G7 Mart Quản Lý Bán Lẻ Bằng Phần Mềm Microsoft - VnEconomy
Trở lại trang chủ
Kinh tế sốSản phẩm - Thị trường
Fintech
Start-up
Dịch vụ số
Quản trị số
Cuối tuần qua tại Tp.HCM, hãng Microsoft đã chính thức thắt chặt quan hệ hợp tác với G7 Mart, hệ thống bán lẻ tại Việt Nam, bằng việc ký kết bản ghi nhớ hợp pháp hoá phần mềm Microsoft. Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Steve Helvie, Giám đốc phát triển kênh phân phối khu vực châu Á - Thái Bình Dương tập đoàn Microsoft. Được biết Microsoft dự tính áp dụng tiêu chuẩn hoá hệ thống công nghệ thông tin của G7 bằng giải pháp quản lý bán lẻ Microsoft Dynamics (RMS), xin ông cho biết những tính năng nổi trội của giải pháp này phối hợp với các hoạt động kinh doanh và quản lý của G7 như thế nào? Sản phẩm Dynamics bao gồm rất nhiều ứng dụng và chương trình khác nhau như quản lý tài chính, kế toán, quản lý dây chuyền cung ứng, quản lý hàng tồn kho... Trong ngành hàng bán lẻ, việc quản lý hàng tồn kho, tối ưu hoá lượng tồn kho là cực kỳ quan trọng. Với giải pháp RMS sẽ giúp cho hệ thống các cửa hàng có cơ chế quản lý chặt chẽ, có thể kiểm soát được số lượng tồn kho trong khi bán hàng và từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc nhập hàng, bổ sung hàng hoá. Ngoài ra, các sản phẩm phần mềm của Microsoft có tính năng phổ cập, thân thiện và tiện dụng, khai thác dễ dàng. Với việc triển khai hệ thống RMS này tại G7, các cửa hàng của họ sẽ được dùng chung bộ cơ sở dữ liệu, chung ngôn ngữ. Do đó, việc đồng bộ hoá, giao tiếp với nhau một cách chặt chẽ giúp cho G7 ở trung tâm có thể kiểm soát được tình hình kinh doanh của các cửa hàng, hoạch định chiến lược, kế hoạch trong tương lai. Yếu tố cuối cùng là G7 hướng đến giải pháp trọn vẹn mang tính lâu dài, tích hợp các hoạt động kinh doanh của mình với sử dụng phần mềm có bản quyền Microsoft, đây là bước đi đầu tiên mang tính chất chiến lược. Đó là những lý do tại sao G7 quyết định gắn bó lâu dài với Microsoft và điều này thật có ý nghĩa cho G7 khi họ triển khai trên diện rộng các cửa hàng của mình trên toàn quốc. Nhân viên của các cửa hàng khi tiếp cận với phần mềm bán lẻ này cũng như tiếp cận với các phần mềm thông thường khác như MS Word, MS Ecxel... giúp họ vận hành tốt hơn. Theo ông, khả năng ứng dụng Microsoft Dynamics của các doanh nghiệp Việt Nam là thế nào so với khu vực, xét từ khía cạnh tiềm lực tài chính, khả năng cạnh tranh? Hiện nay, tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn còn thủ công, sử dụng cơ sở dữ liệu thông qua bảng tính Excel. Giải pháp Dynamics sẽ cho phép các doanh nghiệp đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu cũng như các hoạt động quản lý của mình liên quan đến dây chuyền cung ứng, quản lý tồn kho, quản lý bán hàng cũng như quan hệ với khách hàng được chặt chẽ và có hệ thống hơn. Thông thường, đầu tư về công nghệ thông tin, hầu hết người ta thường coi trọng đến các yếu tố hồi tố (return investment). Cho dù đầu tư cao đến đâu mà thu được nhiều lợi ích từ việc đầu tư đó thì hữu ích. Ngược lại, đầu tư dù rẻ đến đâu mà không sử dụng