Gà Cùng Một Mẹ, Chớ Hoài đá Nhau - Người Đô Thị
Có thể bạn quan tâm
Ảnh: TL
Cả hai câu đều toát lên một ý: Người sống chung trong một cộng đồng (cùng quê hương, cùng một dân tộc) và nhất là cùng chung nguồn gốc gia đình (là anh em một nhà) thì phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đừng vì lợi ích nhỏ nhoi hay từ sự bất hoà nhất thời mà có những hành vi, cử chỉ làm tổn hại đến thanh danh và lợi ích của nhau.
Về câu ca dao thứ hai “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” đã có một xuất xứ câu chuyện từ xa xưa.
Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (trong Truyện cổ nước Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trong truyện Gà ông Đồ và gà ông Nghè) thì ngày xưa, ở nhà nọ, có nuôi được một con gà mái đẻ. Con mái này đi theo một con gà trống vốn dòng gà chọi, sau sinh ra được hai chú gà trống con.
Vốn giống nhà chọi, hai con gà trống này lớn lên rất hay đánh nhau. Có những trận hai chú chọi nhau chí tử, suýt chết. Thấy không chung sống được, hai chú gà con bèn đến gà cha thưa chuyện. Gà cha bèn nói:
Khôn ngoan chọi với người ngoài Các con cùng mẹ chớ hoài đá nhau...
Nói rồi, ông không cho hai con gà này sống chung. Ông bắt một con sang ở nhà ông Đồ (Ông Đồ: thầy dạy học chữ Nho), còn con kia thì cho sang nhà ông Nghè (Nghè: học vị tiến sĩ thời xưa).
Hai chú gà tiếp tục lớn lên. Nhân một buổi cả nhà ông Đồ và ông Nghè cùng gặp mặt, chúng dạo quanh ba vòng, thử sức và xông vào chọi nhau liên tục trong hai ngày.
Kết cục là gà nhà ông Đồ bị gãy chân, còn gà nhà ông Nghè bị giập cánh. Gãy chân không thể đi đâu được, còn giập cánh thì cũng chịu, chẳng làm nên trò trống gì. Hai chàng gà “phế binh” này chỉ có cách đem làm món thịt quay. Thật đúng là cảnh “nồi da xáo thịt” giữa anh em nhà gà. Ông Đồ và ông Nghè trông cảnh ấy thật phiền lòng, chúng vốn dĩ là anh em ruột thịt mà giờ đây lâm vào cảnh “huynh đệ tương tàn”.
Trong cuộc sống gia đình hay cộng đồng nào đó (gia tộc, làng xã…) bây giờ cũng hay có những chuyện oái oăm như thế. Câu ca dao bắt nguồn từ tích mấy chú gà nhưng nó có vai trò chuyển tải một thông điệp hết sức sâu sắc, đầy tính nhân văn.
Nó nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống, phải có tình anh em bằng hữu, phải biết thương yêu, che chở cho nhau để vượt lên những thử thách trong cuộc sống. Chớ bắt chước những chú gà tội nghiệp. Cùng chung mẹ chung cha mà tự nhiên trở thành kẻ thù của nhau mới buồn chứ.
Đừng theo cảnh mấy chú gà Chọi nhau tan cửa nát nhà như chơi…
PGS-TS Phạm Văn Tình
(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)
Từ khóa » Hình ảnh Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài đá Nhau
-
Ca Dao “Khôn Ngoan đối đáp Người Ngoài/Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài ...
-
Giải Thích Câu Ca Dao: Khôn Ngoan đối đáp Người Ngoài. Gà Cùng ...
-
Khôn Ngoan đối đáp Người Ngoài/ Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài đá Nhau
-
Ký Sự Pháp đình: “Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài đá Nhau...” - Báo Tuổi Trẻ
-
Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài Đá Nhau - Phi Nhung - YouTube
-
Khôn Ngoan Đối Đáp Người Ngoài Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài Đá ...
-
Khôn Ngoan đối đáp Người Ngoài Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài đá Nhau ...
-
Giải Thích ý Nghĩa Câu Ca Dao 'Khôn Ngoan đối đáp Người Ngoài - VOH
-
Tìm Bài Thơ Với Lời " Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài Đá Nhau, Khôn ...
-
Khôn Ngoan đối đáp Người Ngoài, Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài đá Nhau
-
Khôn Ngoan đối đáp Người Ngoài Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài đá Nhau
-
Bài Hát Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài đá Nhau - Phiên Bản Tải Xuống
-
Bài Hát Gà Cùng Một Mẹ Chớ Hoài đá Nhau Tải Xuống - Kon Tum