G20 (nhóm Các Nền Kinh Tế Lớn) – Wikipedia Tiếng Việt

G20 (nhóm các nền kinh tế lớn)
  Quốc gia thành viên   Quốc gia được đại diện thông qua tư cách thành viên của Liên minh Châu Âu   Quốc gia khách mời tại Hội nghị G20
Tên viết tắtG20
Thành lập26 tháng 9 năm 1999; 25 năm trước (1999-09-26)
Vị thế pháp lýĐang hoạt động
Mục đíchĐưa các nền kinh tế công nghiệp phát triển, công nghiệp mới và đang phát triển lại cùng với nhau một cách có hệ thống để thảo luận về các vấn đề quan trọng trong kinh tế toàn cầu.[1]
Thành viên  Argentina Úc Brasil Canada Trung Quốc Pháp Đức Ấn Độ Indonesia Ý Nhật Bản Hàn Quốc México Nga Ả Rập Xê Út Nam Phi Thổ Nhĩ Kỳ Anh Quốc Hoa Kỳ Liên minh châu Âu
Ngôn ngữ chính Tiếng Anh
Lãnh đạoIndonesia Joko Widodo (2022)
Nhân viên Không[2]
Trang webwww.g20.org
Đối với các định nghĩa khác, xem G20.

G20 hay Nhóm 20 (tiếng Anh: Group of Twenty) (tiếng Pháp: Groupe des vingt) là diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các Nguyên thủ và Thống đốc ngân hàng trung ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng Liên minh châu Âu (EU). G20 được thành lập vào năm 1999 với mục đích nhằm thảo luận về những vấn đề kinh tế quan trọng, thúc đẩy các chính sách liên quan đến việc ổn định tình hình tài chính quốc tế cũng như định hướng phát triển cho nền kinh tế toàn cầu. G20 đã mở rộng chương trình nghị sự của mình từ năm 2008, hiện nay, không chỉ có các Nguyên thủ quốc gia mà các Bộ trưởng tài chính, Bộ trưởng ngoại giao của các nước thành viên cũng đã gặp gỡ định kỳ, trao đổi và tham gia thảo luận tại hội nghị kể từ đó đến nay.

G20 hiện đang chiếm hơn 90% trong tổng quy mô của toàn bộ nền kinh tế thế giới, các quốc gia thành viên bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada (nhóm G7), Hàn Quốc, Úc (hai nước phát triển nhưng không phải thành viên G7), Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, México, Indonesia, Argentina, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ (các nước công nghiệp mới và đang phát triển) cùng Liên minh châu Âu là thành viên đặc biệt.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

G20 đã manh nha trước cuộc họp thượng đỉnh Cologne của G7 năm 1999, nhưng được thành lập chính thức ở hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 vào ngày 26 tháng 9 năm 1999. Các hội nghị ra mắt diễn ra vào ngày 15-16 tháng 12 năm 1999 ở Berlin. Năm 2008, Tây Ban Nha và Hà Lan được Pháp mời tham gia.[3]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

G20 hoạt động mà không có ban thư ký hay nhân viên thường xuyên. Ghế chủ tịch luân chuyển hàng năm giữa các quốc gia thành viên và được chọn từ nhóm các quốc gia khu vực khác nhau. Ghế chủ tịch là một phần của nhóm quản lý với 3 thành viên xoay tròn gồm chủ tịch quá khứ, hiện tại và tương lai, được nói tới như là Troika. Chủ tịch đương nhiệm lập ra ban thư ký lâm thời trong suốt nhiệm kỳ của mình để phối hợp công việc của nhóm và tổ chức các cuộc họp của nhóm. Vai trò của Troika là đảm bảo sự liên tục trong công việc của G-20 và quản lý trong những năm làm chủ nhà.

Vai trò

[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến giữa những năm 1990 vẫn là nơi bàn thảo các vấn đề quan trọng nhất của thế giới, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua và sự tan chảy của thị trường toàn cầu khiến hệ thống toàn cầu chấn động mạnh hơn bất cứ thứ gì theo sau sự sụp đổ của Liên Xô. Hồi tháng 9-2008, những lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang đứng trên bờ vực thảm họa đã thúc đẩy sự thay đổi đột ngột từ G8 sang G20, một cơ chế bao gồm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới và các nước thị trường mới nổi quan trọng nhất, vốn là thành viên của G77. Vì vậy, G20 từng được ví von là kết tinh của G7 và G77. Những kỳ họp đầu tiên của cơ chế mới G20 ở Washington vào tháng 11-2008 và ở Luân Đôn hồi tháng 4-2009 cho ra đời một thỏa thuận mở rộng hợp tác tiền tệ và tài chính, tăng ngân sách cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và đưa ra những luật mới cho các định chế tài chính.