được, không mang lại phản hồi tích cực cho doanh nghiệp thì đó là đầu tư tốn kém. Các sản phẩm của Microsoft Dynamics hướng đến thị trường chung, do vậy, khi so sánh với các phần mềm nhỏ lẻ trong nước thì hơi đắt hơn nhưng so với các phần mềm cùng loại khác trên thế giới thì sự đầu tư này chỉ tốn khoảng 30 đến 40%. Hiện nay, khối tư nhân Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vậy giải pháp Microsoft Dynamics sẽ phù hợp như thế nào với các doanh nghiệp này? Khi doanh nghiệp xem xét đến các giải pháp kinh doanh, có rất nhiều yếu tố mà họ cần phải cân nhắc: chúng ta có thể áp dụng nó được hay không? Liệu nó hỗ trợ cho sự thăng tiến của doanh nghiệp và nhân sự của mình có sử dụng được nó hay không cũng như ai sẽ là người hỗ trợ cho chúng tôi áp dụng giải pháp này? Nhìn vào bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thì giải pháp Microsoft Dynamics được thiết kế đặc biệt hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ này và tính năng dễ sử dụng gần với giao diện Outlook. Đối với một công nghệ hay giải pháp thì nó liên quan đến vấn đề hạ tầng, kỹ thuật. Chúng tôi có các nhân viên với nhiều chuyên môn khác nhau để cùng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ Microsoft. Có thể nói đây là lần đầu tiên, chúng tôi cộng tác với một hệ thống bán lẻ phát triển hàng đầu tại Việt Nam, G7 Mart với 500 cửa hàng tiện lợi và 10.000 cửa hàng thành viên trên cả nước cung cấp các mặt hàng từ thực phẩm đến hoá mỹ phẩm như rượu, thuốc lá, dịch vụ điện thoại... Hiện tại, G7 quyết định việc hợp pháp hoá phần mềm Windows cho trụ sở chính của họ và chọn Microsoft Dynamics là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho các cửa hàng của họ trên toàn quốc và chặng đường liên kết 10.000 cửa hàng cũng như các trung tâm phân phối, kho vận đã được xác định trong 5 năm tới. Kinh tế sốLần đầu tiên Việt Nam giới thiệu máy bay không người lái (UAV) cự ly 1.000 km
1Kinh tế sốQuản lý chặt giao dịch tiền mã hoá, phòng chống rửa tiền, lừa đảo và tội phạm xuyên biên giới
2Kinh tế sốBắc Ninh hỗ trợ tiền tỷ cho giáo sư, tiến sĩ bán dẫn nếu cống hiến trên 10 năm cho tỉnh
3Kinh tế sốNga tham vọng sản xuất máy in quang khắc, tranh giành thị phần với ASML
4Kinh tế sốVietnam post khẩn trương tinh giản bộ máy trung gian
5Từ khóa » G7 Mart Là Gì
-
Vì Sao Chuỗi Cửa Hàng G7 Mart Của Trung Nguyên Chết Yểu?
-
G7 Mart: Hệ Thống Bán Lẻ Khổng Lồ
-
G7 Mart Sẽ Là Hệ Thống Phân Phối Lớn Nhất VN
-
Tìm Hiểu Về Môi Trường Kinh Doanh Của G7-Mart - Tài Liệu Text - 123doc
-
Sự Biến Mất Của Chuỗi Cửa Hàng G7 Mart
-
Thị Trường Bán Lẻ: G7 Mart Chuẩn Bị Lâm Chiến
-
Trung Nguyên Với Dự án G7 Mart - Tiền Phong
-
Phát Triển Mạng Lưới Phân Phối Bán Lẻ G7 Mart Của Trung Nguyên ...
-
Giải Mã Thất Bại Cay đắng Của Chuỗi Cửa Hàng G7 Mart Trung Nguyên
-
Vì Sao G7 Mart đóng Cửa - Hỏi Đáp
-
Câu Chuyện Về Chuyển Nhượng Thương Mại Mô Hình G7 Mart Và ...
-
G7 Mart Chuẩn Bị Lâm Chiến - Hànộimới
-
Đề án Phát Triển Mạng Lưới Phân Phối Bán Lẻ G7 Mart Của Trung ...
-
Bài Học Từ Những Thất Bại Của Thương Hiệu Cà Phê Trung Nguyên