chi tiết nhất. Trình tự các bước tiến hành một đám cưới đầy đủ thủ tục. Ý nghĩa & những thứ cần chuẩn bị cho đám cưới, để ngày vui trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
- 10 mẫu thông báo lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 cho cty
- 10 mẫu lịch 5 tờ treo tường 2025 Xuân Ất Tỵ mới nhất thiết kế độc quyền
- 14 Mẫu túi giấy đựng quà Tết 2025 thiết kế cực đẹp
- 30+ Mẫu thiệp Trung Thu đẹp rực rỡ nhất
- 45+ Mẫu thiệp Chúc mừng năm mới Tết 2025 đáng xem nhất
Cùng tìm hiểu về thủ tục Lễ Dạm Ngõ và Lễ Ăn Hỏi/ Đám Hỏi, Lễ Vu Quy, Lễ Thành Hôn, Lễ lại mặt ở miền Bắc. Ở bài viết này Thiệp cưới 88 xin giải thích ý nghĩa của lễ ăn hỏi, lễ dạm ngõ, thành hôn, vu quy, dạm ngõ phân biệt sự khác nhau và trình tự diễn ra 1 lễ cưới theo phong tục miền Bắc. Mặc dù trong thời đại ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển, thủ tục lễ cưới đã được đơn giản hóa rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn cần một số thủ tục và lễ vật cần thiết theo văn hóa truyền thống của nghi lễ đã được truyền lại từ ông bà cho đến ngày nay. Chúng ta hãy tìm hiểu về các thủ tục, nghi lễ và quà tặng cần thiết để tổ chức một buổi lễ thành công.
Sơ đồ tiến trình như sau:
3 Bước cần chuẩn bị đối với nhà gái
Lễ dạm ngõ => Lễ ăn hỏi => Lễ Vu Quy.
5 bước cần chuẩn bị đối với nhà trai
Lễ dạm ngõ => Lễ ăn hỏi => Lễ Xin dâu => Lễ Thành Hôn => Lễ lại mặt
- Lễ dạm ngõ là gì? Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt đầu tiên giữa nhà trai và nhà gái diễn ra tại nhà gái. Thông thường trước khi lễ dạm ngõ diễn ra, chú rể đã có qua lại thăm nhà cô dâu. Khi tình yêu đạt độ chín , chú rể bày tỏ mong muốn với bố mẹ cô dâu, xin phép được mời bố mẹ mình sang hỏi cưới.
Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ
Được sự đồng ý của nhà gái, chú rể mời 1 số người có vị trí quan trọng trong nội tộc đến nhà gái bàn chuyện cưới xin. Đây cũng là dịp để nhà trai biết rõ hơn về nhà gái, qua đó đánh giá và đưa ra đề nghị được xin cô gái về làm dâu nhà mình. Buổi lễ dạm ngõ thường diễn ra ấm cúng với số lượng người hạn chế, ngày giờ được chọn lựa kỹ càng theo lịch âm để mong mọi điều tốt lành và diễn ra thuận lợi.
Nội dung chi tiết buổi lễ dạm ngõ
Khi 2 nhà trai gái gặp mặt, đại diện bên nhà trai sẽ giới thiệu thành phần những người đại diện nhà trai sang thưa chuyện với nhà gái. Thông thường gồm: Trưởng họ/ trưởng tộc hoặc người có khả năng ăn nói, uy tín trong họ làm trưởng ban. Ngoài ra bổ sung thêm cô, chú ruột, bác ruột, bố mẹ chú rể cùng tham gia.
Nhà trai tuyên bố lí do,và xin phép nhà gái được đón cô gái này về làm dâu con trong nhà. Nếu nhà gái đồng ý, nhà trai sẽ hỏi thêm về các yêu cầu lễ lạt, tặng phẩm mà nhà gái yêu cầu. Thông thường nhà gái sẽ có yêu cầu về : số mâm tráp 5-7-9-11 tráp. Các vật phẩm bắt buộc phải có như Xôi gà, xôi heo quay, cau , trầu, rượu, thuốc lá, bánh phu thê, bánh cốm. Ngoài ra nhà gái sẽ yêu cầu thêm về “Lễ Đen” hay còn gọi là “thách cưới”. Đôi khi nhà gái sẽ ý tứ thông qua con gái nói chuyện với con rể để nhà trai được biết.
Lễ Đen là gì? ý nghĩa của việc Thách cưới
Thách cưới trong phong tục cưới của Việt nam đã có từ lâu đời, và nó là một phần không thể thiếu của một lễ cưới. Thời xưa đặt nặng vấn đề thách cưới, thách cưới càng cao thì giá trị của người con gái càng lớn, do đó đôi khi nhà trai sẽ rất vất vả để chuẩn bị được theo yêu cầu của nhà gái.
