Gà Ri
MỤC LỤC
Gà ri là một trong những thực phẩm rất phổ biến của nước ta. Tại miền Bắc và miền Trung, gà ri được nuôi nhiều hơn so với các vùng khác. Gà ri được nuôi để lấy trứng hoặc lấy thịt.
Tên gọi
- Miền Bắc: gà ri
- Miền Nam: gà ta vàng
Đặc điểm của gà ri
- Gà ri có màu lông rất phong phú. Gà mái thường có màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt và có đốm đen ở cổ, đuôi và cánh.
- Đối với gà trống thì có màu đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có lông đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất
- Da gà ri màu vàng hoặc trắng, da chân vàng
- Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống
- Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc
- Chân có hai hàng vẩy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi
- Cân nặng đối với gà mái lúc 4 tháng tuổi đạt trung bình 1,7kg, và cân nặng khi được một năm đối với gà trống nặng 1,8-2,5kg, gà mái nặng 1,3-1,8kg
Sinh sản
- Khoảng được 4-4,5 tháng tuổi là thời điểm gà ri bắt đầu đẻ
- Gà mái đẻ với sản lượng 120-150 quả trứng/năm
- Nếu gà mái được chăm sóc tốt và có chế độ cai ấp thì có con có thể đẻ 164-182 quả/năm
- Khối lượng trứng: 40-45g, tỷ lệ trứng phôi đạt 89-90%
- Tỷ lệ nở trứng ấp: 94%
- Tỷ lệ nuôi con đến 2 tuần tuổi là 98%
Phân bố
- Thịt gà Ri rất thơm ngon nên được người tiêu dùng rất ưa thích. Vì vậy, số lượng các hộ gia đình chăn nuôi gà ri ngày càng tăng. Gà ri chủ yếu được nuôi phổ biến ở các tỉnh phiá Bắc như Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương…vì đem lại giá trị kinh tế rất cao.
Cách nuôi gà ri cho hiệu quả kinh tế cao
- Nuôi truyền thống: gà ri được nuôi chăn thả ở vườn, tuy nhiên nếu nuôi theo hình thức này thì sẽ đem lại giá trị kinh tế thấp và gà rất dễ mắc dịch bệnh, khó kiểm soát
- Nuôi chuồng nhốt: Hiện nay, gà ri được nuôi chuồng nhốt được chăm sóc tốt hơn nên thịt thơm ngon và dai hơn nên được thị trường rất ưa chuộng. Bên cạnh đó, nuôi gà ri trong chuồng nhốt đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống.
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách nuôi gà ri đem lại hiệu quả kinh tế cao bằng hình thức nuôi chuồng nhốt:
Cách làm chuồng nuôi
- Chuồng nuôi gà ri phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ và có hệ thống điều hòa giúp gà không bị nóng khi bị nhốt kín, nhất là vào màu hè nhiệt độ cực cao.
- Mùa mưa cần che chắn cần thận
- Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh các nấm bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà
Cách chọn giống gà ri
- Chọn gà con có lông vàng mượt, nhanh nhẹn, mắt sáng.
- Chân gà ri con mập, không bị hở bụng và đều nhau.
- Không nên nhốt quá nhiều gà lúc mới nuôi vì chúng kêu rất nhiều dẫn đến ăn kém hơn so với nhốt ít con.
- Để trành gà mổ nhau tranh dành thức ăn thì người nuôi cần dàn đều thức ăn ra, và không nên để chung.
- Có thể bấm mỏ gà để tránh chúng mổ lẫn nhau nhưng sau khi bấm phải bôi sát trùng để tránh mỏ bị nhiễm trùng.
- Khi gà mới nuôi đến lúc có lông đuôi không nên nuôi thả vì lúc này gà còn yêu nếu thả thì tỷ lệ sống thấp. chờ gà cúng cáp, có lông đuôi, lông cánh thì mới thả ra ngoài.
Cách cho gà ri ăn uống
- Gà mới nở thường chưa ăn được nên chỉ cho uống nước.
- Sau 3 ngày nuôi có thể cho ăn các thức ăn dạng nghiền đễ gà dễ nuốt như cám ngô, cám gạo, tấm
- Sau khi được 4 ngày nuôi, gà có thể ăn thức ăn hỗn hợp loại nhỏ
- Sau khi nuôi được 4 tuần tuổi, bà con có thể thả gà ri ra ngoài tự nhiên cho chúng thoải mái và bổ sung các thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên khi mới thả thì cần thả từ từ khoảng 3-4 giờ, sau đó mới tăng dần thời gian để gà thích nghi với môi trường bên ngoài.
- Có thể thả gà ra ngoài cả ngày khi đã được 5 tuần tuổi. Bà con nên bổ sung các máng ăn đặt dưới bóng râm để bổ sung thêm thức ăn cho gà theo lượng40% ngô xay, 34% thóc, 25% bột cá và 1% Premix vitamin hoặc cho gà ăn thức ăn tổng họp bổ sung thêm 20-30% ngô và thóc.
- Đến khoảng 2 tháng tuổi thức ăn của gà là 42,5% ngô, 20% tấm, 18% khô lạc, 7% bột cá, 5% cám, 4% rau xanh, 2% khoáng, 1% Premix vitamin và 0,5% muối Lúc này không nên cho gà ăn thức ăn tổng hợp nữa vì sẽ mất vị dai ngon của gà ri, chân và da bớt vàng và thị trường sẽ không ưa chuộng.
Cách chiếu sáng cho gà ri
- Chiếu sáng 24/24 và sưởi ấm cho gà khi gà mới bắt về nuôi, tuy nhiên cũng cần điều chỉnh nhiệt độ để tránh gà bị lạnh hoặc nóng.
- Khi đã thả gà ra vườn cũng cần đảm bảo độ sáng và nhiệt độ phù hợp để tránh gà bị nhiễm lạnh.
- Chiếu sáng ban đêm giúp gà ăn thêm và tăng trọng lượng hơn.
Tham khảo thêm bài viết
Ứng dụng công nghệ vi sinh khử mùi hôi chuồng trại hiệu quả
Từ khóa » Gà Ri đặc điểm Ngoại Hình Dễ Nhận Biết
-
Gà Ri – Wikipedia Tiếng Việt
-
ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ RI
-
QUAN SÁT,NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH GIỐNG VẬT NUÔI - 123doc
-
Cách Nhận Biết Gà Ri Chuẩn Cho Các Mẹ Khi đi Chợ
-
Gà Ri Thuần Chủng, đặc điểm Ngoại Hình Của Gà Ri - SV388 LIVE
-
Đặc điểm Gà Ri - Trại Giống Thu Hà
-
Đặc điểm Ngoại Hình Của Gà Ri - Cokiemtruyenky
-
Giống Gà Ri, Đặc Điểm Của Gà Ri Và Cách Nhận Biết ... - Diego-rivera
-
Gà Ri: Nguồn Gốc, Đặc điểm, Kỹ Thuật Nuôi & Cách Chọn Giống
-
Nêu đặc điểm Về Ngoại Hình để Nhận Biết Một Số Giống Gà, Lợn
-
Giống Gà Hướng Sản Xuất Đặc điểm Ngoại Hình Màu Lông ... - Hoc24
-
Nhận Biết Và Chọn Một Số Giống Gà Quan Sát Ngoại Hình Và đo Kích ...
-
Cách Nhận Biết Gà Ri Chuẩn Cho Các Mẹ Khi đi Chợ