Ga Huế - Nơi Giao Nhau Của Hai Chuyến Tàu Lịch Sử

Ga Huế – nơi giao nhau của hai chuyến tàu lịch sử

Ga Huế là một điểm dừng chân trong tuyến đường sắt Bắc – Nam. Đây là một trong những công trình cổ ở Huế, đến nay đã có tuổi đời hơn một thế kỷ. Ga Huế còn là địa điểm du lịch độc đáo cùng những trải nghiệm tuyệt vời. Cùng theo chân Hành trình du lịch tham quan nhà ga cổ này nhé.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm
Ga Huế nằm ở đâu?

Ga Huế là một công trình giao thông kiểu Pháp nằm ở số 2, đường Bùi Thị Xuân, Tp. Huế. Đây là một trong những nhà ga chính trong tuyến đường sắt Bắc – Nam. Nằm trên tuyến giao thông huyết mạch, nhà ga Huế là nơi vận chuyển hành khách và hàng hóa đi khắp cả nước. Hiện nay, đây còn là địa điểm du lịch nổi tiếng cùng những trải nghiệm thú vị thu hút nhiều du khách.

Ga Huế là một trong những công trình giao thông chính của tuyến đường sắt Bắc - Nam _Ảnh sưu tầm

Ga Huế là một trong những công trình giao thông chính của tuyến đường sắt Bắc – Nam _Ảnh sưu tầm

Lịch sử xây dựng ga Huế

Nhìn từ bên ngoài, nhà ga này có kiến trúc vô cùng lạ mắt với màu hồng nổi bật. Đây là công trình do người Pháp bắt đầu xây dựng vào năm 1902. Đến 1908, công trình thế kỷ này hoàn thành và được vua Thành Thái cắt băng khánh thành. Ga Huế là nơi vận chuyển nhộn nhịp bậc nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Ga Huế vào những năm 70 _ Ảnh sưu tầm

Nhà ga tại Huế những năm 70 _ Ảnh sưu tầm

Theo như những tài liệu lịch sử ghi chép lại, ga Huế trước đây có tên là ga Trường Súng. Đúng như tên gọi, vị trí này trước đây là nơi các binh lính nhà Nguyễn tập súng. Cùng với nhà Ga Huế, vua Thành Thái cũng cho xây dựng nhiều công trình khác như: cầu Trường Tiền, trường Quốc Học, nhà thương Huế nay là Bệnh viện Trung Ương Huế,…

Xem thêm: Quốc Học Huế – Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Ga Huế – hoài niệm lại thời khắc lịch sử

Trong thời gian mới xây dựng, ga Huế chỉ hoạt động cục bộ. Năm 1936, tuyến đường sắt Bắc – Nam hoàn thành, đường sắt ở Huế được mở rộng và xây dựng đi qua hầm Hải Vân hiểm trở. Ga Huế được đánh giá là một trong những công trình hiện đại nhất Đông Dương.

Ga Huế được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc _ Ảnh sưu tầm

Ga Huế được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc _ Ảnh sưu tầm

Năm 1975, sau khi chiến tranh kết thúc, Chính phủ cho khôi phục tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội – Sài Gòn. Đúng vào ngày 31/12/1976, hai đoàn tàu chở khách xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn đánh dấu việc nối liền đường sắt Bắc – Nam sau hơn 30 năm gián đoạn. Ga Huế là nơi giao nhau giữa hai đoàn tàu lịch sử, chứng kiến thời khắc “non sông nối liền một dải”. Không chỉ là nơi đưa đón hành khách, nhà ga này chứng kiến bao cuộc hội ngộ, chia ly, mang những “giấc mưu sinh” của biết bao người bản địa và tứ xứ. 

Cây cầu Ga cũ dẫn vào nhà ga Huế _ Ảnh sưu tầm

Cây cầu Ga cũ dẫn vào nhà ga ở Huế _ Ảnh sưu tầm

Điểm dừng chân của nhiều cuộc hành trình lịch sử

Nhà ga Huế còn là địa điểm đặt chân của nhiều nhân vật quan trọng như vua Thành Thái, vua Bảo Đại, nhà yêu nước Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu,… Ngoài ra, nơi đây cũng đón tiếp nhiều vị khách nước ngoài như Quốc vương Campuchia Sihanouk và Hoàng hậu, vua hề Charlie Chaplin,…

Những chuyến tàu lửa đầu tiên _ Ảnh sưu tầm

Những chuyến tàu lửa đầu tiên _ Ảnh sưu tầm

Công trình thế kỷ này như là một nhân chứng sống của một thời biến động lịch sử. Hiện nay, nhà ga được cải tạo và có vai trò quan trọng trong việc giao thương, đi lại và giúp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung.

Nhà ga Huế ngày nay được nâng cấp phục vụ các hoạt động lưu thông _ Ảnh Ga tàu Hỏa

Nhà ga ngày nay được nâng cấp phục vụ các hoạt động lưu thông _ Ảnh Ga tàu Hỏa

Nét kiến trúc độc đáo của ga Huế

Nằm ở vị trí khá thuận lợi, hiện nay ga Huế vẫn còn giữ nguyên vẹn kiểu dáng ban đầu và mang nét cổ kính của công trình nhuốm màu thời gian. Công trình này được được xây dựng theo phong cách kiến trúc dịch vụ đường sắt châu Âu.

Ga Huế với tông màu đỏ đặc trưng _ Ảnh sưu tầm

Tông màu đỏ đặc trưng của nhà ga tại Huế_ Ảnh sưu tầm

Tổng thể các công trình của nhà ga bao gồm: nhà đưa đón khách, ga tiếp nhận hàng hóa, phòng làm việc, cơ xưởng hỏa xa,… Nét độc đáo trong công trình này còn thể hiện ở những cánh cửa, cánh cửa có hình vòm cách điệu cánh cửa toa xe lửa. Ở đây còn có lưu giữ một số chứng tích khác ở thời kỳ Pháp thuộc.

Những bức ảnh với tông màu hoài niệm _Ảnh chudu 24

Những bức ảnh với tông màu hoài niệm _Ảnh chudu 24

Với kiến trúc cổ đậm nét châu Âu, đây cũng là địa điểm được nhiều bạn trẻ đến đây check-in những bức ảnh vô cùng xịn sò. 

Công trình đi vào thơ ca

Khoác trong mình vẻ hoài cổ, những khoảnh khắc nơi kẻ ở, người đi đã in dấu trong lòng nhiều thi sĩ, đặc biệt là Tế HanhNguyễn Bính. Dưới đây là bài thơ đầu tay của nhà thơ Tế Hanh có tên “Những ngày nghỉ học”:

“Những ngày nghỉ học tôi hay tới

Đón chuyến tàu đi đến những ga

Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt

Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, ga Huế vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu. Nét đẹp cổ kính, hiền hòa lại càng thêm kiêu sa giữa chốn người nhộn nhịp.

Thưởng thức “trà ga” – trải nghiệm có một không hai

Về đêm, khu vực nhà ga Huế không chỉ có những tiếng tàu hỏa tu… tu… tu cập bến mà còn là nơi uống trà, được xem là “thú vui” ở sân ga. Xung quanh nhà ga có những quán trà nhỏ phục vụ những hành khách đi khuya. Hiện nay ga Huế còn là địa điểm thu hút người dân địa phương hay khách du lịch đến nhâm nhi uống trà. 

Ánh đèn dầu ấm cúng tại quán trà ở nhà ga vào ban đêm _ Ảnh chudu24

Ánh đèn dầu ấm cúng tại quán trà ở nhà ga vào ban đêm _ Ảnh chudu24

Các quán trà được phục vụ thâu đêm suốt sáng. Đến đây bạn có thể cảm nhận được một vẻ đẹp khác của Thành phố Huế về đêm. Người chuyện trò rôm rả, người trầm tĩnh thưởng thức những chén trà tạo thành một nét văn hóa rất độc đáo. Hương vị của Huế le lói qua ánh đèn dầu, đem đến cho bạn một không khí ấm áp, lãng mạn và rất thú vị.

Nhà ga Huế là một một điểm nhấn đặc biệt trong mảnh đất Cố đô. Từ ga Huế có thể đến các địa điểm nối tiếng khác của Huế như chùa Thiên Mụ, Kinh thành Huế,… Và nếu có dịp hãy thử một lần thâu đêm ở đây để thưởng thức thú vui “trà ga”. Hành trình du lịch tin rằng Nhà ga Huế sẽ là địa điểm hứa hẹn mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.

Mai Vui

Thưởng ngoạn thêm: Chùa Thiên Mụ – Vì sao các cặp đôi ngại đến?

Từ khóa » Ga Tàu Hỏa ở Huế