Lễ Đen chính là số tiền mặt hoặc vàng. Được nhà gái yêu cầu, nhà trai cần chuẩn bị và mang theo cùng các tráp cưới. Ở miền Bắc hiện nay, Lễ đen trong các đám cưới hỏi thường không mặc định theo một con số cụ thể, tùy thuộc vào từng địa phương. Nhà gái cũng thường để nhà trai tự quyết định số tiền làm lễ đen này.
Thông thường ở khu vực Hà Nội, Lễ Đen có thể dao động từ 5-20 triệu đồng. Một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh,…. Số tiền lễ đen yêu cầu thường từ 20-40 triệu đồng. Một số tỉnh vùng cao thách cưới bằng trâu, bò, lợn…. Một số địa phương ở Nam Định không yêu cầu lễ đen, tức không mất thêm tiền cho việc thách cưới, thậm chí còn được nhiều của hồi môn mang về.
Kết thúc buổi lễ dạm ngõ thế nào
Sau khi các yêu cầu 2 nhà trai gái được trao đổi xong, nhà gái thường sẽ mời cơm nhà trai để 2 bên có thêm thời gian hiểu hơn về nhau, thắt chặt tình đoàn kết giữa 2 nhà. Cuối cùng, nhà trai sẽ có lời mời nhà gái thăm nhà vào một ngày sớm nhất. Nhà gái vui vẻ nhận lời và chọn ngày tốt sẽ lên thăm nhà trai, để biết được con gái sẽ lấy chồng về một nhà có hoàn cảnh, điều kiện, vị trí thế nào. Đây là điều rất quan trọng và không thể thiếu
Chuẩn bị cho lễ dạm ngõ của cô dâu thế nào?
Trong buổi lễ, gia đình chú rể sẽ đến thăm, vì vậy gia đình cô dâu cần phải chuẩn bị tốt cho tiệc chiêu đãi để thể hiện sự tôn trọng và cởi mở của họ. Đó cũng là một cách để gây ấn tượng với gia đình của cậu bé và giúp con gái có một cuộc sống hạnh phúc sau này. Công việc nhà của cô gái để chuẩn bị cho buổi lễ bao gồm:
– Đầu tiên, dọn dẹp, tổ chức, trang trí, thậm chí sửa sang lại ngôi nhà để gọn gàng, ngăn nắp nhất. Ngoài ra, gia đình cô dâu đặc biệt chú ý đến việc dọn dẹp bàn thờ tổ tiên và trưng bày các khay hoa quả theo phong tục để mời ông bà và ông bà tham gia vào buổi lễ.
– Tiếp theo, chuẩn bị đủ đồ uống, trái cây, kẹo để chào đón gia đình của các chàng trai. Đồng thời, bàn tiếp tân cũng cần được sạch sẽ, thậm chí trang trí đẹp mắt với khăn trải bàn và bình hoa để tạo ra buổi lễ vui vẻ nhất.
– Sắp xếp bãi đậu xe cho gia đình của các chàng trai để buổi lễ có thể được tiến hành thuận lợi, tránh những trở ngại nhỏ khiến cả hai bên mất lòng hoặc cảm thấy khó chịu và không thoải mái.
Với Lễ dạm ngõ, vào ngày này, gia đình chú rể sẽ chuẩn bị quà tặng và mặc quần áo để nói chuyện với gia đình cô gái. Vào ngày này, cô dâu chú rể không cần mặc trang phục trang trọng mà có thể chọn trang phục đơn giản, thoải mái nhưng được chải chuốt kỹ lưỡng.
Lời khuyên để lễ dạm ngõ diễn ra thuận lợi
Lời khuyên cho các gia đình là thời gian tổ chức buổi lễ dạm ngõ nên được thỏa thuận trước để hai bên có thể chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những sai sót sẽ không ảnh hưởng đến ấn tượng của hai gia đình dành cho nhau. Cô dâu chú rể đóng vai trò cầu nối quan trọng, truyền đạt lại thông tin cả 2 nhà để có sự ăn ý nhất.
Để có một cuộc gặp gỡ ban đầu suôn sẻ, xem ngày không phải là yếu tố quan trọng nhất, mà thay vào đó, cô dâu chú rể nên tìm hiểu kỹ phong tục tập quán của nhau. Kể từ đó có những hành vi thích hợp. Do đó, cả hai giúp thắt chặt tình cảm cho cả hai bên, đồng thời tránh sự bất mãn không cần thiết. Đã có rất nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra, đôi khi phá hỏng cả đường tình duyên chỉ vì vấn đề ngày giờ không được đồng nhất giữa 2 bên, 1 bên cảm thấy thiếu tôn trọng.
