G/A Hoạt động Góc. Chủ đề Thế Giới Thực Vật

GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC

Chủ đề: Thực vật

Đối tượng: Trẻ 4 tuổi A4

Thời gian thực hiện: 35 - 40 phút

Giáo viên: Trần Thị Lan Anh

I. Dự kiến góc chơi

- Góc đóng vai: Bán hàng, cửa hàng ăn uống.

- Góc xây dựng: Xây dựng công viên xanh

- Góc nghệ thuật- tạo hình: Vẽ, nặn, xé dán các loại cây khác nhau chơi và sáng tạo từ nguyên vật tự nhiên: Sỏi, cành khô, lá cây….

- Góc thư viện : Cho trẻ xem truyện tranh,và làm sách truyện

II. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- Trẻ nhận biết công việc người bán hàng, người nấu ăn, đi chợ và thể hiện được một số hành động, lời nói phù hợp với vai chơi nấu ăn, bán hàng.

- Biết cách sử dụng đồ dùng phù hợp với vai chơi.

- Trẻ chơi theo nhóm nhỏ, biết thỏa thuận nội dung chơi, biết phân vai chơi.

2. Kỹ năng.

- Rèn kĩ năng Vẽ tô màu, bôi hồ, dán; biết sử dụng nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm…

- Củng cố kĩ năng xếp chồng, xếp cạnh, sắp xếp bố cục để tạo thành công viên xanh

3. Thái độ.

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn; giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

- Biết cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng vào nơi quy định sau khi chơi.

III. Chuẩn bị

- Bố trí các góc chơi hợp lý, thuận tiện. Bàn, ghế...

- Nhạc bài hát” Em yêu cây xanh”

- Bổ sung đầy đủ đồ dùng ở các góc, đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ:

+ Góc xây dựng: Gạch nhựa, khối xốp, ghép nút, cây xanh, hoa, cỏ...

+ Góc đóng vai: Các loại đồ chơi thực phẩm; đồ chơi nấu ăn (Nồi, bếp ga, bát, đũa,…); đồ dùng thật: Rau cải, rau lang gạo, đỗ, hoa chuối…

+ Góc tạo hình: Bút sáp màu, màu nước, chổi lông..đất nặn, bảng con và 1 số nguyên vật liệu tự nhiên: Sỏi, cành khô, lá cây.

+ Góc thư viện: Truyện tranh các loại phù hợp với độ tuổi; hình ảnh để trẻ làm sách

IV. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ

1. Thỏa thuận trước khi chơi:

* Gây hứng thú:

- Cô và trẻ hát bài “ Em yêu cây xanh”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Trồng cây xanh có ích lợi gì?

- Các con nhìn thấy cây xanh có nhiều ở đâu?

Đúng rồi có rất nhiều cây xanh khác nhau đấy các con ạ cây xanh cho gỗ, cho bóng mát cho quả ăn., cho bầu không khí trong lành... vì vậy CM phải biết yêu quý chăm sóc bảo vệ cây để cây luôn xanh tốt nhé

- Trẻ hát cùng cô

- Em yêu cây xanh

- Cho bóng mát....

- Trẻ kể

- Trẻ lắng nghe cô

* Thỏa thuận trước khi chơi:

- Để xây dựng được công viên cây xanh thì hàng ngày các con chơi ở góc nào?

- Ngoài góc xây dựng ra lớp mình con có góc chơi nào nữa?

- Với chủ đề “ Thực vật”. Hôm nay các con thích chơi ở những góc chơi nào?

- Có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo cô hôm nay chúng mình sẽ chơi ở góc xây dựng góc đóng vai, góc nghệ thuật và góc thư viện nhé.

- Vậy ai thích chơi ở góc XD?

+ Ai thích chơi ở góc XD cùng với bạn ...?

+ Hôm nay các bác chơi gì?

+ Ai là thợ cả? Ai sẽ là người xây dựng?

- Những bạn nào muốn chơi ở góc đóng vai?

+ Các bác góc đóng vai chơi trò chơi gì?

+ Ai là người bán hàng?

+ Ai chơi ở cửa hàng ăn uống? Ai đi chợ mua hàng; ai sẽ là người chế biến những món ăn?

- Ở góc nghệ thuật tạo hình cô đã chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu đấy.

+ Ai thích chơi ở góc tạo hình nào?

+ Chúng mình sẽ làm gì với bút màu?

- Con thích chơi gì với lá cây, sỏi, …?

- Bạn nào thích chơi ở góc thư viện?

+ Ở góc thư viện con sẽ chơi gì?

(Với góc nghệ thuật, góc thư viện cô trò chuyện thỏa thuận tương tự)

- Để buổi chơi vui vẻ trong khi chơi các con phải chơi như thế nào?

- Chơi song các con phải làm gì?

=> GD: Khi về các góc chơi các con phải chơi đoàn kết, không tranh dành đồ chơi của bạn; chơi song cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định.

- Bây giờ, cô mời các con về góc chơi các con đã chọn để chơi nào. (Cho trẻ đọc thơ “Cây bàng” và về góc chơi)

- Góc xây dựng ạ

- Kể tên góc chơi

- Trẻ trả lời

- Nghe cô nói

- Nhận góc chơi. Thỏa thuận nội dung chơi, vai chơi.

- Nghe cô giáo dục

- Trẻ về góc chơi

2. Quá trình chơi:

- Cô bao quát trẻ, cân đối số lượng trẻ giữa các góc chơi, theo dõi ý đồ chơi của trẻ, khơi gợi để trẻ thể hiện vai chơi, rèn kỹ năng chơi cho trẻ và khuyến khích trẻ sáng tạo; đồng thời tác động, xử lý các tình huống xẩy ra trong khi chơi.

Ví dụ:+ Góc xây dựng:

- Bác Phát ơi bác đang xây khu gì đây ạ?

- Theo tôi các bác nên xây hàng rào phải thẳng, xếp khít nhau, không kẻo bị đổ đấy...

+ Góc đóng vai:

- Bác Hường ơi bác bán những hàng gì vậy?

- Nhà bác nhiều hàng thế, bác hãy phân từng loại hàng ra cho khách dễ nhìn, đễ mua nhé.

- Cửa hàng nhà bác bán những món ăn gì?

- Theo tôi cửa hàng cần phải bày món ăn đẹp mắt, hất dẫn và các bác để sẵn bát đũa ra bàn cho khách tiện sử dụng các bác nhé

+ Góc nghệ thuật:

- Các bác đang làm gì vậy?

- Bác đang vẽ cây à cây này tôi thấy còn chưa có quả bác vẽ thêm quả vào cây cho cây thêm đẹp nhé

+ Góc thư viện:

- Bác xem sách gì mà say sưa thế?

- Bác làm sách về các loại cây à. Tôi tặng bác các hình ảnh truyện này để bác có thể làm thêm truyện tranh nữa nhé.

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

3. Nhận xét sau khi chơi:

- Cô đến từng góc chơi để nhận xét về thái độ chơi, kỹ năng chơi, sản phẩm chơi của trẻ. Sau đó thu hút trẻ về góc chơi có sản phẩm đẹp cho trẻ cùng nhận xét.

- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ và mở rộng nội dung chơi buổi sau.

* Kết thúc.

- Cô cùng trẻ hát bài hát “ Hết giờ chơi” cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi lên góc gọn gàng.

- Nhận xét xét lẫn nhau (Thái độ chơi, kĩ năng chơi, sản phẩm)

- Nghe cô nhận xét

- Trẻ hát và cất đồ chơi gọn gàng

Từ khóa » Cách Làm Cây Xanh Góc Xây Dựng