Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn 10°46′52″B106°40′38″Đ / 10,7812128°B 106,6771981°Đ / 10.7812128; 106.6771981 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bài này viết về nhà ga với tên gọi cũ là Ga Hòa Hưng. Đối với nhà ga cùng tên cho tàu điện ngầm, xem Ga Hòa Hưng (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh). Đối với các định nghĩa khác, xem Sài Gòn (định hướng).
Ga Sài Gòn
Ga hành khách, ga hàng hóa và xí nghiệp đầu máy - toa xe
Địa chỉ
Số 1 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Ga Sài Gòn (còn được biết đến với tên gọi cũ là Ga Hòa Hưng) là 1 nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 1 km. Ga Sài Gòn là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, là điểm cuối của đường sắt Việt Nam. Đây là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam do là ga đầu mối của khu vực Nam Bộ đi các tỉnh Trung Bộ và Bắc Bộ. Ga Sài Gòn ngày nay khác với ga Sài Gòn thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa.
Hàng năm, vào trước dịp Tết Nguyên Đán, ga Sài Gòn vẫn là nơi mà hành khách thường mất nhiều thời gian xếp hàng mua vé. Từ đầu năm 2007, ga đã áp dụng hình thức bán vé qua mạng, đã giúp giảm bớt phiền hà cho hành khách.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]
Ga Sài Gòn gốc do Pháp xây dựng tại khu vực đường Hàm Nghi nay là Trạm trung chuyển Hàm Nghi gần chợ Bến Thành, được khánh thành năm 1885. [1] Từ đây tỏa đi các hướng có tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, đường sắt Sài Gòn - Nha Trang. Năm 1911 thì người Pháp cho dời ga Sài Gòn ở vị trí ngày nay là công viên 23 tháng 9 và bến xe buýt Sài Gòn và hoàn thành vào tháng 9 năm 1915. [1] Năm 1978, thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn dời về ga Bình Triệu, đồng thời nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ thành ga hành khách Sài Gòn ngày nay, chặn cụt ga Hòa Hưng và lấp đoạn đường sắt đi ga cũ thành đường Nguyễn Thượng Hiền ngày nay. Tháng 11-1983, ga Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, khai thác.
Ga Sài Gòn đầu tiên tại đầu đường Hàm Nghi ngày nay trên bản đồ năm 1898
Ga Sài Gòn trên bản đồ năm 1920, tại vị trí công viên 23 tháng 9 ngày nay
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]
Ga Sài Gòn vào đầu thế kỷ 20, tại vị trí công viên 23 tháng 9 ngày nay
Hành khách lên tàu hỏa
Tàu hỏa vào ga
Đầu máy xe lửa tại cổng ga
Ga Sài Gòn 1881
Công ty Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn
Ga kế cận
[sửa | sửa mã nguồn]
Ga trước
Đường sắt Việt Nam
Ga sau
Gò VấpHướng đi Hà Nội
Đường sắt Bắc Nam
Bắt đầu · Kết thúc
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]
^ ab“The Changing Faces of Sai Gon Railway Station, 1885-1983”. Historic Vietnam. 19 tháng 12 năm 2012.
7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái
x
t
s
Nhà ga chính ở ASEAN thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hua Lamphong
Jakarta Kota
Gambir
Kuala Lumpur
Kuala Lumpur Sentral
Phnôm Pênh
Hà Nội
Sài Gòn
Tanjong Pagar
Thanaleng
Tutuban
Woodlands
Yangon
Bài viết về những kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
x
t
s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ga_Sài_Gòn&oldid=71639366” Thể loại:
Nhà ga đường sắt Bắc Nam
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Sơ khai kiến trúc Việt Nam
Nhà ga tại Thành phố Hồ Chí Minh
Công trình xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 3
Thể loại ẩn:
Tọa độ trên Wikidata
Hộp thông tin khung bản đồ không có ID quan hệ OSM trên Wikidata