Có nhiều trường hợp tranh cãi về số tráp, số tiền thách cưới, nghĩ lễ đón dâu không thể đi đến thống nhất do khác biệt về phong tục tập quán khiến hôn nhân bị hủy. Đây là sự cố đáng tiếc và hiện vẫn xảy ra khá thường xuyên. Nhà trai bức xúc vì số tiền thách cưới quá lớn, nhà gái bức xúc vì nhà trai thiếu tôn trọng nhà gái… Tất cả bắt nguồn từ phong tục tập quán của địa phương, cần có sự thông cảm, thấu hiểu và chuẩn bị từ trước để việc trăm năm diễn ra thuận lợi.
- Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chi tiết lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi: Là buổi lễ quan trọng, sau khi thống nhất được ngày giờ và lễ vật yêu cầu ở buổi dạm ngõ, Nhà trai tiến hành mang lễ vật đến nhà gái. Nếu nhà gái nhận lễ vật này được coi như chính thức đồng ý gả con gái cho nhà người ta. Mọi việc còn lại chỉ còn nằm trên giấy tờ mà thôi. Ở miền Bắc, Lễ ăn hỏi thường được tổ chức rất linh đình
Trình tự diễn ra lễ ăn hỏi
Ngày lành tháng tốt đến, nhà trai sẽ cùng toàn bộ những người họ hàng thân thiết nhất đến nhà gái làm lễ ăn hỏi. Thành phần tham dự buổi lễ ăn hỏi của nhà trai thường gồm: ông bà nội ngoại chú rể, cô dì chú bác họ nội ngoại, bạn bè thân thiết nhất, đội bê tráp lễ từ 5-7-9-11 người tùy số tráp chuẩn bị, người đại diện nhà trai mang tráp lễ đi đầu đoàn (thường là nữ) gọi là bà dẫn lễ (1 số nơi gọi là bà mai, bà mối). Đoàn đi đến nhà gái tham dự lễ ăn hỏi thường gói gọn trong khoảng 30 người.
Đi đầu là bà dẫn lễ mang tráp lễ đỏ, tráp nhỏ có chứa trầu cau. Khi đến gần cổng nhà gái, tất cả đoàn dừng lại, chỉ riêng bà dẫn lễ mang tráp lễ nhỏ này vào trước, xin phép nhà gái được mang các lễ vật vào trong sân nhà gái, xin phép cho nhà trai vào làm lễ ăn hỏi. Được sự đồng ý của nhà gái. Đoàn phía sau mới được vào.
Chú rể cùng Các cụ ông cụ bà vào trước, tiếp đó là mâm xôi gà, xôi heo quay, các nam thanh nữ tú bưng bê tráp lần lượt tiến vào mang tráp vào trong sân nhà gái.
Cuối cùng những người họ hàng, bạn bè còn lại lần lượt đi vào.
Đại diện nhà trai giới thiệu thành phần tham gia buổi lễ ăn hỏi, liệt kê các món quà đã được chuẩn bị theo yêu cầu của nhà gái. Xin phép nhà gái được đưa các lễ vật lên bàn thờ gia tiên.
Đại diện nhà gái có lời cảm ơn, và giới thiệu những người có mặt đến nhà cô gái và nhận những món quà. Nhà gái phát biểu đồng ý nhận các món quà nhà trai đã chuẩn bị, từ nay con gái được gả làm dâu con sang nhà trai, hy vọng nhà trai dạy bảo, yêu thương.
Lần lượt từng tráp cưới đang đặt ở sân sẽ được các cặp nam nữ bê tráp dâng vào trong nhà gái, thường có chuẩn bị sẵn vị trí đặt tráp lễ.
Bố mẹ cô dâu sẽ thắp 1 nén nhang bẩm báo với tổ tiên trước, sau đó cô dâu chú rể cùng thắp hương khấn bái.
Sau khi ăn trầu uống nước, Cả hai nhà thảo luận về các nghi lễ đám cưới, quà tặng đính hôn, thời gian tổ chức. Thông thường đến bước này rồi thì mọi thủ tục đều rất nhẹ nhàng, không mang nặng tính ép buộc, thách đố.
