Ga Tàu Cao Tốc Bạch Đằng - Bến Tàu Khách Bạch Đằng

Ga tàu cao tốc Bạch Đằng tọa lạc tại số 10B Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé , Quận 1, TP Hồ Chí Minh, nằm đối diện với các khách sạn Liberty Central, Riverside Hotel….

Ga tàu cao tốc Bạch Đằng – Bach Dang speed ferry terminal có một vị thế khá đẹp tại khu vực trung tâm thành phố, rất thuận lợi cho hành khách đến đặt vé, đi tàu cao tốc về Cần Giờ và Vũng Tàu.

Hiện nay, quanh bến Bạch Đằng đang phát triển rất nhiều các dịch vụ đường thủy như nhà hàng, tàu du lịch trên sông, tạo nên một khu tổ hợp hiện đại và mở ra một “bộ mặt mới” của Sài Gòn.

Bến tàu Bạch Đằng
Toggle
  • Bến cảng và công viên Bạch Đằng
    • Ga tàu cao tốc Bạch Đằng
    • Công viên bến Bạch Đằng
  • Quy hoạch Bến Bạch Đằng – Công viên Bạch Đằng

Bến cảng và công viên Bạch Đằng

Ga tàu cao tốc Bạch Đằng

Khu bến cảng kết hợp với các dịch vụ nhà hàng nổi, du lịch đường sông cùng với nhiều dịch vụ tiện ích công cộng khác đã trở thành một điểm đến vui chơi giải trí, tham quan cho khách du lịch cũng như người dân nơi đây.

Bến phà Thủ Thiêm trước kia nay đã tràn ngập sắc vàng chủ đạo của những tuyến xe bus trên sông hiện đại nhất tại Việt Nam.

Tại cầu bến số 2 (ga tàu cao tốc Bạch Đằng), Công ty TNHH Công nghệ Xanh DP quản lý, khai thác tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy từ bến Bạch Đằng đi Cần Giờ, Vũng Tàu và khai thác các tàu nhà hàng, tàu du lịch, ca nô chở khách du lịch.

Ga tàu cao tốc Bạch Đằng

Tại cầu bến số 4 (bến Nguyễn Kiệu), Công ty TNHH Thương mại Hào Huy neo đậu tàu nhà hàng Elisa khai thác du lịch, ẩm thực từ 16 giờ ngày thứ sáu đến 5 giờ sáng ngày thứ hai hàng tuần và vào các dịp lễ, tết năm 2020.

Nhà hàng Elisa tại bến Bạch Đằng

Các phương tiện giao thông đường bộ sử dụng các đường ra vào kết nối từ đường Tôn Đức Thắng vào bến ga tàu thủy Bạch Đằng (cầu bến số 1) và ga tàu cao tốc Bạch Đằng (cầu bến số 2) để dừng, đỗ, đón trả hành khách, không mở thêm các vị trí kết nối giao thông tại khu vực bến Bạch Đằng.

Công viên bến Bạch Đằng

Kế bên bến Bạch Đằng là công viên Bạch Đằng có diện tích là 23.400 m2, với tổng chiều dài là 1325m, chạy dọc ven sông Sài Gòn. Công viên này trước đây là bãi giữ xe và một phần của bến phà Thủ Thiêm, nối giữa quận 1 và quận 2.

Công viên bến Bạch Đằng nằm trong dải quy hoạch bờ tây sông Sài Gòn kéo dài từ cầu Sài Gòn qua Tân Cảng – Ba Son – bến Bạch Đằng – cột cờ Thủ Ngữ – cảng quận 4 đến chân cầu Tân Thuận. Đây là dải công viên cảnh quan đối ứng với khu đô thị mới Thủ Thiêm ở bờ đông sông Sài Gòn.

Bến tàu cao tốc Bạch Đằng, TP Hồ Chí Minh

Quy hoạch Bến Bạch Đằng – Công viên Bạch Đằng

Theo quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP.HCM 930ha, khu vực công viên cảng Bạch Đằng là một trong những khu vực đặc biệt. Theo đó, đường Tôn Đức Thắng đi qua đoạn này sẽ được ngầm hóa và có hai làn xe mỗi hướng.

Bãi đậu xe ngầm Tôn Đức Thắng cách Công trường Mê Linh khoảng 100m về phía Nam của đường Ngô Văn Năm. Toàn bộ mặt đường Tôn Đức Thắng hiện tại sẽ là công viên, đường đi bộ. Ở giữa Công trường Mê Linh sẽ có một vườn trũng bố trí các cửa hàng bán lẻ, quán cà phê, nhà hàng xung quanh.

Ở tầng trệt của quảng trường có hơn 50% diện tích cây xanh che phủ, xây đài phun nước. Giữa Công trường Mê Linh và sông Sài Gòn có 3 trạm xe buýt, trạm LRT và trạm taxi thủy.

Theo kết quả nghiên cứu thiết kế dự án “Công viên cảng Bạch Đằng” của Tổng công ty du lịch Sài Gòn (đã được Chủ tịch UBND TP.HCM chấp thuận vào giữa năm 2017) sẽ có 2 cây cầu đi bộ được xây để nối quận 1 với quận 2 nên chủ đầu tư được yêu cầu nghiên cứu, đề xuất thiết kế đảm bảo thuận lợi cho người đi bộ từ hướng quận 1 sang quận 2; trụ cầu bên phía quận 1 không lấn sâu vào bên trong mặt đường Tôn Đức Thắng.

Bến Bạch Đằng, Sài Gòn

Ngoài ra, thành phố cũng yêu cầu chủ đầu tư nghiên cứu kỹ nút giao thông tại giao lộ Hàm Nghi – Nguyễn Huệ – Tôn Đức Thắng, đường dẫn cầu Khánh Hội và đường dẫn cầu Thủ Thiêm; nghiên cứu kết nối khu vực để xe, khu trung tâm thương mại ngầm với khu vực nhà ga metro theo đường Hàm Nghi.

Đặc biệt, khu vực này cần nghiên cứu cập nhật vị trí bến taxi thủy tại khu vực Vườn kiểng, tổ chức thiết kế bến trung tâm làm đầu mối giao thông các tuyến taxi thủy và các tuyến giao thông công cộng khác để đảm bảo mỹ quan kiến trúc công viên cảng Bạch Đằng.

Trước đó, UBND TP.HCM đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề xuất phân khu chức năng của phố đi bộ Nguyễn Huệ; bố trí đài phun nước, hệ thống chiếu sáng cũng như đề xuất điều chỉnh và bố trí hợp lý các khu vực vệ sinh, thùng rác, ghế ngồi, quầy bán nước tự động, khu vực ẩm thực đường phố, bãi giữ xe… phục vụ khách tham quan khi thành phố tổ chức sự kiện lớn tập trung đông người.

Đồng thời đề xuất kết nối không gian tổng thể của phố đi bộ Nguyễn Huệ với khu vực công viên trước Nhà hát TP.HCM và trục đường Lê Lợi, kết nối không gian các trục đường Nguyễn Huệ – Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi.

Công viên bến Bạch Đằng nằm trong dải quy hoạch bờ Tây sông Sài Gòn kéo dài từ cầu Sài Gòn qua Tân Cảng-Ba Son-bến Bạch Đằng-cột cờ Thủ Ngữ-cảng quận 4 đến chân cầu Tân Thuận. Đây là dải công viên cảnh quan đối diện với Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở bờ Đông sông Sài Gòn.

4.7/5 - (10 bình chọn)

Từ khóa » Giá Vé Tàu Cao Tốc Bạch đằng