Ga Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Ga Hà Nội | |
---|---|
Ga hành khách, hàng hóa và xí nghiệp đầu máy - toa xe | |
Ga Hà Nội vào buổi tối | |
Địa chỉ | Số 120, phố Lê Duẩn, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (khu A)Số 1, phố Trần Quý Cáp, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội (khu B)Phố Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (khu C) |
Tọa độ | 21°01′24″B 105°50′25″Đ / 21,02327°B 105,840405°Đ |
Chủ sở hữu | Đường sắt Việt NamĐường sắt đô thị Hà Nội |
Tuyến | Đường sắt Bắc - NamĐường sắt Hà Nội - Lào CaiĐường sắt Hà Nội - Quan TriềuĐường sắt Hà Nội - Đồng ĐăngĐường sắt Hà Nội - Hải Phòng 1 3 |
Đường ray | 5 hoặc nhiều hơn [cần dẫn nguồn] |
Lịch sử | |
Đã mở | 1902 |
Đã đóng | Đang hoạt động |
Tên cũ | Ga Hàng Cỏ |
Vị trí | |
Ga Hà NộiVị trí tại Hà Nội | |
Ga Hà Nội tên cũ là Ga Hàng Cỏ, là một nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam nằm trên các quận Hoàn Kiếm và Đống Đa, Hà Nội. Từ đây, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước. Phía đường Lê Duẩn là khu A chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất đi các tỉnh thành phía Nam. Phía đường Trần Quý Cáp là khu B chuyên phục vụ các chuyến tàu đi các tỉnh thành phía Bắc. Khu C (đang xây dựng) tại đường Trần Hưng Đạo là ga ngầm chuyên phục vụ các chuyến tàu thuộc các tuyến đường sắt đô thị. Ga Hà Nội tọa lạc tại số 120, phố Lê Duẩn, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhìn ra cuối phố Trần Hưng Đạo.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1902, ga Hàng Cỏ được khánh thành và đưa vào khai thác cùng với cầu Long Biên là nhà ga xuất phát của đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn thuở ban đầu, rồi đường sắt Hà Nội - Hải Phòng (1903), đường sắt Hà Nội - Lào Cai (1905) và đến năm 1936 là đường sắt xuyên Việt (1936, nay là đường sắt Bắc Nam). Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ngày đêm các đoàn tàu đưa các đoàn quân Nam tiến từ các địa phương vào Nam chống quân Pháp. Năm 1954, lực lượng Việt Minh tiếp quản nhà ga. Năm 1972, nhà ga đã bị trúng một quả bom lớn của Mỹ. Ngôi nhà đại sảnh nơi treo chiếc đồng hồ lớn của nhà ga bị đánh sập hoàn toàn và từ năm 1972 đến năm 1975 tàu hỏa và các xe tải đều phải chạy vào ban đêm. Sau ngày thống nhất năm 1975, ga Hàng Cỏ được đổi tên thành ga Hà Nội và xây dựng lại nhà đại sảnh theo kiến trúc mới. Cùng với việc xây dựng ga Giáp Bát để vận chuyển hàng hóa, ga Hà Nội trở thành ga vận chuyển hành khách lớn nhất cả nước. Năm 1989, nhà ga được đầu tư, cải tạo, nâng cấp để phục vụ hành khách.
Tương lai
[sửa | sửa mã nguồn]Theo đồ án quy hoạch, ga Hà Nội được xây dựng lại với chức năng là ga trung tâm tàu khách và tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng; là ga trung tâm của tuyến đường sắt đô thị; là trung tâm về giao thông vận tải đa phương thức bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt, thương mại, kinh doanh, văn hoá... của Thủ đô.
Ngoài ra quy hoạch cũng chỉ ra 9 phân khu với các công trình xây dựng cao từ 40 – 70 tầng. Dự kiến, với 98,1ha diện tích lập quy hoạch, dân số khu vực sẽ khoảng 44.000 người (trong đó có tái định cư tại chỗ 100% dân số hiện trạng khoảng 40.300 người).
Các tuyến đường sắt chính
[sửa | sửa mã nguồn]- Đường sắt Bắc Nam
- Đường sắt Hà Nội - Lào Cai
- Đường sắt Hà Nội - Quan Triều
- Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng
- Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Giải thưởng của Nhà nước
[sửa | sửa mã nguồn]- Bằng khen của Chính phủ: 1992, 1997.
- Cờ Thi đua của Chính phủ: 1999, 2003, 2004.
- Huân chương Lao động hạng ba; 2000.
- Huân chương Lao động hạng nhì: 2005.
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 2005.
- Cờ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị Thi đua dẫn đầu về phong trào "Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn vệ sinh lao động": 1993, 2002 - 2005.
Giải thưởng của ngành đường sắt Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]- Đơn vị dẫn đầu Thi đua Ngành Đường sắt: 1995, 2001 - 2005
- Cờ Thi đua xuất sắc nhất của Bộ Giao thông Vận tải: 1998, 2002.
- Bằng khen " Đơn vị Chính quy - Văn hóa - An toàn " của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
- Đảng bộ Đường sắt Việt Nam công nhận: Đảng bộ trong sạch vững mạnh: 2001 - 2005.
Quy mô đường sắt
[sửa | sửa mã nguồn]Ga Hàng Cỏ ban đầu nằm trong diện tích 216.000 m² tức hơn 21 ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m² nhà cửa, còn lại là sân ga, đường sắt.