Nhà trai xin phép ra về và hẹn ngày giờ sang đón dâu, nhà gái thường sẽ chia lại một phần lễ trong các tráp cho nhà trai. Đội bê tráp nhà trai sẽ lần lượt vào bê các tráp quà đã được nhà gái chia lại 1 phần về. Phần tráp quà chia lại về sau sẽ được mang biếu đến các cụ, các ông bà trong họ để tỏ lòng hiếu nghĩa.
Vào cuối buổi lễ, nếu điều kiện cho phép, gia đình cô dâu có thể mời gia đình chú rể dùng bữa thân mật tại nhà hoặc trong nhà hàng để tạo cơ hội trao đổi thêm và tăng sự gắn kết giữa các thành viên của hai gia đình. Nhà trai có thể từ chối để quay về tiếp các vị khách ở nhà hoặc vui vẻ đồng ý ăn tại nhà gái (Cô dâu chú rể cần thỏa thuận trước để chuẩn bị cỗ hoặc không)
Buổi lễ ăn hỏi kết thúc.
Cô dâu chú rể mặc gì ở Ăn hỏi?
Với lễ ăn hỏi. Đây là 1 buổi lễ hết sức quan trọng, qua buổi lễ này, trong mắt hai họ thì cô gái đã chính thức làm dâu nhà chồng, chính thức nên duyên vợ chồng. Tại buổi lễ này cô dâu thường mặc áo dài đỏ đầu đội mấn, chú rể có thể mặc veston hoặc áo sơ mi trắng hoặc áo dài cách tân, đi cùng là đội ngũ bê tráp (lễ vật) thường là 5-7-9-11-13 tráp.
Gia đình chú rể nên chuẩn bị sính lễ gì cho lễ ăn hỏi
Trái với lễ dạm ngõ chỉ là buổi nói chuyện giao lưu, không nhất thiết phải mang quà cáp, sính lễ gì. Buổi lễ ăn hỏi thường diễn ra rất trang trọng và đầy đủ lễ vật. Thông thường trong buổi lễ dạm ngõ, nhà gái sẽ yêu cầu những lễ vật và nhà trai phải chuẩn bị. Sính lễ được đặt trong từng tráp. Mỗi tráp là 1 loại lễ vật khác nhau. Các lễ vậy thông thường gồm có: Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, xôi gà, tiền dẫn cưới v.v. Lưu ý rằng các lễ vật này phải là số chẵn.
- Lễ vu quy / Lễ xin dâu
Lễ Vu Quy: hay còn gọi là lễ rước dâu, lễ xin dâu. Tại thời điểm này, nhà trai đến nhà gái xin phép được đón con gái về làm dâu con nhà trai. Từ nay người con gái sẽ chính thức về nhà trai ở, sinh sống và làm dâu con trong nhà. Buổi lễ vu quy luôn được diễn ra tại nhà gái.
Trình tự buổi lễ vu quy/ Lễ đón dâu
Sau khi thỏa thuận ngày lành tháng tốt, đúng thời gian đã chuẩn bị trước, nhà trai đến nhà gái làm lễ xin dâu. Thành phần tham gia: Đi đầu là các ông các bà nội ngoại, các vị trưởng họ, trưởng tộc có vị trí quan trọng . Tiếp sau là chú rể cầm theo hoa trên tay, tiếp phía sau là họ hàng cùng các nam thanh nữ tú đi cùng. Đoàn rước dâu thường có số người tham gia từ 30-50 người.
Người Việt có tục “cha “Trưởng đoàn đi đầu cùng các ông bà, trưởng tộc được sự tiếp đón nồng nhiệt của nhà gái sẽ tiến thẳng vào trong nhà cô dâu. Ngay khi đến cổng, pháo giấy được bắn nổ để làm tăng thêm sự náo nhiệt. Chú rể tiến vào trong sảnh nhà cô dâu cùng các họ hàng, bạn bè,
Nhà trai thưa chuyện tuyên bố lí do và xin phép được đón dâu. Nhà gái đồng ý, chú rể từ từ tiến vào nhà, đến phòng của cô dâu, dắt tay cô dâu xuống làm lễ gia tiên. Cô dâu chú rể làm thắp hương khấn tổ tiên. Lúc này của hồi môn của nhà gái cũng sẽ được trao cho cô dâu, thường là nhẫn vàng, vòng kiềng.
Người Việt có tục “cha đưa, mẹ đón”. Tức ở lễ rước dâu này, cha cô gái sẽ đưa con gái về nhà chồng, Mẹ chú rể sẽ là người về đón con dâu thường kèm với 1 cái nón lá.
Nhà trai đón rước cô dâu về nhà mình để làm lễ thành hôn.