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi cuộc khủng hoảng hiện nay dần trôi qua, nhu cầu và mối quan tâm của nhóm các nước giàu và các nước mới nổi bắt đầu khác biệt, sự chia rẽ lợi ích giữa các cường quốc trong G20 ngày càng lộ rõ và làm giới chuyên môn lo ngại sẽ có một ngày G20 sẽ tiến đến chỗ "có cũng được, không có cũng không sao".[4]

Các thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Vị trí lãnh đạo Lãnh đạo
 Argentina Tổng thống Javier Milei
 Úc Thủ tướng Anthony Albanese
 Brasil Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva
 Canada Thủ tướng Justin Trudeau
 Trung Quốc Chủ tịch nước Tập Cận Bình
 Pháp Tổng thống Emmanuel Macron
 Đức Thủ tướng Olaf Scholz
 Ấn Độ Thủ tướng Narendra Modi
 Indonesia Tổng thống Joko Widodo
 Ý Thủ tướng Giorgia Meloni
 Nhật Bản Thủ tướng Kishida Fumio
 Hàn Quốc Tổng thống Yoon Suk-yeol
 México Tổng thống Andrés Manuel López Obrador
 Nga Tổng thống Vladimir Putin
 Ả Rập Xê Út Nhà vua Salman bin Abdulaziz Al Saud
 Nam Phi Tổng thống Cyril Ramaphosa
 Thổ Nhĩ Kỳ Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Thủ tướng Rishi Sunak
 Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden
 Liên minh Châu Âu[5] Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen

Hội nghị

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị của G20 bao gồm các hội nghị thường niên cấp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương và hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia G20 (tên chính thức là Hội nghị thượng đỉnh G20 về thị trường tài chính và kinh tế thế giới).

Hội nghị cấp bộ trưởng và thống đốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1999: Berlin,  Đức
  • 2000: Montreal,  Canada
  • 2001: Ottawa,  Canada
  • 2002: Delhi,  Ấn Độ
  • 2003: Morelia,  México
  • 2004: Berlin,  Đức

  • 2005: Bắc Kinh,  Trung Quốc
  • 2006: Melbourne,  Úc
  • 2007: Cape Town,  Nam Phi
  • 2008: São Paulo,  Brasil
  • 2009: Horsham,  Anh Quốc

Hội nghị thượng đỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày Nước chủ nhà Thành phố Website
1[6] 14–15 tháng 11 năm 2008  Hoa Kỳ Washington, D.C.
2[6] 2 tháng 4 năm 2009  Anh Quốc Luân Đôn [1] Lưu trữ [Date missing] tại Stanford Web Archive
3[6] 24–25 tháng 9 năm 2009  Hoa Kỳ Pittsburgh [2] Lưu trữ 2016-10-13 tại Wayback Machine
4[7] 26–27 tháng 6 năm 2010  Canada Toronto [8]
5[9] 11–12 tháng 11 năm 2010  Hàn Quốc Seoul [3]
6[10] 11–12 tháng 11 năm 2011[11]  Pháp Cannes [4] Lưu trữ 2011-05-30 tại Wayback Machine
7[12] 18–19 tháng 6 năm 2012[13]  México Los Cabos [5]
8[14] 5–6 tháng 9 năm 2013  Nga Sankt-Peterburg [6] Lưu trữ 2013-09-21 tại Wayback Machine
9[14] 15–16 tháng 11 năm 2014  Úc Brisbane
10[14] 15–16 tháng 11 năm 2015  Thổ Nhĩ Kỳ Antalya
11[14] 4–5 tháng 9 năm 2016  Trung Quốc Hàng Châu
12[14] 7–8 tháng 7 năm 2017  Đức Hamburg
13[14] 30 tháng 11 – 1 tháng 12 năm 2018  Argentina Buenos Aires
14[14] 28–29 tháng 6 năm 2019  Nhật Bản Osaka
15[14] 21–22 tháng 11 năm 2020  Ả Rập Xê Út Riyadh
16[14] 30–31 tháng 10 năm 2021  Ý Rome
17[14] 15–16 tháng 11 năm 2022  Indonesia Bali
18 9-10 tháng 11 năm 2023  Ấn Độ New Delhi
19 18-19 tháng 11 năm 2024  Brazil Rio de Janeiro
20 2025  Nam Phi
21 2026  Hoa Kỳ