Ga Hà Nội ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh và hiện là ga đường sắt lớn nhất tại Việt Nam.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]- Mặt trước nhà Ga Hàng Cỏ khoảng năm 1912
- Sân ga Hà Nội vào buổi tối năm 2019
Ga kế cận
[sửa | sửa mã nguồn]Đường sắt đô thị
[sửa | sửa mã nguồn]Ga trước | Đường sắt đô thị Hà Nội | Ga sau | ||
---|---|---|---|---|
Văn MiếuHướng đi Nhổn | T3 Tuyến 3 | Bắt đầu · Kết thúc |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Ga Giáp Bát
- Đường sắt
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Chuyện ít biết về ga Hàng Cỏ
Ga Hà Nội: Di sản trăm năm và tương lai… 'chọc trời'
Ga trước(không có) | Đường sắt Việt NamĐường sắt Bắc Nam | Ga sauGiáp Bát |
Ga trước(không có) | Đường sắt Việt NamĐường sắt Hà Nội - Lào CaiĐường sắt Hà Nội - Quan TriềuĐường sắt Hà Nội - Đồng ĐăngĐường sắt Hà Nội - Hải Phòng | Ga sauLong Biên |
Ga trướcPhùng Hưng | Đường sắt Việt NamTuyến số 1 | Ga sauCông viên Thống Nhất |
Ga Hà Nội | |||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
| |
---|---|
|
| ||
---|---|---|
Di tích lịch sửKiến trúc công cộng | Hoàng thành Thăng Long • Hồ Hoàn Kiếm (Cầu Thê Húc · Đền Ngọc Sơn · Tháp Rùa) • Khu phố cổ Hà Nội • Văn Miếu – Quốc Tử Giám • Thành Cổ Loa • Đường Lâm • Thành cổ Sơn Tây • Gò Đống Đa • Phủ Chủ tịch và khu di tích • Lăng Hồ Chí Minh • Cột cờ Hà Nội • Nhà hát Lớn • Nhà tù Hỏa Lò • Nhà khách Chính phủ • Tháp nước Hàng Đậu | |
Kiến trúc tôn giáo, tâm linh | Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu | |
Hồ, công viên, khu sinh thái | Vườn quốc gia Ba Vì • Công viên Thống Nhất • Công viên Thủ Lệ • Vườn bách thảo • Ao Vua • Hồ Đồng Đò • Hồ Đồng Mô • Thác Đa • Hồ Tây • Công viên Hồ Tây • Khoang Xanh • Hồ Thiền Quang • Hồ Trúc Bạch • Sông Hồng • Công viên Âm Nhạc • Công viên Hòa Bình • Công viên Indira Gandhi • Công viên Lê-nin • Công viên Thiên Đường Bảo Sơn | |
Bảo tàng | Bảo tàng Hà Nội • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam • Bảo tàng Dân tộc học • Bảo tàng Cách mạng Việt Nam • Bảo tàng Hồ Chí Minh • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam • Thư viện Quốc gia Việt Nam • Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá | |
Làng nghề | Gốm Bát Tràng • Lụa Vạn Phúc • Tranh Hàng Trống • Hoa Ngọc Hà • Đúc đồng Ngũ Xã • Rắn Lệ Mật • Rèn Đa Sĩ • Miến Cự Đà | |
Công trình thể thao | Cung thể thao Quần Ngựa • Cung thi đấu điền kinh trong nhà Mỹ Đình • Sân vận động Hàng Đẫy • Sân vận động Hoài Đức • Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình • Trường đua đường phố Hà Nội | |
Công trình thương mại - dịch vụ | Chợ Đồng Xuân • Chợ Hà Đông • Chợ Long Biên • Chợ Nhà Xanh • Keangnam Hanoi Landmark Tower • Lotte Center Hà Nội • Tòa nhà Hàm Cá Mập • Tràng Tiền Plaza • Vincom Bà Triệu | |
Khách sạn | Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole | |
Các công trình khác | Sân bay quốc tế Nội Bài • Ga Hà Nội • Cầu Long Biên • Cầu Chương Dương • Cầu Thăng Long • Cầu Nhật Tân • Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam • Quảng trường Ba Đình • Quảng trường Cách mạng Tháng Tám • Quảng trường Lao động • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục • Bưu điện Hà Nội • Tòa nhà Quốc hội Việt Nam • Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam • Vinhomes Times City | |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |
| ||
---|---|---|
Hà Nội |
| |
TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn) |
| |
Huế |
| |
Địa phương khác |
|
Từ khóa » Ga Tầu Hà Nội
-
Ga Hà Nội - Vé Tàu Hỏa
-
Tổng Công Ty đường Sắt Việt Nam - Bán Vé Tàu Trực Tuyến
-
Ga Hà Nội - Điểm Bán Vé - Vé Tàu
-
Số điện Thoại Hotline Của Ga Hà Nội - Vận Tải Lưu Lê
-
Ga Hà Nội đầu Mối Của Các Tuyến Tàu Hoả
-
Tin Tức Đường Sắt | .vn - Địa Chỉ Ga Hà Nội
-
Ga Hà Nội - Home | Facebook
-
Thông Tin Chi Tiết Về Ga Hà Nội Mới Nhất Năm 2020
-
Ga Hà Nội - Bản đồ - Hanoi Metro
-
Toàn Cảnh Ga Hà Nội - VietnamPlus
-
Vé Tàu Hà Nội đi Sài Gòn TPHCM Giá Rẻ Mỗi Ngày
-
Các Tuyến đường | HARACO
-
Liên Hệ - Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam