Gà Ri – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Gà ri là giống gà nội địa đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được nuôi phổ biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và miền Trung[1].
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Gà có màu lông đa dạng. Thân hình nhỏ bé, chân ngắn. Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có màu đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vẩy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi. Gà mái một năm tuổi nặng 1,2 - 1,5kg, 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Sức đẻ năm đầu 100 - 120 trứng, trứng nặng 40 - 45g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng, nghỉ đẻ và đòi ấp. Nuôi con khéo. Gà trống ba tháng đã biết gáy. Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 – 2kg.[1][2]
Thịt gà ri thơm, ngon, có màu trắng, sợi cơ nhỏ, mịn.[cần dẫn nguồn]
Ưu điểm: dễ nuôi, sức đề kháng cao, cần cù chịu khó kiếm ăn, nuôi con khéo.[cần dẫn nguồn]
Các dòng gà ri
[sửa | sửa mã nguồn]Gà ri vàng rơm
[sửa | sửa mã nguồn]Gà ri hoa mơ
[sửa | sửa mã nguồn]Gà ri hoa mơ có mào cờ, màu da vàng, màu lông chủ yếu là màu lông hoa mơ.
Ngoài tên gọi là gà ri, các tỉnh phía Nam còn gọi là gà ta vàng.
Điều kiện chăn nuôi
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài. |
Gà ri thích hợp với nuôi chăn thả, chịu đựng tốt điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng, tuy nhiên độ sinh sản thấp.
Giống lai
[sửa | sửa mã nguồn]Với ưu điểm gà có chất lượng thịt thơm, ngon và chịu đựng tốt với điều kiện nuôi kham khổ, hiện nay, gà ri được sử dụng phổ biến để lai với các giống gà lông màu có năng suất cao hơn như gà Lương Phượng, gà Sasso, gà Kabir, gà Mía... tạo tổ hợp gà ri lai phục vụ sản xuất chăn nuôi gà thương phẩm lấy thịt.
Hiện nay, gà ri lai là một trong những đối tượng vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, được nuôi khá phổ biến ở các tỉnh thành phía Bắc như Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương...
Gà ri lai với các giống gà khác có tên là gà ri Pha. Còn lai với một số gà ngoại có tên là gà Rốt Ri.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Lê Hồng Mận. “Chăn nuôi gà thả vườn năng suất cao, hiệu quả lớn. Trang 5” (PDF). http://thuvien.ued.udn.vn. Nhà xuất bản KHTN và CN. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
- ^ “Một số giống gà ở Việt Nam” (PDF). http://lrc.tnu.edu.vn. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Gà Ri Lưu trữ 2015-04-13 tại Wayback Machine
Gà Ri vàng rơm
Gà ri tự nhiên thuần chủng có hai loại là ri vàng rơm và ri tía mận.Ri tía mận có 2 dòng là mía Sơn Tây và Ri Lạc Thủy
Bài viết Bộ Gà này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Gà Ri Hình Dáng Toàn Thân
-
Nêu Hình Dáng, đặc điểm Nổi Bật, Màu Sắc( Lông, Tích, Mào, Da, Chân ...
-
Nêu đặc điểm Quan Sát Của Gà Ri, Lơ Go,đông Cảo, Hồ Về Lông, Mào ...
-
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ RI
-
Hình Dáng Toàn Thân Của Gà Ri
-
Cách Nhận Biết Gà Ri Chuẩn Cho Các Mẹ Khi đi Chợ
-
Gà Ri Nặng Bao Nhiêu Kg? Cách Nhận Biết Như Thế Nào?
-
QUAN SÁT,NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH GIỐNG VẬT NUÔI - 123doc
-
Nêu đặc điểm Quan Sát Của Gà Ri, Lơ Go,đông Cảo, Hồ Về Lông ...
-
Hình Dáng Toàn Thân Của Giống Gà Lơ Go Thuộc Loại Thể Hình Nào?
-
Nêu Hình Dạng Toàn Thân, Màu Sắc Lông Da, đầu Gà, Chân ( To, Nhỏ ...
-
Cách Nhận Biết Gà Ri Chuẩn Cho Các Mẹ Khi đi Chợ
-
Đặc điểm Giống Gà Hồ