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • G0
  • G7
  • G8
  • Hội nghị thượng đỉnh G20 2008 tại Washington D.C.
  • Hội nghị thượng đỉnh G20 2009 tại Luân Đôn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ FAQ #5: What are the criteria for G-20 membership? Lưu trữ 2013-05-06 tại Wayback Machine từ website chính thức của G-20
  2. ^ G-20 Membership Lưu trữ 2011-05-04 tại Wayback Machine từ website chính thức của G-20
  3. ^ “G”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ Our G-Zero World by Nouriel Roubin
  5. ^ “Van Rompuy and Barroso to both represent EU at G20”. EUobserver (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ a b c "The G-20 Leaders Summit on Financial Markets and the World Economy" Lưu trữ 2016-11-09 tại Wayback Machine. G-20 Information Centre. University of Toronto. 2008. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ Canada (ngày 25 tháng 9 năm 2009). “Canada to host 'transition' summit in 2010”. Toronto: Theglobeandmail.com. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ “The Group of 20: The premier forum for international economic cooperation”. Canadainternational.gc.ca. ngày 27 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2013.
  9. ^ “Korea to Host G20 in November”. The Korea Times. ngày 25 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2009.
  10. ^ “French G20 summit to be November 2011 in Cannes”. Business Recorder. ngày 12 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2010.
  11. ^ "Cannes albergará próxima cumbre del G20 en noviembre de 2011". AFP via Emol.com. ngày 12 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.
  12. ^ Robinson, Dale. "G20 Commits to Deficit Reduction Time Line". Voice of America. ngày 27 tháng 6 năm 2010; "Mexico hosted G20 summit in 2012". Xinhua. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  13. ^ Los Cabos to Host G20 Summit in 2012. PRNewswire.com. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
  14. ^ a b c d e f g h i j “French G20 LEADERS SUMMIT – FINAL COMMUNIQUÉ”. G20-G8. ngày 4 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về G20 (nhóm các nền kinh tế lớn).
  • Website chính thức Sửa đổi này tại Wikidata
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề chính trị này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến kinh tế này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Sức mạnh trong quan hệ quốc tế
Phân loạiCường quốc kinh tế • Siêu cường năng lượng • Cường quốc thực phẩm • Quyền lực cứng • Sức mạnh quốc gia • Chính trị sức mạnh • Chính trị thực dụng  • Quyền lực thông minh • Quyền lực mềm • Quyền lực bén (Quyền lực nhọn)
Trạng tháiCường quốc • Cường quốc mới nổi • Tiểu cường • Trung cường quốc • Đại cường quốc • Siêu cường quốc • Siêu cường tiềm năng • Cường quốc vùng
Địa chính trị
Khu vựcThái bình La Mã • Thái bình Trung Hoa • Thái bình Ottoman
Quốc tếThế kỷ Mông Cổ • Thế kỷ Anh Quốc • Thế kỷ Hoa Kỳ (Hòa bình Mỹ) • Hòa bình Liên Xô • Thế kỷ châu Á • Thế kỷ Trung Quốc • Thế kỷ Thái Bình Dương • Thế kỷ Ấn Độ
Học thuyếtCân bằng quyền lực • Cân bằng quyền lực châu Âu • Trung tâm quyền lực • Thuyết ổn định bá quyền • Lý thuyết về quyền lực • Phân cực • Đề án sức mạnh • Lý thuyết chuyển tiếp quyền lực • Siêu cường thứ hai • Phạm vi ảnh hưởng
Nghiên cứuChỉ số sức mạnh tổng hợp quốc gia • Sức mạnh tổng hợp quốc gia
Các tổ chức và nhóm theo vùng
Châu Phi
  • Liên minh châu Phi
  • Liên minh Địa Trung Hải
Châu Phi–Châu Á
  • Liên đoàn Ả Rập
  • Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập vùng Vịnh (GCC)
  • Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC)
Châu Mỹ
  • Mercosur
  • Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
  • Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS)
  • Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (Unasur)
Châu Á
  • Đối thoại hợp tác châu Á (ACD)
  • Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
  • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
  • Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Trung Quốc-Nhật Bản
  • Tổ chức hợp tác kinh tế (ECO)
  • Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC)
  • Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)
Châu Âu
  • Ủy hội châu Âu (CE)
  • Liên minh châu Âu (EU)
Á Âu
  • Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)
  • Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO)
  • Tổ chức hợp tác kinh tế (ECO)
  • Liên minh Kinh tế Á Âu (EaEU)
  • Hội đồng Thổ Nhĩ Kỳ
Bắc Mĩ–Châu Âu
  • Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Châu Phi–Châu Á –Châu Âu
  • Liên minh Địa Trung Hải
Châu Phi–Nam Mĩ
  • Khu vực hòa bình và hợp tác Nam Đại Tây Dương
Châu Đại Dương –Thái Bình Dương
  • Khối hiệp ước An ninh quân sự Úc–New Zealand–Mỹ (ANZUS)
  • Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
  • Melanesian Spearhead Group (MSG)
  • Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF)
  • Nhóm lãnh đạo Polynesia (PLG)
Không theo vùng
  • Brazil–Nga–Ấn Độ–Trung Quốc–Nam Phi (BRICS)
  • Thịnh vượng chung Anh
  • Colombia–Indonesia–Việt Nam–Ai Cập–Thổ Nhĩ Kỳ–Nam Phi (CIVETS)
  • E7
  • E9
  • G2
  • G4
  • G7
  • G8
  • G8+5
  • G20
  • G24
  • G77
  • Diễn đàn đối thoại Ấn Độ–Brazil–Nam Phi (IBSA)
  • Mexico–Indonesia–Nigeria–Thổ Nhĩ Kỳ (MINT)
  • Next Eleven (N-11)
  • Phong trào không liên kết (NAM)
  • Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)
  • Đoàn kết đồng thuận
Toàn cầu
  • Liên Hợp Quốc (UN)
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb16525845n (data)
  • GND: 1086799135
  • ISNI: 0000 0001 2117 0760
  • LCCN: no2006040023
  • LNB: 000298566
  • SELIBR: 348451
  • SUDOC: 122220765
  • VIAF: 171574753
  • WorldCat Identities (via VIAF): 171574753

Từ khóa » Thành Viên Của G20