Lễ Thành Hôn và trình tự diễn ra Lễ Thành Hôn
Lễ Thành Hôn là buổi lễ nhà trai đón thành công cô dâu về đến nhà mình và làm lễ gia tiên. Lễ thành hôn luôn được tổ chức tại nhà trai. Ngay sau khi thắp hương lễ bái gia tiên xong, phần tiệc cưới có thể tổ chức tại nhà trai, địa điểm gần đó hoặc trung tâm tiệc cưới.
Trình tự diễn ra Lễ Thành Hôn
Nhà trai đón cô dâu về đến nhà mình, cô dâu chú rể vào làm lễ gia tiên xong sẽ ra ngoài cùng các vị quan khách. MC dẫn dắt chương trình hoặc Nhà trai tuyên bố chính thức từ nay cô gái đã trở thành dâu con trong nhà. Phần trao nhẫn cưới của cô dâu chú rể, trao vòng vàng , nhẫn vàng của bố mẹ chú rể, họ hàng chú rể cho cặp đôi, cắt bánh…. diễn ra theo trình tự MC tiệc cưới.
Cô dâu chú rể cảm ơn các vị quan khách bằng đi mời nước, trầu cau, sau đó là mời tiệc cưới.
Với trường hợp tổ chức tiệc ở nhà hàng.
Nhà trai đón cô dâu về thắp hương lễ bái tổ tiên , sau đó sẽ ra trung tậm tiệc cưới. Bố mẹ cô dâu sẽ đứng trước cửa vào khách sạn/ trung tâm tiệc cưới tiếp đón từng vị khách, khi các vị khách ổn định vị trí, buổi lễ thành hôn sẽ bắt đầu. Mọi trình tự buổi lễ thành hôn sẽ do MC đảm nhiệm. Sau phần lễ sẽ đến phần tiệc.
Buổi lễ thành hôn kết thúc.
- Lễ lại mặt
Lễ lại mặt là buổi lễ vợ chồng mới cưới quay về nhà gái để thắp hương, ăn bữa cơm thân mật để bày tỏ lòng hiếu thảo, Thời gian diễn ra lễ lại mặt tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của cô dâu chú rể, có thể là ngay hôm sau, 1 tuần sau, hoặc 1 tháng sau. Đây là bữa cơm nội bộ thường chỉ 1-2 mâm cơm.
Ngày nay lễ lại mặt đang dần bị mai một, do cuộc sống vội vã, khoảng cách địa lý cưới hỏi ngày càng xa. Nếu có điều kiện tốt nhất vẫn nên theo phong tục của cha ông để lại. Trường hợp quá bận rộn có thể lược bỏ.
Hy vọng, thông qua bài viết này, thiệp cưới 88 có thể giúp bạn tưởng tượng Chi tiết thủ tục đám cưới ở miền Bắc và những gì bạn cần chuẩn bị để có được lễ cưới đầy đủ. Mặc dù không cầu kỳ và nặng nề về nghi lễ và thủ tục, buổi lễ cũng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng để tiến hành một cách trang trọng và ấm cúng.
CLICK Xem trọn Album mẫu thiệp cưới đẹp và lựa chọn mẫu ưng ý nhất cho mình nhé
Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn in thiệp cưới nhanh và chu đáo nhất
Hotline: 0888.333.413 (Call/Zalo)
Email: Thiepcuoi88@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/thiepcuoi88/
Từ khóa » đám Cưới Miền Bắc
-
Thủ Tục Và Nghi Lễ Cưới Hỏi Truyền Thống ở Miền Bắc - Ely Wedding
-
Phong Tục Cưới Hỏi (Miền Bắc) : Các Thủ Tục, Nghi Lễ Bạn Cần Nắm Rõ
-
Phong Tục Cưới Hỏi Miền Bắc Và Những điều Cần Lưu ý Cho đám Cưới
-
Tổng Hợp Các Thủ Tục, Phong Tục Cưới Hỏi Miền Bắc
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Miền Bắc
-
Những Nghi Lễ, Thủ Tục Cưới Hỏi ở Miền Bắc - Thiệp Xinh
-
Thủ Tục Cưới Hỏi Từ A - Z ở Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Miền Bắc Gồm Những Gì?
-
Phong Tục Tổ Chức đám Cưới Miền Bắc
-
Phong Tục Cưới Hỏi ở Miền Bắc Việt Nam - Văn Hóa Tâm Linh
-
Quy Trình Tổ Chức Một đám Cưới ở Miền Bắc - Honey Bees
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Miền Bắc Các Nàng Dâu Cần Biết Cho ...
-
Khám Phá Cỗ đám Cưới Miền Bắc Có Gì đặc Sắc